- Xác định EFEL,m,y theo một trong các cách sau:
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 KẾT LUẬN
1. KẾT LUẬN
Sự gia tăng nồng độ KNK trong khí quyển từ sau cách mạng công nghiệp đã gây ra những tác động lớn đến khí hậu toàn cầu. Sự gia tăng cường độ hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hậu đã, đang và sẽ gây ra những tác động đến sự sống trên trái
đất. Để ứng phó với biến đổi khí hậu con người đã tiến hành rất nhiều nghiên cứu,
đưa ra rất nhiều chương trình mục tiêu, nhiều cuộc họp xung quanh vấn đềứng phó, khắc phục, giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu đã diễn ra. Nghịđịnh thư Kyoto cùng với các cơ chế mềm dẻo đã góp phần rất tích cực trong nỗ lực giảm phát thải và thúc đẩy sự phát triển bền vững. CDM là cơ chế duy nhất trong ba cơ chế của Nghị định có liên quan đến các nước đang phát triển. Việt Nam phê chuẩn Nghị định thư Kyoto vào ngày 25/9/2002 và được đánh giá là thị trường CDM tiềm năng. Hệ số phát thải CO2 của hệ thống điện Việt Nam được xây dựng theo phương pháp luận do cơ quan CDM quốc tế cung cấp, sử dụng “công cụ tính toán đường cơ
sở phát thải cho một hệ thống điện”, phiên bản số 02, phụ lục 14, EB 50. Một đường cơ sở phát thải thống nhất sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan thẩm quyền trong việc thẩm định các dự án CDM ở Việt Nam. Kết quả tính toán hệ số phát thải CO2 của hệ thống điện Việt Nam năm 2008 là 0,5764 tấn CO2/MWh, trong đó hệ số
phát thải biên hoạt động là 0,6465 tấn CO2/MWh và hệ số phát thải biên xây dựng là 0,5063 tấn CO2/MWh. Hệ số phát thải CO2 của hệ thống điện Việt Nam đến năm 2025 theo dự báo có xu hướng tăng giai đoạn 2010 – 2018 và giảm dần giai đoạn 2018 – 2025.
Đánh giá tổng hợp tiềm năng CDM trong ngành điện, đặc biệt là năng lượng mới và tái tạo cho thấy thủy điện nhỏ, và điện gió có tiềm năng lớn nhất trong thực hiện các dự án CDM. Tiềm năng lý thuyết của dự án điện từ năng lượng mặt trời và
địa nhiệt lớn nhưng về tính khả thi còn thấp. Thu hồi khí bãi rác phát điện hiện cũng
đang là một trong những dự án CDM tiềm năng. Hiện nay có một số dự án CDM về
sinh Phước Hiệp 1, dự án thu hồi khí bãi rác Tây Mỗ và Nam Sơn, dự án thu hồi khí bãi rác Đông Thạnh.
2. KIẾN NGHỊ
Việt Nam tuy không nằm trong nhóm nước phải cắt giảm KNK theo Nghị định thư Kyoto nhưng có trách nhiệm kiểm soát lượng phát thải KNK của mình. Chính Phủ Việt Nam đã phê duyệt nhiều chương trình, dự án, tiến hành nhiều hoạt
động trong khuôn khổ Nghịđịnh thư Kyoto.
Đối với việc xây dựng hệ số phát thải cho hệ thống điện cần cập nhật số liệu
để xây dựng hệ số phát thải theo năm. Hơn nữa, việc xây dựng hiện tại mới dừng lại
ở tính toán hệ số phát thải biên hoạt động theo phương pháp OM đơn giản do không có đầy đủ số liệu để tính toán theo các phương pháp OM hiệu chỉnh đơn giản và OM phân tích dữ liệu điều độ. Do đó, trong thời gian tới cần cập nhật số liệu phụ tải theo giờ, số liệu điều độ hệ thống điện để có những tính toán chi tiết hơn.
Về đánh giá tiềm năng các dự án CDM ngành điện, hiện đã có rất nhiều dự
án CDM trong lĩnh vực sản xuất điện từ nguồn năng lượng mới và tái tạo được tực hiện. Tuy nhiên, nếu tính toán với các mức giá thấp hơn giá sàn hiện hành (như giá hiện tại của thủy điện nhỏ là 620 vnd/kwwh) thì tính khả thi của các dự án là rất thấp. Do đó, để nguồn năng lượng này thực sự phát triển trong tương lai cần phải có nhiều giải pháp thúc đẩy.
Tầm vĩ mô – Cấp độ nhà nước:
o Chính phủ cần đưa ra các cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ các nhà
đầu tư vào xây dựng và hoạt động trong lĩnh vực năng lượng mới và tái tạo.
o Đưa ra khung giá hỗ trợ hợp lý đối với các dự án thuộc lĩnh vực năng lượng mới và tái tạo.
o Đưa ra các chính sách hỗ trợ người dân sử dụng năng lượng mới và tái tạo.
o Xây dựng các cơ chế, chính sách hỗ trợ, thúc đẩy nghiên cứu các công nghệ
Vi mô:
o Các cơ quan, tổ chức, các nhân tăng cường hoạt động giáo dục cộng động trong việc nâng cao ý thức sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả
o Tuyên truyền, giáo dục người dân về lợi ích năng lượng mới và tái tạo và tác hại của đốt nhiên liệu hóa thạch đến môi trường.
