Hoạt động CD Mở Việt Nam

Một phần của tài liệu Xác định hệ số phát thải cho hệ thống điện việt nam năm 2008 (Trang 52 - 55)

b. Tác dộng của biến đổi khí hậu đối với Việt Nam

2.3.2.4. Hoạt động CD Mở Việt Nam

Việt Nam ký tham gia UNFCCC ngày 11/6/1992 và phê chuẩn UNFCCC ngày 16/11/1994, ký Nghị định thư Kyoto ngày 03/12/1998 và phê chuẩn ngày 25/9/2002. Từđó, chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp quy và văn bản hướng dẫn thực thi UNFCCC và Nghị định thư Kyoto. Một số văn bản liên quan đến CDM như:

ƒ Chỉ thị số 35/2005/TT-TTg của Thủ tướng Chính Phủ ngày 17/10/2005 về

việc tổ chức thực hiện Nghịđịnh thư Kyoto theo UNFCCC.

ƒ Quyết định 47/2007/QD-TTg của Thủ tướng Chính Phủ ngày 06/04/2007 về

việc phê duyệt kế hoạch tổ chức thực hiện Nghị định thư Kyoto theo UNFCCC giai đoạn 2007 – 2010.

ƒ Quyết định số 130/2007/QD-TTg của Thủ tướng Chính Phủ ngày về một số

cơ chế, chính sách tài chính đối với dự án đầu tư theo CDM.

ƒ Thông tư số 10/2006/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 12/12/2006 hướng dẫn xây dựng dự án CDM trong khuôn khổ Nghịđịnh thư

Kyoto….

Bộ Tài nguyên và Môi trường được Chính phủ chỉ định là cơ quan đầu mối về thực hiện UNFCCC và Nghịđịnh thư Kyoto ở Việt Nam. Sau đó Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ định Vụ Hợp tác quốc tế là cơ quan thẩm quyền quốc gia về

CDM (DNA) từ tháng 3/2003 tới tháng 4/2008. Tháng 3/2008 Cục Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu được thành lập và thay Vụ Hợp tác quốc tế giữ vai trò DNA Việt Nam từ tháng 5/2008.

Đến ngày 20/8/2010 Việt Nam có 28 dự án được EB cho phép đăng ký là dự

án CDM và 135 Văn kiện Thiết kế dự án (PDD) đã được DNA Việt Nam phê duyệt và 25 Ý tưởng dự án (PIN) được DNA xác nhận. Lượng CERs đã được cấp đến ngày 20/08/2010 cho Việt Nam đạt 14.650.468, chiếm 1,05% tổng lượng CERs trên toàn thế giới (429.013.828 CERs).

Các dự án được EB cho đăng ký là dự án CDM ở Việt Nam với tổng tiềm năng giảm phát thải của từng dự án như sau:

ƒ Thu hồi và sử dụng khí đồng hành mỏ Rạng Đông: 6.770.000 tCO2/10 năm (2001-2011)

ƒ Khôi phục NM t hủy điện nhỏ Sông Mực: 29.066 tCO2/07 năm (2007- 2013)

ƒ Tái chế năng lượng tại bãi chôn lấp Đông Thạnh: 1.033.328 tCO2/07 năm (2008-2014)

ƒ Nhà máy điện gió Bình Thuận số 1 - 30 MW: 405.921 tCO2/07 năm (2009- 2015)

ƒ Thủy điện PhúMậu: 95.438 tCO2/ 07 năm (2009-2015)

ƒ Thủy điện Mường Sang: 35.056 tCO2/ 07 năm (2009-2015)

ƒ Thủy điện Suối Tân: 102.487 tCO2/ 07 năm (2009-2016)

ƒ Thủy điện So Lo: 114.422 tCO2/ 07 năm (2009-2015)

ƒ Thủy điện Nậm Pia: 348.940 tCO2 /10 năm(2009-2016)

