Các loại KNK sinh ra do hoạt động công nghiệp, giao thông, phá rừng… là nguyên nhân gây lên các hiện tượng: ấm lên toàn cầu, nước biển dâng, các hiện tượng thời tiết dị thường và thiên tai, mất đa dạng sinh học, ảnh hưởng đến sức khỏe và gây thiệt hại đến kinh tế.
Nhiệt độ trung bình của trái đất tăng ít nhất 10F trong thế kỷ 20. Theo dự báo của Cơ quan liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) thì nếu con người không có những biện pháp giảm phát thải KNK thì nhiệt độ bề mặt trái đất sẽ tăng từ 1,6 – 6,30F vào năm 2100.
Nguồn: IPCC fourth assessment report 2007 [23]
Hình 2.4: Thay đổi nhiệt độ, mực nước biển và tuyết bao phủ trên trái đất từ
1961 - 1990
Nhiệt độ trái đất tăng làm các sông băng, biển băng hay lục địa băng trên trái
đất tan chảy và làm tăng lượng nước đổ vào các biển và đại dương. Theo dự báo của IPCC, đến cuối thế kỷ 21 mực nước biển có thể tăng 28 – 43 cm. Nước biển sẽ làm chìm nhiều vùng đất thấp ven biển, tác động rất lớn đến đời sống dân cư vùng bịảnh hưởng, đặc biệt là các nước đang phát triển. Theo dự báo của Ngân hàng thế giới, các nước sau sẽ bịảnh hưởng nặng nề với các kịch bản nước biển dâng 1 m và 5 m:
Nước biển dâng 1m: Một số quốc đảo, Việt Nam, Ai Cập, Tunisia, Indonesia, Mauritania, Trung Quốc, Mexico, Myanma, Bănglađét, Libia.
Nước biển dâng 5m: Một số quốc đảo, Hà Lan, Nhật Bản, Bănglađét, Philippin, Ai Cập, Braxin, Venezuala, Selegan, Figi, Việt Nam, Đan Mạch. Biến đổi khí hậu làm thay đổi hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hoá khác dẫn đến
Nhiệtđộtrung bình bềmặt tráiđất
Mực nước biển trung bình toàn cầu
hạn hán, lũ lụt, cháy rừng và thiên tai xảy ra trên phạm vị rộng hơn với tần suất lớn hơn. Ước tính, đến năm 2020, có khoảng 75 đến 250 triệu dân châu Phi thiếu nước sinh hoạt và canh tác làm sản lượng nông nghiệp của lục địa này giảm khoảng 50%.
Đồng thời, các hiện tượng thời tiết dị thường cũng xảy ra phức tạp hơn trước đây. Theo ước tính, chỉ riêng ở Mỹ, trong vòng 100 năm (từ 1905 đến 2005), số cơn bão mạnh tăng không ngừng. Nếu từ 1905 – 1930 chỉ có khoảng 3,5 cơn/năm thì 1931- 1994 là 5,1 cơn/năm, và lên đến 8,4 cơn/năm từ 1995-2005. Tần suất lớn và mức độ
thiệt hại do bão gây ra cũng rất lớn và có xu hướng mạnh hơn. Một số nước bị ảnh hưởng nặng do thiên tai theo dự báo của Ngân hàng thế giới:
Hạn hán: Malawi, Ethiopia, Zimbabue, Ấn Độ, Mozambic, Nigie, …
Lũ lụt: Bănglađét, Trung Quốc, Ấn Độ, Campuchia, Mozambic, Lào, Việt Nam, Thái Lan, Benanh, Ruanda
Bão: Philipin, Bănglađét, Madagasca, Việt Nam, Monđôva, Môngôlia, Haiti, Samoa, Tonga, Trung Quốc, Figi
Nhiệt độ tăng cùng với lũ lụt, hạn hán và thiên tai tạo điều kiện thuận lợi cho các sinh vật truyền nhiễm như muỗi, ve, chuột,… sinh sôi nảy nở, truyền bệnh gây nguy hại đến sức khỏe con người. Ước tính hàng năm có khoảng 150 ngàn người chết do các bệnh có liên quan đến biến đổi khí hậu, từ bệnh tim do nhiệt độ tăng quá cao, đến các vấn đề hô hấp và tiêu chảy.
Sự thay đổi các đới khí hậu trên trái đất dẫn tới đe doạ sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh thái và hoạt động của con người. Nhiều loài sinh vật không có khả năng thích nghi có nguy cơ tuyệt chủng. Đồng thời, nhiệt độ trái đất thay đổi cũng làm tăng sự di cư của các sinh vật tới nơi có môi trường sống phù hợp hơn. Ví dụ, loài cáo đỏ sống ở Bắc Mỹ, nay di cư lên Bắc cực.
Biến đổi khí hậu đã gây thiệt hại lớn về kinh tế. Hàng năm các nước phải chi ra một khoản tiền lớn để bù đắp thiệt hại do mất mùa, dịch bệnh phát tán sau lũ… Các tổn thất về kinh tế ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống: giá cả thực phẩm, nguyên, nhiêm liêu tăng; lợi nhuận thu được từ du lịch giảm sút; chi lượng lớn ngân sách để bù đắp sau thiên tai…