Chương 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu phân tích và đánh giá các tác động của chính sách giảm thuế thu nhập cá nhân đến tiêu dùng tại tp hcm (Trang 33 - 36)

Mục tiêu chương 3 là hệ thống các nội dung cơ bản liên quan đến mô hình nghiên cứu, các biến sử dụng và nguồn thu thập dữ liệu trên thực tế liên quan chi tiêu cá nhân thông qua chính sách giảm thuế TNCN của Nhà nước, các nghiên cứu trước của tác giả Keynes về “tâm lý cơ bản”: khi thu nhập khả dụng tăng thì tiêu dùng và tiết kiệm đều tăng, nhưng tiêu dùng tăng chậm hơn so với thu nhập, còn tiết kiệm tăng nhanh hơn. Đồng thời kết hợp với lý thuyết kinh tế học vĩ mô “hộ gia đình có thu nhập và phân bổ nó vào tiêu dùng, tiết kiệm và nộp thuế”. Từ đó làm cơ sở để phát triển giả thiết và xây dựng mô hình.

3.1. PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU.

Phương pháp tiếp cận lý thuyết hàm tiêu dùng và tiết kiệm của Keynes để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu tiêu dùng.

Phương pháp lịch sử, kếthừa những thành qua nghiên cứu và tư liệu thống kê Phương pháp chọn vùng nghiên cứu là TP.HCM vì có đặc thù dân số đông nhất cả nước và lấy mẫu thuận tiện để thu nhập dữ liệu.

Phương pháp thu thập dữ liệu lấy từ dữ liệu sơ cấp từ cuộc khảo sát và dữ liệu thứ cấp từ các báo cáo tổng kết công tác thuế qua các năm.

Phương pháp phân tích thực trạng thuế TNCN ở Việt Nam, phân tích dữ liệu khảo sát cũng như ước lượng và kiểm định các mô hình, cụ thể:

+ Phương pháp phân tích tương quan

+ Xây dựngmô hình hồi quybiến giả và kiểm định

+ Phân tích phương sai Anova.

Quy trình phân tích số liệu:

Sau khi thu thập dữ liệu xong, các mẫu được xem xét là loại đi những mẫu không đạt yêu cầu, sau đó mã hóa, nhập liệu và làm sạch dữ liệu bằng phần mềm SPSS phiên bản 16.0. Với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS, tiến hành thực hiện phân tích dữ liệu đã được mã hóa và xử lý sau đóthực hiện thông qua các bước chính như:

- 22-

- Phân tích thống kê mô tả nhằm xác định, kiểm tra các biến trong mẫu được đưa

vào mô hình.

- Phân tích mối tương quan giữa các biến nhằm xác định mối quan hệ tuyến tính giữa các biến.

- Áp dụng phương pháp hồi quy tuyến tính để tìm ra yếu tố tác động của chính

sách giảm thuế TNCN đến tiêu dùng của cá nhân có thu nhập từ tiền lương tiền công tại TP.HCM

- Kiểm định mô hình phù hợp và có ý nghĩa thống kê sẽ được ứng dụng trong thực tế, gợi ý những giải pháp rút ra được qua quá trình phân tích.

3.2. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨUĐỀ XUẤT VÀ CÁC GIẢ THIẾT

3.2.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất

Dựa vào nghiên cứu của Keynes trong kinh tế học vĩ mô“Hộ gia đình có thu nhập và phân bổ nó vào tiêu dùng, tiết kiệm và nộp thuế”

Trên cơ sở lý thuyết vềhàm tiêu dùng của cá nhân là C = f (Y–TRdR – S). Trong đó:

C: Tiêu dùng

Y: Thu nhập cá nhân S: Tiết kiệm

TRdR: Thuế TNCN

Ngoài 3 yếu tố thu nhập cá nhân, tiết kiệm và thuế TNCN( biến độc lập) tác động đến chi tiêu tiêu dùng cá nhân (biến phụ thuộc). Tác giả đưa ra thêm 5 yếu tố : giới tính, độ tuổi, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, nghề nghiệp (biến độc lập) tác động đến chi tiêu tiêu dùng cá nhân (biến phụ thuộc)

Dựa vào cơ sở lý thuyết và những phân tích trên tác giả đề xuất mô hình nghiên

cứu gồm 8 nhóm yếu tố là các biến độc lập (thu nhập cá nhân, tiết kiệm, thuế TNCN,

giới tính, độ tuổi, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, nghề nghiệp) tác động đến biến phụ thuộc (chi tiêu tiêu dùng) cùng với giả định rằng cá nhân được điều tra trong bảng khảo sát chi tiêu giới hạn trong phần thu nhập có được từ tiền lương tiền công.

Trước khi đưa ra bảng câu hỏi khảo sát, qua trao đổi tìm hiểu đối tượng cá nhân

chuẩn bị khảo sát, cá nhân khi trả lời bảng khảo sát khó có thể biết toàn bộ chi tiêu tiêu dùng trong tháng, cá nhân chủ yếu trả lời được các thành phần trong chi tiêu tiêu dùng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- 23-

Do vậy trong bảng câu hỏi khảo sát, tác giả liệt kê các khoản chi tiêu tiêu dùng bao

gồm: chi thuê nhà, chỗ ở; chi ăn uống; chi sức khỏe, y tế; chi học tập, nâng cao trình độ; chi vui chơi giải trí; chi vui mua sắm trang thiết bị; chi khác (đi lại, quan hệ xã hội, cho tặng, cấp dưỡng,…). Trong quá trình tính toán tổng hợp phân tích số liệu từ phần mềm SPSS tác giả đãgộp lại các khoản chi tiêu chi tiết thành tổng chi tiêu

Như vậy, mô hình nghiên cứu tác giả đề xuất như sau

Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất

(Nghiên cứu của tác giả)

Phân tích hồi quy là sự nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của một hay nhiều biến (biến độc lập hay biến giải thích) đến một số biến (biến kết quả hay biến phụ thuộc) dựa vào các giá trị được biết trước của các biến giải thích. Đề tài sử dụng phương

CÁC KHOẢN CHI TIÊU TIÊU DÙNG Thu nhập cá nhân Tiết kiệm Thuế TNCN Giới tính Độ tuổi Tình trạng hôn nhân Trình độ học vấn Nghề nghiệp

- 24-

pháp hồi quy để ước lượng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố: thu nhập cá nhân, tiết kiệm, thuế TNCN, giới tính, độ tuổi, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, nghề nghiệp(biến giải thích) tác động đến chi tiêu tiêu dùng cá nhân (biến kết quả).

Nghiên cứu sử dụng mô hình phân tích hồi quy tuyến tính sử dụng biến phụ thuộc dạng biến giá trị liên tục để ước lượng xác suất một sự kiện sẽ xảy ra với những thông tin của biến độc lập mà ta có được. Sử dụng phương pháp định tính, suy diễn giải thích và đề ra các giải pháp phù hợp, đề xuất kiến nghị chính sách giảm thuế thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương tiền công cho phù hợp.

Mô hình hồi quy:

Một phần của tài liệu phân tích và đánh giá các tác động của chính sách giảm thuế thu nhập cá nhân đến tiêu dùng tại tp hcm (Trang 33 - 36)