TÍNH TOÁN GIẢM PHÁT THẢI CỦA CÁC DỰ ÁN SẢN XUẤT ĐIỆN 1 Thu khí bãi rác phát điện

Một phần của tài liệu Xác định hệ số phát thải cho hệ thống điện việt nam năm 2008 (Trang 88 - 92)

- Xác định EFEL,m,y theo một trong các cách sau:

CHƯƠNG 5: ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG CDM TRONG NGÀNH ĐIỆN VIỆT NAM

5.3. TÍNH TOÁN GIẢM PHÁT THẢI CỦA CÁC DỰ ÁN SẢN XUẤT ĐIỆN 1 Thu khí bãi rác phát điện

5.3.1. Thu khí bãi rác phát điện

Theo kết quả tổng điều tra Dân số và nhà ở năm 2009, tính đến ngày 1/4/2009 dân số của Việt Nam là 85.789.573 người, phân bổ chủ yếu ở vùng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. Cùng với việc gia tăng dân số và quá trình đô thị hóa là sự phát sinh rác thải nhanh chóng. Do đó, Việt Nam có tiềm năng rất lớn trong phát triển các dự án thu hồi khí sinh học từ rác thải phát điện đặc biệt là ở các đô thị.

Hai đô thị lớn nhất nước là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có tiềm năng nhất trong việc thực hiện các dự án thu hồi khí phát điện vì có dân số đông, tỷ lệ

dân cưđô thị lớn và tỷ lệ thu gom rác cao. Hiện nay, nước ta đã tiến hành một số dự

án CDM về thu hồi khí bãi rác phát điện như: Dự án thu hồi khí bãi chôn lấp hợp vệ

sinh Đông Thạnh, Phước Hiệp 1 và dự án thu hồi và sử dụng khí thải tại bãi rác Tây Mỗ, Nam Sơn – Hà Nội.

Sơđồ quá trình thu hồi và sử dụng khí cho sản xuất điện:

Hình 5.1: Sơđồ quá trình thu hồi khí bãi rác phát điện

Chất thải rắn Thu gom, vận chuyển Bãi rác Phát sinh khí Thu hồi khí Lưới điện Điện tự dùng Sản xuất điện

Trong luận văn tiềm năng thu hồi khí bãi rác phát điện sẽđược đánh giá qua 3 dự án là: dự án thu hồi khí bãi chôn lấp hợp vệ sinh Phước Hiệp 1; dự án thu hồi khí bãi chôn lấp hợp vệ sinh Đông Thạnh – Thành phố Hồ Chí Minh và dự án thu hồi và sử dụng khí bãi chôn lấp Nam Sơn, Tây Mỗ – Hà Nội. Khí bãi rác sau khi thu hồi sẽđược sử dụng cho phát điện nên làm giảm phát sinh KNK.

ƒ Bãi rác Phước Hiệp 1 thuộc khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Thành phố

Hồ Chí Minh với tổng diện tích là 195.297m2, tiếp nhận rác thải từ năm 2003 đến tháng 3 năm 2007. Tổng lượng chất thải đã tiếp nhận là 1.940.894 tấn.

ƒ Bãi rác Đông Thạnh: hoạt động từ năm 1996 – 2002, tổng diện tích bãi rác là 166.662 m2 và đã tiếp nhận 3.191.724 tấn chất thải.

ƒ Bãi rác Tây Mỗ: là bãi rác nhỏ khai khác từ năm 1997 – 1999 trên diện tích là 5,5 ha. Tổng lượng chất thải bãi rác đã tiếp nhận là 821.000 tấn.

ƒ Bãi rác Nam Sơn: có diện tích 85 ha, hàng ngày tiếp nhận khoảng 3000 tấn chất thải (năm 2009) và hiện vẫn đang trong quá trình sử dụng. Diện tích dự án bãi rác Nam Sơn là 40 ha.

Bảng 5.6: Sản lượng điện và lượng giảm phát thải của các dự án thu khí bãi rác phát điện Bãi rác Công suất lắp đặt (MW) Sản lượng điện (MWh) Giảm phát thải (tCO2tđ/7 năm) Nam Sơn - - 2.578.829 Tây Mỗ 2,380 13.787 37.041 Đông Thạnh 4,252 180.870 1.033.328 Phước Hiệp 1 3,189 140.824 926.454 Nguồn: UNFCCC [39, 40, 44]

Như vậy, qua 3 dự án có thể thấy thu khí bãi rác có tiềm năng lớn trong việc thực hiện các dự án CDM. Tổng lượng giảm phát thải của 3 dự án là 4.575.652 tấn CO2tđ trong 7 năm. Đồng thời, các dự án này còn góp phần đảm bảo an ninh năng

lượng của quốc gia. Các bãi rác quy mô lớn, nhỏ đều có thể áp dụng mô hình khai thác khí bãi rác này. Việc thu hồi khí bãi rác không chỉ đem lại lợi ích kinh tế, xã hội mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của cộng đồng.

