Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu phân tích và đánh giá các tác động của chính sách giảm thuế thu nhập cá nhân đến tiêu dùng tại tp hcm (Trang 60 - 65)

C 1R Y –β R2 RT R dR –β R 3 RS +β RK R X RK +ε (X RK R= 1,6)

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Chương 5 sẽ trình bày kết luận và các kiến nghị dựa trên kết quả nghiên cứu đạt được. Nêu giới hạn của đề tài và gợi ý cho các nghiên cứu tiếp theo xoay quanh vấn đề phân tích và đánh giá chính sách giảm thuế TNCN tác động đến tiêu dùng tại

TP.HCM.

5.1. KẾT QUẢ CỦA ĐỀ TÀI

Mô hình nghiên cứu đề xuất ban đầu gồm tám yếu tố ảnh hưởng, tác động đến

chi tiêu tiêu dùng cá nhân thông qua thu nhập nhận được từ tiền lương tiền công tại TP.HCM gồm: thu nhập cá nhân, tiết kiệm, thuế TNCN, giới tính, độ tuổi, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, nghề nghiệp. Sử dụng SPSS thực hiện kiểm định KMO ,

phân tích tương quan, phân tích hồi quy, phân tích phương sai Anova thì chi tiêu tiêu

dùng cá nhân chịu sự ảnh hưởng của bảy yếu tố đó là thu nhập cá nhân, thuế TNCN, giới tính, độ tuổi, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, nghề nghiệp, các yếu này tác động cùng chiều với mức chi tiêu tiêu dùng, có nghĩa là độ lớn các chỉ tiêu này cao thì mức chi tiêu tiêu dùng cá nhân càng tăng. Riêng yếu tố còn lại là tiết kiệm có tác động ngượcchiều với mức chi tiêu tiêu dùng, có nghĩa là độ lớn tiết kiệm cao thì mức chi tiêu tiêu dùng cá nhân càng thấp.

Vậy, yếu tố thuế TNCN là một trong bảy yếu tố tác động cùng chiều với mức chi tiêu tiêu dùng. Qua số liệu điều tra với thu nhập được giảm thuế (khi mức giảm trừ gia cảnh bản thân và người phụ thuộc tăng lên) thì mức chi tiêu tiêu dùng nhiều hơn.

Cụ thể:

Kết quả phân tích tương quan giữa các biến độc lậpcho thấy mức độ ảnh hưởng của các biến, ngoài ra các hệ số tương quan còn cho thấy mối quan hệ thuận nghịch giữa các biến. Ngoài ra, phân tích tương quan còn cho thấy các biến độc lập không có mối quan hệ tuyến tính với nhau đồng thời không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến,

do đó đủ điều kiện để tiến hành chạy mô hình hồi quy nhằm tìm ra các yếu tố tác động đến chi tiêu tiêu dùng, trong đó cóyếu tố thuế TNCN.

Kết quả phân tích hồi quy thông qua các bước như: đánh giá mức độ phù hợp của mô hình, kiểm định độ phù hợp của mô hình, và từ đó xây dựng mô hình hồi quy

- 49-

Chi tiêu tiêu dùng = -2,162 + 0,159 *Thu nhập cá nhân - 0,074* Thuế TNCN + 0,058* Tình trạng hôn nhân+ 0,879 * Trình độ học vấn

=> Cho thấy các tác động tỷ lệ thuận đến chi tiêu tiêu dùng của cá nhân có thu nhập từ tiền lương tiền công tại TP.HCM bao gồm các yếu tố: thu nhập cá nhân, tình

trạng hôn nhân, trình độ học vấn. Trong đó yếu tố trình độ học vấn có tác động mạnh nhất đến chi tiêu tiêu dùng. Riêng yếu tố thuế TNCN có tác động tỷ lệ nghịch đến chi

tiêu tiêu dùng

5.2. Ý NGHĨA THỰC TIỄN VÀ GIẢI PHÁP5.2.1. Ý nghĩa thực tiễn 5.2.1. Ý nghĩa thực tiễn

Với kết quả nghiên cứu thu được qua kiểm định của mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu tiêu dùng cá nhân, cho thấy khả năng chi tiêu tiêu dùng cá nhân ảnh hưởng bởi bảy yếu tố là thu nhập cá nhân, thuế TNCN, giới tính, độ tuổi, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, nghề nghiệp. Với kết quả này hỗ trợ cho các nhà làm luật thuế TNCN, các nhà quản lý có cái nhìn tổng quát hơn về khả năng chi tiêu tiêu dùng cá nhân chịu chi phối, tác động bởi chính sách giảm thuế TNCN của Nhà nước, từ đó đưa ra các giải pháp quản lý hỗ trợ về chính sách thuế TNCN phù hợp với tình hình kinh tế qua từng giai đoạn kinh tế của đất nước. Cụ thể trong giai đoạn năm 2012 tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP của Việt Nam là 5,03% (Số liệu Tổng cục thống kê năm 2012), được xem là thấp nhất trong một thập kỷ qua do nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi cơn bão kinh tế thế giới khi đó kinh tế VN gặpkhó khăn, để kích thích sản xuất phát triển, Đảng và Nhà nước đề ra hàng loạt các mục tiêu tăng trưởng bền vững, kiềm chế lạm phát, trong đó chính sách giảm thuế được đề cập

