Biến độc lập

Một phần của tài liệu phân tích và đánh giá các tác động của chính sách giảm thuế thu nhập cá nhân đến tiêu dùng tại tp hcm (Trang 37 - 39)

C 1R Y –β R2 RT R dR –β R 3 RS +β RK R X RK +ε (X RK R= 1,6)

3.2.3.2.Biến độc lập

Với mục đích của nghiên cứu là định lượng các yếu tác động đến chi tiêu hàng tháng của người tiêu dùng có thu nhập từ tiền lương tiền công tại TP.HCM, trong các

- 26-

yếu tố tác động đến chi tiêu thì yếu tố chính sách thuế TNCN được tác giả chọn làm

mục tiêu để phân tích. Một số chỉ tiêu đại diện cho các nhân tố này sẽ được tác giả

đưa vào mô hình, đây là các nhân tố quen thuộc gần gũi và mang tính chất đại diện

phù hợp cho mục tiêu nghiên cứu. Việc lựa chọn các nhân tố này dựa vào các lý

thuyết và các nghiên cứu trước đây. Theo đó các nhân tố được lựa chọn là: Thu nhập

cá nhân, tiết kiệm, thuế TNCN, giới tính, độ tuổi, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, nghề nghiệp.Trong đó:

Thu nhập của cá nhân trung bình hàng tháng (Y) được đề cập trong nghiên cứu này là số tiền mà cá nhân thực nhận trung bình hàng tháng, được tính bằng đồng Việt Nam, trong các nghiên cứu của Bimal Signh (2004) và Richar Sutherland và Roland Cralgwell (2012) thì đây là chỉ tiêu đại diện cho sự giàu có.

Thuế TNCN (TRdR) được đề cập trong nghiên cứu này là số tiền thuế TNCN phải đóng trung bình hàng tháng cho Nhà nước theo luật thuế TNCN tại thời điểm năm khảo sát là 2012 và 2014, được tính bằng đồng Việt Nam.

Tiết kiệm (S) là số tiền trung bình hàng tháng còn lại không được sử dụng cho

chi tiêu, tiêu dùng cá nhân (như thuê nhà, chỗ ở; ăn uống; sức khỏe, y tế; học tập, nâng cao trình độ; vui chơi, giải trí; mua sắm trang thiết bị và các chi tiêu khác (như đi lại, quan hệ xã hội, cho tặng, cấp dưỡng,..),được tính bằng đồng Việt Nam.

Giới tính (XR1R), nhận giá trị 1 đại diện cho nam và giá trị 0 đại diện cho nữ. Chỉ tiêu này được sử dụng trong nhiều nghiên cứu của Wiyada Tanvatanagul và Vichai Tanvatanagul (2007), Helen Lee và Andrew Tan (2006),…

Độ tuổi (XR2R), là yếu tố đóng vai trò ảnh hưởng đến chi tiêu, tiêu dùng. Mỗi độ tuổi sẽ có sở thích chi tiêu và nhu cầu khác nhau kéo theo hành vi và cách nhìn nhận khác nhau về từng khía cạnh các vấn đề.

Tình trạng hôn nhân (XR3R) đánh giá mức độ cũng như quyết định chi tiêu tiêu dùng của cá nhân khác nhau giữa các nhóm có tính trạng hôn nhân khác nhau.

Trình độ học vấn (XR4R) quyết định khả năng chi tiêu tiêu dùng thông qua thông nhập có được, khi cá nhân có trình độ học vấn cao có thu nhập cao thì mức chi tiêu cũng sẽ nhiều hơn. Việc lựa chọn nhân tố này dự vào lý thuyết của John Maynard Keynes thì quy luật tâm lý cơ bản là ở chỗ con người có thiên hướng tăng tiêu dùng cùng với tăng thu nhập, nhưng không tăng theo cùng một tốc độ của tăng thu nhập. Nhìn chung phần cá nhân có thu nhập cao sẽ chi tiêu, tiêu dùng nhiều hơn.

- 27-

Nghề nghiệp (XR5R), nghề nghiệp của một người cũng tác động đến tiêu dùng cá nhân bất kì. Mỗi cá nhân sẽ tùy vào tính chất nghề nghiệp, môi trường công việc và quan hệ với các cá nhân khác trong phạm vi công việc mà có những hành vi hay động cơ tiêu dùng khác nhau. Theo Bùi Minh Quỳnh (2014) cách thức tiêu dùng của con người còn chịu sự chi phối rất lớn bởi nghề nghiệp của họ. Một ca sĩ chuyên biểu diễn trên sân khấu luôn mua sắm quần áo hàng hiệu, độc đáo…, người làm nghề giáo viên lại thường mua quần áo trang nhã, kín đáo…

Trong mô hình này tác giả sử dụng biến giả (XR6R)RRđể giải thích sự thay đổi của chính sách giảm thuế TNCN đến tiêu dùng. Với XR6R = βR6R.TRdR (với βR6R = 1,6).

Trong đó:

XR6R:RRbiến giả

βR6 R: hệ số hồi quy riêng phần

TRdR: thuế TNCN

Một phần của tài liệu phân tích và đánh giá các tác động của chính sách giảm thuế thu nhập cá nhân đến tiêu dùng tại tp hcm (Trang 37 - 39)