Khái niệm và lợi ích của CDM

Một phần của tài liệu Xác định hệ số phát thải cho hệ thống điện việt nam năm 2008 (Trang 49 - 50)

b. Tác dộng của biến đổi khí hậu đối với Việt Nam

2.3.2.1. Khái niệm và lợi ích của CDM

CDM là cơ chế hợp tác được thiết lập trong khuôn khổ Nghị định thư Kyoto tháng 12/1997, nhằm kiềm chế và kiểm soát xu hướng gia tăng phát thải KNK, đưa ra các mục tiêu giảm phát thải và thời gian thực hiện cho các nước phát triển. Theo

đó các nước phát triển (các nước công nghiệp) hỗ trợ, khuyến khích các nước đang phát triển thực hiện các dự án thân thiện với môi trường, nhằm phát triển bền vững.

CDM là một cơ chế tài chính linh hoạt được quy định tại Điều 12 của Nghị định thư Kyoto, cho phép các quốc gia phát triển (Bên phụ thuộc phụ lục I) thực hiện dự án giảm phát thải khí nhà kính ở các nước đang phát triển (Bên không phụ

thuộc phụ lục I) để nhận được “chứng chỉ giảm phát thải” (Certified Emission Reduction – CERs, 1CERs = 1 tấn CO2), đóng góp cho chỉ tiêu cam kết giảm phát thải của quốc gia đó.

CDM mang đến lợi ích lớn cho cả nước phát triển và nước đang phát triển. Các nước phát triển có thể đầu tư để giảm phát thải KNK tại các nước đang phát triển và nhận được CERs đóng góp vào chỉ tiêu giảm phát thải cho nước mình.

Đồng thời, các nước đang phát triển cũng có được nhiều lợi ích nhờ thực hiện các dự án CDM này như cải thiện môi trường ở nước chủ nhà, tăng khả năng cạnh tranh của các ngành công nghiệp do được chuyển giao công nghệ mới… Ngoài ra, CDM sẽ tạo ra những lợi ích kinh tế - xã hội như công ăn việc làm, cải thiện thu nhập và phát triển kinh tế nông thôn. Như vậy, CDM hướng tới hai mục tiêu rõ ràng là thúc

đẩy phát triển bền vững ở các nước đang phát triển đồng thời cho phép các nước phát triển thực hiện mục tiêu cắt giảm KNK với chi phí thấp nhất.

Một phần của tài liệu Xác định hệ số phát thải cho hệ thống điện việt nam năm 2008 (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)