trong các Nghị quyết. Do vậy kể từ ngày 01/07/2013 cho tới nay áp dụng với mức tăng mức giảm trừ bản thân từ 4.000.000đ/tháng lên 9.000.000đ/ tháng và tăng giảm trừ gia cảnh người phụ thuộc từ 1.600.000đ/người/tháng lên 3.600.000đ/người/

tháng,. Việc điều chỉnh này đồng nghĩa với với Nhà nước áp dụng chính sách giảm thuế TNCN trong cả nước. Qua đó giảm bớt gánh nặng về thuế cho người thu thu nhập từ tiền lương tiền công, số tiền thuế thay vì trước đây phải nộp cho Nhà nước, nay được giữ lại trong nhân dân để chi tiêu tiêu dùng, từ đó kích thích nền sản xuất phát triển tạo việc làm cho người lao động, khuyến kích sản xuất phát triển, vực dậy nền kinh tế đi lên.

- 50-

5.2.2. Kiến nghị một số giải pháp áp dụng kết quả nghiên cứu

Có thể nói yếu tố thuế TNCN được đề cập trong đề tài luận văn này là yếu tố được quan tâm xem xét trong các yếu tố còn lại ( thu nhập, tiết kiệm, giới tính, độ tuổi, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, nghề nghiệp) cũng có tác động đến chi

tiêu tiêu dùng. Mặc dù kết quả chạy mô hình cho thấy yếu tố trình độ học vấn có tác động mạnh nhất đến chi tiêu tiêu dùng, điều này có thể giải thích rằng khi cá nhân có trình độ học vấn càngthì cơ hội việc làmvới mức thu nhập tương xứng với khả năng năng lực cá nhân, điều này có nghĩa là người có trình độ học vấn cao thì có mức thu nhập từ tiền lương tiền công cao, khi đó với thu nhập từ tiền lương tiền công có được nằm trong mức điều chỉnh của luật thuế TNCN

Từ kết quả xử lý phương trình hồi quy từphần mềm SPSS :

Chi tiêu tiêu dùng = -2,162 + 0,159 *Thu nhập cá nhân - 0,074* Thuế TNCN + 0,058* Tình trạng hôn nhân+ 0,879 * Trình độ học vấn

Kết quản cho biết, thuế TNCN có tác động đến chi tiêu tiêu dùng, tuy nhiên tác

động này ít (7,4%). Điều này có nghĩa là khi chính sách thuế TNCN tăng lên lên 1% thì chi tiêu tiêu giảm 7,4% và ngược lại nếu chính sách thuế giảm 1% thì chi tiêu tăng

7,4%.

Hiện nay với tình hình kinh kế khó khăn vẫn còn khó khăn, chính sách điều tiết vĩ mô nền kinh tế các nhà làm luật cần nghiên cứu chính sách giảm trừ gia cảnh của người nộp thuế TNCN với mức phù hợp với gia tăng của lạm phát. Trong các giải

pháp tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế của Nhà nước trong luật thuế TNCN đã được

thông qua kể từ ngày 01/07/2013 với mức giảm trừ gia cảnhbản thân người nộp thuế từ 4.000.000đ/tháng điều chỉnh thành từ 9.000.000đ/tháng, giảm trừ người phụ thuộc từ 1.600.000đ/người/tháng điều chỉnh thành từ 3.600.000đ/người/tháng tới nay vẫn còn hiệu lực. Với chính sách thuế TNCN mới nàymột phần nào đó sẽ kích thích tiêu

dùng thông qua việc giảm thuế TNCN, khi đó số tiền thuế này thay vì phải đóng như trước đây người tiêu dùng sẽ dùng cho chi tiêu tiêu dùng. Đây được xem là giải pháp đúng đắn của Đảng và Nhànước ta.