ƒ Xử lý nước thải bằng phương pháp kỵ khí tại nhà máy chế biến tinh bột sắn Trường Thịnh: 423.890 tCO2/ 10 năm (2009-2019)

ƒ Thủy điện Tà Niết: 71.232 tCO2 /07 năm(2009-2016)

ƒ Tái sử dụng năng lượng tại bãi chôn lấp hợp vệ sinh Phước Hiệp 1: 926.454 tCO2/07 năm (2009 - 2015)

ƒ Xử lý nước thải bằng phương pháp kỵ khí tại nhà máy chế biến tinh bột sắn Việt Mã: 398.140 tCO2/ 10 năm (2009 - 2019)

ƒ Thủy điện An Điềm II: 276.878 tCO2/ 07 năm (2009 - 2016)

ƒ Thu hồi khí mêtan trong hệ thống xử lý nước thải, tỉnh Nghệ An AVN08-S- 02, 217.077 tCO2/ 07 năm (2009 - 2016)

ƒ Thu hồi khí mêtan trong hệ thống xử lý nước thải, tỉnh Nghệ An AVN08- S-01: 360.222 tCO2/07 năm (2009 - 2016)

ƒ Thu hồi khí mêtan trong hệ thống xử lý nước thải tại nhà máy chế biến tinh bột sắn xuất khẩu Lào Cai: 317.474 tCO2/07 năm (2009 - 2016)

ƒ Thu hồi khí mêtan trong hệ thống xử lý nước thải tại nhà máy chế biến tinh bột sắn Hướng Hóa: 285.771 tCO2/07 năm (2009 - 2016)

ƒ Thu hồi khí mêtan trong hệ thống xử lý nước thải tại nhà máy chế biến tinh bột sắn Yên Bình: 277.329 tCO2/07 năm (2009 - 2016)

ƒ Thủy điện Nậm Giôn: 288.092 tCO2/07 năm (2011- 2018) ƒ Thủy điện Nậm Khóa: 324.030 tCO2/07 năm (2010 - 2016)

ƒ Thủy điện Nậm Khốt 200.270 tCO2/07 năm (2010 – 2017) ƒ Thủy điện Yan Tann Sien: 278.257 tCO2/07 năm (2011 - 2018) ƒ Thủy điện Hạ Rào Quán: 85.596 tCO2/07 năm (2010 - 2017) ƒ Thủy điện Cốc Đàm: 115.304 tCO2/07 năm (2010 - 2017) ƒ Nhà máy điện trấu Lấp Vò: 276.545 tCO2/07 năm (2011 - 2017) ƒ Thủy điện Chiềng Công: 162.725 tCO2/07 năm (2010 - 2017)

Tóm lại, cho đến thời điểm hiện tại thì các dự án CDM tiêu biểu ở Việt Nam vẫn tập trung vào thủy điện. Dù vậy, tiềm năng khai thác các loại hình dự án thu hồi khí sinh học tại các công trình xử lý rác thải và nước thải cũng đang dần dần được quan tâm khai thác. Dựa vào tiềm năng của từng địa phương, khu vực các tỉnh phía Nam không dồi dào trữ lượng thuỷ điện, nhưng lại tiềm ẩn một nguồn lực phong phú đối với các dự án tận dụng khí sinh học trong quá trình xử lý ở nhà máy chế

biến thực phẩm, thủy sản, tinh bột mì, các bãi chôn lấp rác… Các nguồn năng lượng thay thế (phong điện, năng lượng mặt trời, nhiên liệu sinh học,…) cũng khá dồi dào về tiềm năng nhưng chưa được khai thác triệt để. Với tiềm năng đó, tiếp tục đẩy mạnh phát triển dự án CDM là động lực quan trọng góp phần vào việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường và ngăn ngừa ô nhiễm, nâng cao chất lượng cuộc sống trong tương lai.

Một phần của tài liệu Xác định hệ số phát thải cho hệ thống điện việt nam năm 2008 (Trang 52 - 55)