Chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị khóa XI về “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả học tập và làm theo tấm gương đạo đức hồ chí minh ở huyện tân kỳ tỉnh nghệ an trong giai đoạn hiện nay (Trang 39 - 46)

việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”

1.2.2.1. Yêu cầu của Chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị khóa XI về “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”

Về mục đích, Chỉ thị số 03 nêu rõ: “là nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ và sâu rộng hơn nữa về ý thức tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội thực dụng, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và các tệ nạn tham nhũng, tiêu cực; góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Ðại hội XI của Ðảng”.

Về yêu cầu triển khai: “là tạo sự thống nhất cao về nhận thức trong Ðảng và xã hội về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, coi đây là công việc thường xuyên hằng ngày, là trách nhiệm cụ thể thiết thân của mọi cán bộ, đảng viên và nhân dân”.

Trong tổ chức thực hiện: phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo đồng bộ, chặt chẽ, kết hợp việc tổ chức học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng, các cuộc vận động và các phong trào

đang triển khai trong Ðảng và trong xã hội, góp phần đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị. Kết hợp giữa xây và chống.

Phương thức tiến hành được đề ra cụ thể: cần đề cao ý thức tự giác tu dưỡng, rèn luyện của mỗi người, nhất là vai trò gương mẫu của cán bộ chủ chốt các cấp, của người đứng đầu, của cấp trên; đồng thời, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc thực hiện nghiêm các quy định của tổ chức đảng, pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy định của cơ quan, đơn vị và sự giám sát của nhân dân.

1.2.2.2. Điểm khác nhau giữa yêu cầu của Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và chủ trương “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”

Cuộc vận động là sự tuyên truyền, thuyết phục nhiều người tự giác tham gia nhằm đạt một mục đích nào đó. Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” được hiểu là một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng được tổ chức thực hiện trong toàn Đảng, toàn quân, toàn dân nhằm tuyên truyền, thuyết phục nhiều người tự giác học tập và làm theo gương sáng đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Về “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”:

Sau Đại hội lần thứ XI của Đảng, khi ra Chỉ thị số 03 về “Tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Bộ Chính trị đã tính: “tiếp tục” là kế thừa cái nền tảng đã có. Còn điểm mới của việc “tiếp tục” so với Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” được triển khai trong nhiệm kỳ 2007 - 2010 là gì?

Thứ nhất, đó là chuyển trọng tâm từ việc “học tập” sang “làm theo”, từ chuyển biến về nhận thức tư tưởng của mỗi cá nhân và tập thể để đẩy mạnh

phong trào hành động cách mạng “làm theo” tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trên cơ sở phát huy những kết quả và đúc rút những kinh nghiệm của Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và các cuộc vận động, các đợt, phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ trước đó nhưng có ý nghĩa lâu dài hơn, trở thành một nội dung mà các tổ chức đảng, các cán bộ, đảng viên, hội viên các đoàn thể phải thực hiện thường xuyên, xem như công việc hằng ngày; là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá tổ chức cơ sở đảng và đảng viên hàng năm.

Cùng với điểm nổi bật về chuyển trọng tâm từ việc “học tập” sang “làm theo” tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là mỗi năm đều có một chủ đề gắn với nhiệm vụ chính trị, để tạo chuyển biến mạnh mẽ, sâu rộng về ý thức tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân… xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI của Đảng.

Thứ hai, về công tác chỉ đạo, không gọi là cuộc vận động nữa và không lập ban chỉ đạo ở các cấp, nhưng vẫn có cơ quan thường trực giúp cho Đảng chỉ đạo. Ở Trung ương là Ban Tuyên giáo Trung ương; ở tỉnh, thành phố hay cấp huyện là ban tuyên giáo cùng cấp. Ngoài ra, còn thành lập Bộ phận giúp việc để giúp cho Ban Bí thư (cấp Trung ương), Ban Thường vụ Đảng bộ (cấp địa phương) và cơ quan thường trực xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục của các tổ chức đảng.

Tuy vậy, những điểm khác biệt trên không phải là điểm khác biệt đối lập mà ngược lại, có ý nghĩa bổ sung, biện chứng cho nhau, làm nổi bật ưu điểm của chủ trương được ban hành trong nhiệm kỳ Đại hội X của Đảng và thể hiện được tính phát triển bền vững của “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” thực hiện từ nhiệm kỳ Đại hội XI.

1.2.2.3. Nội dung cơ bản của của Chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị khóa XI “về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”

Bộ Chính trị khóa XI xác định tám nhóm nhiệm vụ cần thực hiện trong Chỉ thị:

Một là, tiếp tục tổ chức học tập tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, bao gồm cả việc học tập và làm theo tác phong, phong cách của Bác, thể hiện cụ thể trong công việc thường ngày, trong quan hệ với nhân dân, với đồng chí, đồng nghiệp... Ðặc biệt nhấn mạnh việc làm theo qua những hành vi thiết thực, cụ thể.

Hai là, tiếp tục xây dựng và tổ chức thực hiện những chuẩn mực đạo đức theo tư tưởng và tấm gương Hồ Chí Minh, phù hợp với đặc điểm hoạt động của từng ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị trong giai đoạn hiện nay.

Ba là, quy định rõ trách nhiệm tự giác đi đầu, gương mẫu của cán bộ lãnh đạo chủ chốt, người đứng đầu các cấp, của cán bộ, đảng viên. Xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát của tổ chức đảng và nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của cán bộ, đảng viên.

