Hiệu ứng nhà kính

Một phần của tài liệu Xác định hệ số phát thải cho hệ thống điện việt nam năm 2008 (Trang 41 - 42)

CHƯƠNG 2: PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH TRONG NGÀNH ĐIỆN VÀ CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH

2.2.1. Hiệu ứng nhà kính

Hiệu ứng nhà kính vốn là một hiện tượng tự nhiên có tác dụng dung trì nhiệt

độ trái đất. Trong khí quyển có chứa các khí có khả năng giữ lại các tia bức xạ nhiệt sóng dài như CO2, hơi nước, NOx, O3, CH4… được gọi là KNK. Nhiệt độ trung bình của bề mặt trái đất được quyết định bởi sự cân bằng năng lượng bức xạ mặt trời chiếu xuống trái đất và năng lượng bức xạ nhiệt của mặt đất vào vũ trụ. Bức xạ nhiệt của mặt trời là bức xạ sóng ngắn dễ dàng xuyên qua tầng ôzôn và lớp khí KNK trong khí quyển chiếu xuống trái đất. Ngược lại, bức xạ nhiệt vào vũ trụ là bức xạ

sóng dài không có khả năng xuyên qua lớp KNK dày và bị hấp phụ bởi KNK và hơi nước trong khí quyển. Lượng nhiệt này bị giữ lại làm cho nhiệt độ bao quanh trái

đất tăng lên. Lớp KNKcó tác dụng như một lớp kính giữ nhiệt của trái đất ở quy mô toàn cầu. Tuy nhên, khi lượng KNK sinh ra trên toàn cầu càng lớn thì lớp kính giữ

nhiệt càng dày, nhiệt độ trái đất càng tăng, ảnh hưởng tới cân bằng nhiệt lượng trên trái đất. Hiện tượng đó gọi là hiện tượng hiệu ứng nhà kính.

Ngoài ra, hoạt động của con người đã làm sản sinh thêm những chất khí mới vào thành phần các khí gây hiệu ứng nhà kính như fluorua lưu huỳnh (SF6), các họ

hàng nhà khí hydrofloruacacbon (CFCs) và hydrocarbon perflorua (PFCs).

Người ta đã xác định được tiềm năng làm ấm của các KNK khi lấy CO2 làm chuẩn trong các khoảng thời gian khác nhau, thể hiện mức độ gây hiệu ứng nhà kính của các loại khí khác nhau.

Bảng 2.6: Tiềm năng ấm toàn cầu của một số khí nhà kính GWP trong khoảng thời gian Hợp chất Công thức hóa học 20 năm 100 năm 500 năm Cacbon dioxit CO2 1 1 1 Methan CH4 72 25 7,6 Đi Nitơ oxit N2O 289 298 153 HFC-23 CHF3 1.200 14.800 12.200 HFC-32 CH2F2 2.330 675 205 HFC-125 CHF2CF3 6.350 3.500 1.100 PFC-14 CF4 5.210 7.390 11.200 PFC-116 C2F6 8.630 12.200 18.200 Sulfua hexaflouride SF6 16.300 22.800 32.600 CFC-11 CCl3F 6.730 4.750 1.620 CFC-12 CCl2F2 11.000 10.900 5.200 CFC-13 CClF3 10.800 14.400 16.400

Nguồn: IPCC fourth assessment report 2007 [23]

Một phần của tài liệu Xác định hệ số phát thải cho hệ thống điện việt nam năm 2008 (Trang 41 - 42)