Trong nguồn thu ngân sách từ thuế nói chung, và thuế TNCN nói riêng là một công cụ quan trọng để tạo ra nguồn thu cho ngân sách nhà nước, nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho bộ máy nhà nước về an ninh, quốc phòng, khu vực hành chính công

- 51-

và đặc biệt là điều tiết nền kinh tế vĩ mô. Để tháo gỡ những khó khăn cho nền kinh tế trong giai đoạn khủng hoảng nói chung và giảm bớt gánh nặng về thuế để người dân

nói riêng, thực hiện cân đối chi cho ngân sách nhà nước, đòi hỏi phải có một chính sách thuế phù hợp với tình hình thực tế của đất nước, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế từng thời kỳ, phù hợp với tốc độ lạm phát của đồng tiền và phù hợp với thu nhập bình quân của mọi người dân trong xã hội

Mặc khác, từ kết quả nghiên cứu, chúng ta có thể nhận dạng được những yếu tố ảnh hướng đến chi tiêu tiêu dùng cá nhân của người lao động đó là thu nhập cá nhân, tiết kiệm, thuế TNCN, giới tính, độ tuổi, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, nghề nghiệp. Dựa vào kết quả này, chúng ta thực hiện nâng cao khả năng chi tiêu tiêu dùng trong nhân dân ngoài việc giảm thuế TNCN ta cần tăng khoản thu nhập bằng cách có chính sách tăng lương căn bản

Tuy nhiên không có bất kỳ chính sách nào là tối ưu, nếu giảm thuế TNCN sẽ kích thích tiêu dùng, trong chừng mực nào đó làm giảm nguồn thu trong ngân sách thuế, tuy nhiêu theo số liệu thống kê và báo cáo tình hình thu ngân sách thì thuế TNCN hàng năm đều tăng. Chứng tỏ việc thực thi chính sách thuế có liệu lực trong nhân

dân.

5.3. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU VÀ GỢI Ý NGHIÊN CỨU KHÁC

Đề tài nghiên cứu còn nhiều hạn chế, luận văn chưa ước lượng được một cách chính xác mức độ ảnh hưởng của yếu tố tác động của chính sách thuế TNCN đến chi tiêu tiêu dùng và độ tin cậy của ước lượng này.

Khi khảo sátsố liệu tác giả sử dụng hình thức điều tra online và điều tra trực tiếp trên phiếu trả lời, những đối tượng được điều tra oline đa phần là người có trình độ kiến thức chuyên môn nên có nhiều cơ hội trong tiếp cận công nghệ thông tin. Do vậy chưa thể đánh giá tổng quan về cá nhân có thu nhậptừ tiền lương tiền công

Song song đó, đối tượng nghiên cứu là cá nhân có quốc tịch Việt Nam, mẫu

quan sát khi thực hiện 365 cá nhân nên các biến về thu nhập và chi tiêu cá nhân đa phần là thấp chưa thể đại diện cho toàn bộ các cá nhân trên cả nước do đó hạn chế khả năng khát quát hoá vấn đề.

Do thời gian có hạn nên nghiên cứu này có phần bị giới hạn về nội dung phân tích. Việc chọn mẫu được thực hiện theo hình thức chọn mẫu ngẫu nhiên, thuận tiện,

- 52-

đây là kỹ thuật chọn mẫu phi xác suất. Kết quả sẽ tốt hơncũng như khái quát hơn nếu mẫu nghiên cứu được thực hiện theo hình thức chọn mẫu xác suất.

Đề tài này làm nền tảng mở ra những hướng nghiên cứu mới, có thể là đối tượng nghiên cứu được mở rộng cho: các cá nhân có quốc tịch khác ngoài Việt Nam thuộc

cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương tiền công, các cá nhân không cư trú có thu nhập từ tiền lương tiền công tại Việt Nam, các cá nhân đang nghỉ việc tạm thời (chờ việc, thai sản, ốm đau,..). Lúc nàykết quả thu được sẽ khách quan. Về số liệu nghiên cứu khuyến nghị thu thập yếu tố tác động của chính sách giảm thuế thuế TNCN đến chi tiêu tiêu dùng với các cá nhân có thu nhập cao hơn, số mẫu quan sát lớn hơn để có độ tin cậy cao hơn.

5.4. KẾTLUẬN

Thuế không chỉ là nguồn thu chính của ngân sách của quốc gia mà còn là công cụ điều tiết nền kinh tế. Nhưng hầu như thuế TNCN có ảnh hưởng đến nền kinh tế và xã hội như việc ứng xử của người tiêu dùng, cung lao động, tiêu dùng hiện tại, tiêu dùng tương lai...

Chính sách thuế TNCN tốt là một chính sách thuế đòi hỏi phải hiệu quả, đơn giản, linh hoạt, trách nhiệm về mặt chính trị và công bằng. Nếu chính sách thuế

TNCN tốt thì sự méo mó của thị trường do chính sách thuế TNCN này gây ra sẽ ít hơn là các loại thuế khác.

Chính sách thuế TNCN giảm có ảnh hưởng làm cho nhu cầu tiêu dùng tăng lên đối với các nước có mức sống cao. Khi tiêu dùng tăng thì nguồn thu từ các thuế khác như thuế TNDN, thuế GTGT sẽ tăng.

Một phần của tài liệu phân tích và đánh giá các tác động của chính sách giảm thuế thu nhập cá nhân đến tiêu dùng tại tp hcm (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)