5.3.2. Năng lượng mới và tái tạo

Thông thường điện được sản xuất từ hệ thống hỗn hợp gồm các nhà máy nhiệt điện, thủy điện, diesel và các dạng năng lượng khác… nên điện lưới có một hệ

số phát thải KNK nhất định. Nhưng sản xuất điện từ thủy điện nhỏ hay năng lượng gió, mặt trời, địa nhiệt thuần túy thì không phát sinh KNK. Vì vậy hệ số phát thải KNK của các nhà máy này bằng 0, tức là việc xây dựng dự án sản xuất điện từ năng lượng mới và tái tạo sẽ giảm phát thải một lượng KNK nào đó.

Tiềm năng giảm phát thải của các dự án CDM ngành điện Việt Nam rất lớn.

Đến ngày 20/8/2010, có 28 dự án được EB cho đăng ký là dự án CDM, trong đó 15 dự án thủy điện nhỏ với tổng tiềm năng giảm phát thải là 1.687.299 tấn CO2/7 năm, 1 dự án điện gió với tổng tiềm năng giảm phát thải là 405.921 tấn CO2/7 năm và 1 dự án nhà máy điện trấu với tổng lượng giảm phát thải 276.545 tấn CO2/7 năm. Hiện tại, có 135 PDD được DNA Việt Nam phê duyệt, trong đó 96 dự án thủy điện, 2 dự án điện gió, 6 dự án điện sinh khối và 5 dự án thu hồi khí phát điện.

Bảng 5.7: Lượng giảm phát thải của các dự án năng lượng mới và tái tạo đã

được DNA phê duyệt

Dự án Lượng giảm phát thải (*) (tCO2) Thủy điện (thủy điện lớn và nhỏ) 51056382,030 Điện gió 421959,000 Điện sinh khối 1410432,000 Thu hồi khí bãi rác phát điện 7018468,000 Tổng 59907241,030

Nguồn: DNA Việt Nam, 2010 [5]

Chú thích: (*) – Lượng giảm phát thải của dự án trong thời kỳ tín dụng 7 năm hoặc 10 năm.

Căn cứ vào số liệu đánh giá và phương án lắp đặt các NM điện từ nguồn năng lượng mới và tái tạo theo Quy hoạch điện VI và hệ số phát thải hệ thống điện Việt Nam đã được tính toán dự báo trong mục 4.2 chương 4 để tính toán lượng giảm phát thải của các dự án sản xuất điện từ nguồn năng lượng mới và tái tạo. Trong đó, tính toán giảm phát thải của thủy điện nhỏ, điện sinh khối và địa nhiệt sử

dụng hệ số phát thải hệ thống điện trong cột 4, bảng 4.7 và tính giảm phát thải của các dự án điện mặt trời và điện gió sử dụng cột 5, bảng 4.7. Kết quả tính toán giảm phát thải thể hiện trong bảng 5.8.

Bảng 5.8: Tính toán giảm phát thải của các nguồn năng lượng mới và tái tạo giai đoạn 2010 – 2025 Thông số Đơn vị 2010 – 2015 2016 - 2020 2020 - 2025 Năng lượng mặt trời Công suất lắp đặt MW 0,996 0,6 0 Giảm phát thải tCO2 2.238,64 1.504,69 0 Năng lượng gió Công suất lắp đặt MW 208 267 72 Giảm phát thải tCO2 600.502,40 998.004,88 274.668,77 Địa nhiệt Công suất lắp đặt MW 51 163,1 45 Giảm phát thải tCO2 205.048,08 758.871,68 206.604,00 Thủy điện nhỏ Công suất lắp đặt MW 793 696 565 Giảm phát thải tCO2 2.876.181,80 3.238.348,80 2.594.028,00 Sinh khối Công suất lắp đặt MW 158 84,5 62 Giảm phát thải tCO2 509.214,82 329.772.16 238.759,57 Tổng tCO2 4.193.185.53 5.326.502.21 3.314.060.34

Tổng lượng giảm phát thải của tất cả các dự án năng lượng mới và tái tạo giai đoạn 2010 – 2025 là 12.833.748,08 tấn CO2. Nếu tiến hành các dự án CDM với thời gian tín dụng là 10 năm thì tổng lượng giảm phát thải của tất cả các dự án giai

đoạn 2010 – 2025 là 129,34 triệu tấn CO2. Trong đó, thủy điện nhỏ có tiềm năng giảm phát thải lớn nhất với lượng giảm phát thải 8,71 tấn CO2, chiếm trên 67,86% tổng lượng giảm phát thải của năng lượng mới và tái tạo; tiếp đến là năng lượng gió, sinh khối và cuối cùng là địa nhiệt và năng lượng mặt trời. Có thể thấy năng lượng mới và tái tạo có tiềm năng rất lớn trong giảm phát thải từ các hoạt động sản xuất

điện. Đồng thời, nó đem đến lợi ích rất lớn về kinh tế từ các CERs.

Một phần của tài liệu Xác định hệ số phát thải cho hệ thống điện việt nam năm 2008 (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)