NGHỊ ĐỊNH THƯ KYOTO VÀ CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH 1 Nghịđịnh thư Kyoto

Một phần của tài liệu Xác định hệ số phát thải cho hệ thống điện việt nam năm 2008 (Trang 47 - 49)

b. Tác dộng của biến đổi khí hậu đối với Việt Nam

2.3. NGHỊ ĐỊNH THƯ KYOTO VÀ CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH 1 Nghịđịnh thư Kyoto

Nghị định thư Kyoto là một nghị định liên quan đến Chương trình khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu (United National Framework Convention on Climate Change - UNFCCC) mang tầm quốc tế với mục tiêu cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Bản dự thảo được kí kết vào ngày 11/12/1997 tại Hội nghị

các bên tham gia lần thứ ba tại Kyoto, và chính thức có hiệu lực vào ngày 16/02/2005 sau khi nước Nga phê chuẩn nghị định vào ngày 24/10/2004. Nội dung

quan trọng của Nghị định là đưa ra chỉ tiêu giảm phát thải KNK có tính ràng buộc pháp lý đối với các nước phát triển và cơ chế giúp các nước đang phát triển đạt được sự phát triển kinh tế, xã hội một cách bền vững thông qua thực hiện cơ chế phát triển sạch.

Nghịđịnh thư Kyoto đưa ra cam kết đối với các nước phát triển về giảm tổng lượng phát thải KNK thấp hơn với tỷ lệ trung bình 5,2% trong thời kỳ cam kết đầu tiên (2008-2012) theo các nước cắt giảm cụ thể. Trong đó, mức trần được qui định cho các nước tham gia cụ thể trong bảng 2.7. Các nước đang phát triển chưa có ràng buộc pháp lý đối với những mục tiêu giảm phát thải, vì các quốc gia này chỉ chịu trách nhiệm một phần nhỏ phát thải KNK trong quá khứ.

Bảng 2.7: Mục tiêu giảm phát thải KNK quy định trong Nghịđịnh thư Kyoto Bên phụ thuộc Phụ lục I Giảm phát thải

Áo, Belgium, Bungary, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Estonia, Cộng đồng châu Âu, Phần lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Ireland, Ý, Latvia, Liechtenstein, Lithuania, Luxembourg, Monaco, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Romani, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha, Thụy Sỹ, Thụy Điển, Vương Quốc Anh, Bắc Ireland

- 8%

Hoa Kỳ - 7%

Canada, Hungary, Nhật Bản, Phần Lan - 6%

Croatia - 5%

Liên bang Nga, Newzeland, Ukraina 0%

Na uy + 1%

Australia 8% Iceland 10%

Nguồn: UNFCCC [54]

™ Nghịđịnh thư Kyoto nhằm hạn chế và ổn định sáu loại KNK:

ƒ Carbon dioxide (CO2) ƒ Methane (CH4)

ƒ Nitrous oxide (N2O)

ƒ Hydrofluorocarbons (HFCs) ƒ Perfluorocarbons (PFCs) ƒ Sulphur hexafluoride (SF6)

™ Các cơ chế của Nghịđịnh thư Kyoto

ƒ Cơ chếđồng thực hiện (JI – Joint Implementation): được quy định trong Điều 6 của Nghịđịnh, cho phép các Bên phụ thuộc phụ lục I đầu tư các dự án giảm phát thải khí nhà kính hoặc tăng cường thu hồi carbon ở các nước không phụ

thuộc phụ lục I và nhận được chứng nhận giảm phát thải hoặc chứng nhận loại bỏ thành công, được gọi là đơn vị giảm phát thải (ERU). JI ảnh hưởng tới tổng lượng đã đăng ký của các bên phụ thuộc Phụ lục I hơn là phân phối lại lượng đã đăng ký giữa các nước.

ƒ Thương mại phát thải (ET – Emission tradding): quy định tại Điều 17 của Nghịđịnh, cho phép các nước phát triển bán các đơn vị phát thải dư thừa cho nước khác nhưng không vượt quá mục tiêu giảm phát thải của nước đó. Như

vậy, Nghịđịnh thư Kyoto đã tạo nên một thị trường mới – Thị trường carbon. ƒ Cơ chế phát triển sạch (CDM – Clean Development Machenism): được quy

định tại điều 12 của Nghịđịnh. Với cơ chế này, các nước thuộc Phụ lục I sẽ

nhận được “chứng nhận giảm phát thải – CERs” cho nước mình khi thực hiện các dự án giảm phát thải KNK ở các nước không thuộc Phụ lục I (1CERs = 1 tấn CO2), đóng góp cho chỉ tiêu giảm phát thải của quốc gia đó.

Một phần của tài liệu Xác định hệ số phát thải cho hệ thống điện việt nam năm 2008 (Trang 47 - 49)