MỤC LỤC
MỞĐẦU...1 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÀNH ĐIỆN VIỆT NAM ...4 1.1. CÁC PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT ĐIỆN Ở VIỆT NAM...4 1.1.1. Nhà máy nhiệt điện...4 1.1.2. Thủy điện ...7 1.1.3. Nhà máy điện hạt nhân ...8 1.1.4. Nhà máy điện từ nguồn năng lượng mới và tái tạo ...8 1.2. HIỆN TRẠNG NGÀNH ĐIỆN Ở VIỆT NAM ...11 1.2.1. Sản xuất và tiêu thụđiện...11 1.2.2. Truyền tải và phân phối điện ...16 1.3. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGUỒN ĐIỆN QUỐC GIA GIAI ĐOẠN 2006 – 2015 CÓ XÉT TRIỂN VỌNG ĐẾN NĂM 2025...18 1.3.1. Dự báo phụ tải điện...19 1.3.2. Phát triển nguồn điện ...21 1.3.3. Phát triển lưới điện...22 1.3.4. Định hướng liên kết lưới điện Việt Nam với các nước trong khu vực....23 CHƯƠNG 2: PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH TRONG NGÀNH ĐIỆN VÀ CƠ
CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH...25 2.1. PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH TRONG NGÀNH ĐIỆN ...25 2.1.1. Các loại khí phát sinh trong sản xuất điện...25 2.1.2. Phát thải khí nhà kính trong ngành điện trên thế giới...26 2.1.3. Phát thải khí nhà kính trong ngành điện Việt Nam ...29 2.2. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC KHÍ NHÀ KÍNH ĐẾN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU...33 2.2.1. Hiệu ứng nhà kính...33 2.2.2. Sự gia tăng cường độ hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hậu ...34 2.3. NGHỊĐỊNH THƯ KYOTO VÀ CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH ...39 2.3.1. Nghịđịnh thư Kyoto...39 2.3.2. Cơ chế phát triển sạch (CDM)...41
2.3.2.1. Khái niệm và lợi ích của CDM...41
2.3.2.2. Các lĩnh vực thực hiện dự án CDM...42
2.3.2.3. Hoạt động CDM trên thế giới...43
2.3.2.4. Hoạt động CDM ở Việt Nam...44
2.3.2.5. Hệ số phát thải và tính toán giảm phát thải dự án...47 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP LUẬN XÂY DỰNG HỆ SỐ PHÁT THẢI CO2
CHO HỆ THỐNG ĐIỆN VIỆT NAM...51 3.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM...51 3.2. CÁC THÔNG SỐ CẦN TÍNH TOÁN...52 3.3. PHƯƠNG PHÁP LUẬN TÍNH HỆ SỐ PHÁT THẢI CO2 CHO HỆ THỐNG ĐIỆN...52 3.3.1. Xác định phạm vi hệ thống điện...53 3.3.2. Xác định có hay không có nhà máy điện không hòa lưới trong hệ thống
điện...53 3.3.3. Lựa chọn phương pháp biên hoạt động ...53 3. 3.4. Tính toán hệ số phát thải OM ...54 a. OM đơn giản...54 b. OM hiệu chỉnh đơn giản...57 c. OM phân tích dữ liệu điều độ...58 d. OM trung bình ...58 3. 3.5. Xác định nhóm các tổ máy được tính đến trong biên xây dựng...58 3. 3.6. Tính toán hệ số phát thải BM ...59 3. 3.7. Hệ số phát thải biên tổng hợp (CM) ...60 CHƯƠNG 4: TÍNH TOÁN HỆ SỐ PHÁT THẢI CO2 CHO HỆ THỐNG ĐIỆN VIỆT NAM ...62 4.1. XÁC ĐỊNH HỆ SỐ PHÁT THẢI CO2 CHO HỆ THỐNG ĐIỆN VIỆT NAM NĂM 2008...62 4.1.1. Lựa chọn phương pháp biên hoạt động ...64 4.1.2. Tính toán hệ số phát thải biên hoạt động...65
4.1.3. Tính toán hệ số phát thải biên xây dựng...66 4.1.4. Tính toán hệ số phát thải biên tổng hợp ...68 4.2. DỰ BÁO HỆ SỐ PHÁT THẢI CO2 CỦA HỆ THỐNG ĐIỆN VIỆT NAM
ĐẾN NĂM 2025...69 CHƯƠNG 5: ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG CDM TRONG NGÀNH ĐIỆN VIỆT NAM...74 5.1. CÁC DỰ ÁN CDM TIỀM NĂNG TRONG NGÀNH ĐIỆN...74 5.1.1. Dự án CDM trong các nhà máy nhiệt điện cũ...74 5.1.2. Thu hồi khí bãi rác phát điện ...75 5.1.3. Năng lượng mới và tái tạo ...75 5.2. TIỀM NĂNG LÝ THUYẾT PHÁT TRIỂN CÁC DỰ ÁN CDM NGÀNH ĐIỆN...75 5.2.1. Thu hồi khí bãi rác phát điện ...75 5.2.2. Năng lượng mới và tái tạo ...76 5.2.2.1. Năng lượng mặt trời...76 5.2.2.2. Năng lượng gió...76 5.2.2.3. Địa nhiệt...78 5.2.2.4. Thủy điện nhỏ...79 5.2.2.5. Sinh khối...79 5.3. TÍNH TOÁN GIẢM PHÁT THẢI CỦA CÁC DỰ ÁN SẢN XUẤT ĐIỆN 80 5.3.1. Thu khí bãi rác phát điện ...80 5.3.2. Năng lượng mới và tái tạo ...82 5.4. PHÂN TÍCH KHÍA CẠNH KINH TẾ CỦA CÁC DỰ ÁN ...84 5.4.1. Thu hồi khí bãi rác phát điện ...84 5.4.2. Năng lượng mới và tái tạo ...85 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...90 1. KẾT LUẬN ...90 2. KIẾN NGHỊ...91