Bốn là, đưa việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào sinh hoạt thường xuyên của tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể. Xây dựng và tổ chức thực hiện tốt chương trình hành động của tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị; chương trình tu dưỡng, rèn luyện của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức. Lấy kết quả học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là một trong những tiêu chuẩn đánh giá, bình xét, phân loại đảng viên, tổ chức đảng hằng năm.

Năm là, tiếp tục chỉ đạo việc biên soạn chương trình, giáo trình về đạo đức Hồ Chí Minh để giảng dạy ở các cấp học, bậc học thuộc hệ thống giáo dục

quốc dân và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở các học viện, trường chính trị, trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ các cấp.

Sáu là, coi trọng việc giáo dục đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ. Cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp có biện pháp cụ thể để tổ chức, chỉ đạo thực hiện hiện tốt việc giáo dục đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ theo tấm gương đạo đức Bác Hồ.

Bảy là, định kỳ tổ chức kiểm tra, đôn đốc, sơ kết, tổng kết, phát hiện và biểu dương các điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Phê bình, uốn nắn các nhận thức lệch lạc, các việc làm thiếu gương mẫu, nói không đi đôi với làm. Ðấu tranh với các quan điểm sai trái, các biểu hiện quan liêu, tham nhũng, lãng phí.

Tám là, tiếp tục đẩy mạnh việc tuyên truyền về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, về các điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ bằng nhiều hình thức phong phú và sinh động.

Về phương thức tổ chức thực hiện, Chỉ thị nêu rõ:

- Nhiệm vụ tổ chức thực hiện được giao cho cấp ủy đảng các cấp, trực tiếp là ban thường vụ cấp ủy, đồng chí bí thư cấp ủy chỉ đạo. Không thành lập ban chỉ đạo các cấp.

- Tại Trung ương, Bộ Chính trị giao Ban Bí thư Trung ương Ðảng, đồng chí Tổng Bí thư chỉ đạo việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong toàn Ðảng và xã hội.

- Tại các ngành, địa phương, trách nhiệm thực hiện là của cấp ủy, trước hết là của Bí thư và thường vụ cấp ủy.

- Ở mỗi cấp đều thành lập bộ phận giúp việc, giúp cấp ủy trong tổ chức thực hiện.

Trong tổ chức thực hiện Chỉ thị, Bộ Chính trị còn đặc biệt nhấn mạnh một số vấn đề mới, nổi cộm để cấp ủy các ngành, địa phương lưu ý: đó là vấn đề về tư tưởng đạo đức, về phong cách Hồ Chí Minh.

Kết luận chương 1

Ta có thể khẳng định rằng: Cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh là một biểu tượng cao cả về đạo đức và tấm gương đạo đức. Đúng như đồng chí Phạm Văn Đồng đã viết: “Hồ Chí Minh cao mà không xa, mới mà không lạ, to lớn mà không làm ra vĩ đại, chói sáng mà không làm ai choáng ngợp, mới gặp lần đầu đã thấy thân thích từ lâu”.

Có lẽ, hơn bất cứ một lý luận chính trị nào, tư tưởng Hồ Chí Minh mang đặc trưng tổng hợp, đem lại cho người học không chỉ là sự hiểu biết, mà còn là cảm xúc; không chỉ là lý luận mà là phương pháp; không chỉ là nhận thức thông qua tiếp cảm các tác phẩm của Người mà còn làm phong phú tình cảm và niềm tin khi soi mình vào tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh - Bác Hồ kính yêu.

Hồ Chí Minh, thống nhất con người - cuộc đời và sự nghiệp, một cách toàn vẹn, trọn vẹn. Tổng hợp những sự thấu nhận ấy, làm nảy nở ở người học khát vọng trở nên tốt đẹp, đó chính là nhiệm vụ, là sứ mệnh của mỗi người thấy phải đạt đến, phải tác động vào trí tuệ và tâm hồn để mà học, mà rèn luyện, để làm việc, làm người theo Bác.

Tư tưởng đạo đức, tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh không chỉ các thế hệ người Việt nam ta, mà hành chục, hành trăm triệu người trên thế giới ngưỡng mộ Hồ Chí Minh, tìm thấy ở Người tấm gương sáng về hành động mẫu mực và nhân sinh quan tuyệt vời. Niềm hãnh diện của chúng ta về Bác còn ở chỗ: dù Bác đã đi xa, mà qua tấm gương Bác để lại, tấm gương đạo đức cách mạng vẫn góp phần thăng hoa cho dân tộc trong bè bạn bốn biển, năm châu. Bác Hồ - Chủ tịch Hồ Chí Minh hội tụ những nét tinh anh của con người Việt Nam, của mọi con người, mọi phương trời, mọi thời đại.

Sự nghiệp đổi mới đất nước đã và đang đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối vớisự hình thành và phát triển những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người Việt Nam, đồng thời tạo ra những thuận lợi và những thử thách mới đối

với mỗi cá nhân trong lĩnh vực đạo đức. Hơn lúc nào hết, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân Việt Nam phải quan tâm đầy đủ đến vấn đề đạo đức, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện những chuẩn mực đạo đức đúng đắn, tiến bộ; đẩy mạnh giáo dục, rèn luyện và tăng cường quản lý đạo đức trong Đảng và trong nhân dân. Đối với mỗi cán bộ, đảng viên, phải được quán triệt rõ yêu cầu, mục đích, nội dung cơ bản của Chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị khóa XI về “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” là nhiệm vụ rất quan trọng và thường xuyên, qua đó để giáo dục, rèn luyện mình, xứng đáng là đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam, là “người lãnh đạo, người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả học tập và làm theo tấm gương đạo đức hồ chí minh ở huyện tân kỳ tỉnh nghệ an trong giai đoạn hiện nay (Trang 39 - 46)