Lý thuyết kinh tế cơ bản của Keynes

Một phần của tài liệu phân tích và đánh giá các tác động của chính sách giảm thuế thu nhập cá nhân đến tiêu dùng tại tp hcm (Trang 28 - 31)

Khuynh hướng tiêu dùng phản ánh mối tương quan giữa thu nhập mà mối tương quan giữa thu nhập và chi cho tiêu dùng được rút ra từ thu nhập đó. Những nhân tố khách quan ảnh hưởng tới thu nhập bao gồm thuế suất, giá cả, thay đổi của mức tiền công danh nghĩa, nhân tố chủ quan ảnh hưởng tới tiêu dùng hầu hết là các nhân tố chi phối hành vi tiết kiệm.

Khuynh hướng tiết kiệm: phản ánh mối tương quan giữa thu nhập và tiết kiệm.

Trong đó tiết kiệm cá nhân (phụ thuộc tám nhân tố): thận trọng, nhìn xa, tính toán, kinh doanh, tự lập, tham vọng, kiêu hãnh, hà tiện.

Khi việc làm tăng thì tổng thu nhập thực tế tăng. Tâm lý chung của dân chúng là thu nhập tăng, tiêu dùng sẽ tăng, nhưng mức tăng của tiêu dùng sẽ chậm hơn mức tăng của thu nhập và xu hướng gia tăng tiết kiệm một phần thu nhập.

Theo Dương Tấn Diệp (2001), hàm tiêu dùng trong kinh tế vĩ mô có dạng:

C = f (YRdR)

- 17-

Hàm tiêu dùng cho biết thu nhập khả dụng (YRdR) tác động chi tiêu tiêu dùng (C) “Thu nhập cá nhân khả dụng là thu nhập mà các hộ gia đình nhận được từ các hãng, cộng với khoản chuyển giao thu nhập nhận được từ chính phủ, trừ đi thuế trực

thu trả cho chính phủ. Đó là thu nhập ròng mà các hộ gia đình sẵn cóđể chi tiêu hoặc tiết kiệm” (David Begg, 2009, trang 67)

Do đó ta có công thức: YRd R= Y – TRdR và Yd = C+ S Y – TRdR = C+ S

C = Y – TRdR – S

Vậy,hàm tiêu dùng của cá nhân sẽ là: C = f (Y–TRdR – S). Trong đó:

C: Tiêu dùng

Y: Thu nhập cá nhân S: Tiết kiệm

TRdR: Thuế TNCN

Tác giả nghiên cứu “tâm lý cơ bản của người tiêu dùng” của Keynes, nghiên cứu này cho biết khi thu nhập khả dụng (Yd) tăng thì tiêu dùng (C) và tiết kiệm (S) đều tăng, nhưng tiêu dùng tăng chậm hơn so với thu nhập, còn tiết kiệm tăng nhanh hơn. Vì ngoài việc chi tiêu cho những nhu cầu của mình, cá nhân còn có xu hướng tiết kiệm (phòng khi đau ốm, bệnh hoạn, hay có chuyện đột xuất xảy ra…).

Ví dụ: Một cá nhân tháng đầu khi có thu nhập là 4.000.000 đồng/ tháng, cá nhân ấy sử dụng hết số tiền đócho tiêu dùng trong tháng của mình, không tiết kiệm. Tháng sau thu nhập của cá nhân tăng lên gấp đôi (8.000.000 đồng), cá nhân ấy quyết định

tiêu dùng 6.000.000 đồng cho việc tiêu dùng trong tháng, tiết kiệm 2.000.000 đồng.

Lúc đó, khuynh hướng tăng tiêu dùng ít hơn gấp đôi (2.000.000 đồng). Tháng sau nữa, thu nhập của cá nhân ấy lại tăng lên gấp đôi nữa (tức 16.000.000 đồng), thì cá nhân này quyết định tiêu dùng 7.200.000 đồng, tiết kiệm 8.800.000 đồng. Ta lại thấy, trong khi thu nhập tăng lên gấp đôi, nhưng khuynh hướng tăng tiêu dùng ít hơn gấp đôi (1.200.000 đồng) và tiết kiệm tăng nhiều hơn gấp đôi (6.800.000đồng)

Sau đây là một số số liệu để làm rõ hơn về điều này:

YRd 2.000.000 4.000.000 8.000.000 16.000.000 C 2.500.000 4.000.000 6.000.000 7.200.000 S

ế

- 18-

Nếu tiêu dùng tăng chậm hơn thu nhập thì tỷ trọng tiêu dùng trong thu nhập sẽ giảm xuống khi thu nhập tăng lên. Nói cách khác, khuynh hướng tiêu dùng trung bình sẽ giảm dần. Để mô tả khuynh hướng nêu trên, ta sử dụng hàm tuyến tính y = a + bx

để xây dựng hàm tiêu dùng.

Hàm C = f (Yd) nêu trên mô tả sự tác động của thu nhập đối với lượng tiêu dùng của cá nhân. Nhưng lượng tiêu dùng này không chỉ không phụ thuộc vào thu nhập mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Khi những yếu tố khác làm thay đổi lượng tiêu dùng của cá nhân, thì hàm C cũng thay đổi

Ví dụ: Lúc đầu hàm C có dạng: C = 120 +0,6Y

Giả sử vì một tác động nào đó làm cho tiêu dùng tăng thêm 20 (trong điều kiện

Yd không đổi) . Lúc đó, hàm C: C = 140 +0,6Y * Tiêu dùng biên trong hàm C:

+ Ta xét hàm tiêu dùng C = 120 +0,6 Y

+ Trong hàm này con số 0,6 được gọi là hệ số góc của hàm tiêu dùng. Nó đo lường độdốc của đường C = f (Yd). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Xét theo ý nghĩa kinh tế, con số 0,6 phản ánh lượng thay đổi của C khi Y thay đổi 1 đơn vị. Hay nói các khác, khi thu nhập tăng (hay giảm) một đơn vị, thì chi tiêu sẽ tăng (hay giảm) một đơn vị(với các yếu tố khác không đổi). Đóchính là ý nghĩa của tiêu dùng biên

- 19-

Xét theo phương diện toán học, trên hình 2.1 ta có :

Cm = ∆C/∆Y = tgα = độdốc đường C Trong hình vẽta cần lưu ý những điểm sau:

Bất cứ điểm nào nằm trên đường 45° đều có giá trịbằng với thu nhập tương ứng

dưới trục hoành. Chúng ta vẽ thêm đường 45° là đểlợi dụng tính chất này.

Trên đường C, những điểm nằm phía trên đường 45° có mức tiêu dùng cao hơn thu nhập, những điểm nằm phía dưới đường 45° có mức tiêu dùng thấp hơn thu nhập.

Nhưvậy, tiêu dùng biên (Cm) chính là số đo độdốc của đường biểu diễn hàm số

tiêu dùng C = f(Y). Ta thấy:

+ Cm >0 vì thu nhập tăng thì chi tiêu cũng tăng theo.

+ Cm <1 vì độ dốc của đường C thấp hơn đường 45° (độ dốc đường 45° thì bằng 1)

Và vì sao độ dốc đường C thấp hơn độ dốc đường 45° ?. Bởi vì nếu 2 độ dốc này bằng nhau thì có nghĩa là mọi người luôn tiêu dùng một lượng đúng bằng lượng thu nhập mà mình kiếm được, cho dù mức thu nhập đó cao hay thấp(điều này không xảy ra trong thực tế). Thực tếkhi thu nhập tăng lên đến một mức nào đó người ta sẽ dành

ra một phần tiết kiệm. Số tiền tiết kiệm càng nhiều khi thu nhập càng cao. Vì vậy đường C phải nằm dưới đường 45°, tức là có độdốc thấp hơn.

Tóm lại: + 0 < Cm < 1 + Ta có hàm C dạng tổng quát : C = CRoR + Cm*Yd Trong đó : CRoR : tiêu dùng tự định Cm : tiêu dùng biên U Nhận xétU:

CRoR>0 vì ngay khi thu nhập bằng 0 hay Y=0 người ta vẫn phải tiêu dùng một mức tối thiểu nào đó.

Một phần của tài liệu phân tích và đánh giá các tác động của chính sách giảm thuế thu nhập cá nhân đến tiêu dùng tại tp hcm (Trang 28 - 31)