theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
3.2.2.1. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng trong thực hiện việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
Cấp ủy huyện chỉ đạo tiếp tục đưa nội dung học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp; đồng thời phát huy tính chủ động, sáng tạo của từng tổ chức đảng. Để cụ thể hóa nội dung phù hợp, thiết thực, huyện cần tập trung thực hiện một số nội dung sau:
Thứ nhất, tiếp tục tổ chức quán triệt sâu rộng việc học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong toàn Đảng bộ, hệ thống chính trị và tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân về mục đích, yêu cầu, những nội dung quan trọng của Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị, Kế hoạch số 03-KH/TW của Ban Bí thư Trung ương, các văn bản của Trung ương, Tỉnh ủy; trên cơ sở đó các cấp ủy đảng bổ sung vào kế hoạch tổ chức thực hiện.
Ban Thường vụ Huyện ủy xây dựng kế hoạch từng năm. Duy trì thực hiện chủ đề xuyên suốt toàn khoá “Suốt đời phấn đấu cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, làm người công bộc tận tuỵ, trung thành của nhân dân, đời tư trong sáng, cuộc sống riêng giản dị”. Tiếp tục chọn các nội dung trong các chuyên đề học tập đưa vào sinh hoạt chi bộ, cơ quan, đơn vị và sinh hoạt các tổ chức đoàn thể; mỗi cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên đề ra việc làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức và phong cách Bác Hồ thật thiết thực gắn với công việc thường ngày, trong quan hệ với nhân dân, với đồng chí, đồng đội, đồng nghiệp, thể hiện bằng lời nói, việc làm, hành vi cụ thể của mỗi người.
Thứ hai, chỉ đạo xây dựng và thực hiện hoàn chỉnh những chuẩn mực đạo đức theo tư tưởng, tấm gương đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh phù hợp với đặc điểm, yêu cầu, nhiệm vụ và tình hình hoạt động của từng ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị trong giai đoạn hiện nay.
Các cấp ủy đảng rà soát, bổ sung, chỉ đạo thực hiện những chuẩn mực đạo đức theo tư tưởng, tấm gương đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh của cán bộ, đảng viên ở địa phương, cơ quan, đơn vị, gắn với chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của ngành, lĩnh vực
Thứ ba, đưa nội dung học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh vào sinh hoạt định kỳ hàng tháng của tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể. Tổ chức trao đổi, thảo luận trong sinh hoạt chi bộ về chuẩn mực đạo đức, liên hệ với tình hình thực tế như: trách nhiệm với công việc; nâng cao đạo đức cách mạng; thực hiện nếp sống văn minh, tiết kiệm trong việc cưới, việc tang, lễ hội; chấp hành pháp luật và các quy định của Đảng; có lối sống trong sạch, lành mạnh; giữ mối liên hệ tốt với nhân dân, xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch vững mạnh; xây dựng xã nông thôn mới... Lấy kết quả tích cực học tập và nỗ lực làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh là một trong những tiêu chuẩn đánh giá chất lượng đảng viên, tổ chức đảng hàng năm.
Thứ tư, Xác định một số nội dung cụ thể về tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống, tác phong, phong cách trong công việc và sinh hoạt của cán bộ, đảng viên; một số vấn đề tư tưởng, đạo đức gây bức xúc trong ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị để tập trung chỉ đạo mang lại kết quả cụ thể, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Tăng cường công tác giáo dục tư tưởng, tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt đảng.
Thứ năm, chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình giảng dạy và học tập tư tưởng, tấm gương đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh trong hệ thống các trường học.
Phòng Giáo dục và Đào tạo có kế hoạch chỉ đạo việc giảng dạy học tập tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong các cấp học, bậc học theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo; tiếp tục thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” để giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.
Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện bổ sung vào chương trình giảng dạy học tập tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho các lớp đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng tài liệu do Ban Tuyên giáo Trung ương biên soạn.
Thường xuyên tổ chức các hoạt động thao giảng, thuyết trình trong đội ngũ giáo viên dạy các môn học: giáo dục công dân, văn, sử khối trung học cơ sở, trung học phổ thông; đội ngũ giảng viên kiêm chức thuộc Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện; đồng thời đẩy mạnh tổ chức các hội thi tìm hiểu về tư tưởng, tấm gương đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh trong học sinh.
Thứ sáu, tăng cường chỉ đạo giáo dục đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ theo tư tưởng, tấm gương đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh.
Quan tâm chỉ đạo Ban Chấp hành Đoàn thanh niên huyện tổ chức các hoạt động, sinh hoạt tập thể với nhiều hình thức đa dạng, phong phú thu hút đoàn viên, hội viên tham gia, tạo thành phong trào rộng lớn học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức và phong cách Hồ Chi Minh, góp phần lan tỏa rộng rãi trong xã hội.
Xây dựng và phổ biến các chuẩn mực đạo đức, giáo dục lý tưởng cách mạng cho học sinh, thanh niên nông thôn, lực lượng vũ trang và trí thức một cách cụ thể với các phương thức sáng tạo, thuyết phục, hiệu quả; tiếp tục đổi mới nâng cao chất lượng, hiệu quả các phong trào hành động cách mạng của thanh niên do Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phát động.
Thứ bảy, quan tâm công tác kiểm tra, giám sát định kỳ, sơ kết 6 tháng, tổng kết năm việc học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh.
Đánh giá công tác tổ chức triển khai và kết quả thực hiện tư tưởng đạo đức, tấm gương đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của ngành, địa phương; phát hiện những mô hình hay, cách làm hiệu quả; biểu dương những điển hình tiên tiến; phê bình uốn nắn những nhận thức lệch lạc, các việc làm thiếu gương mẫu, nói không đi đôi với làm trong việc học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh.
Đồng thời với việc tự kiểm tra, chỉ đạo các cơ sở đảng xây dựng kế hoạch kiểm tra, sơ kết, tổng kết, định kỳ tổ chức giao ban, chú ý ở các chi bộ, đảng bộ qua đánh giá sinh hoạt đảng còn hạn chế hoặc những nơi qua kiểm điểm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” còn những vấn đề chưa đạt yêu cầu để tăng cường chỉ đạo, uốn nắn; báo cáo kết quả kiểm tra, kiến nghị với cấp ủy cấp trên về nội dung, hình thức tổ chức học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Chấp hành sự kiểm tra của cấp ủy cấp trên đối với ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị và thực hiện công tác tổng kết hàng năm theo hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ương, về tích cực học tập và nỗ lực làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh.
3.2.2.2. Củng cố, kiện toàn tổ chức, bộ máy tham mưu, giúp việc Ban Thường vụ Huyện uỷ trong việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chỉ thị số 03.
Đảng bộ huyện Tân Kỳ cần thường xuyên củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức, bộ máy tham mưu, giúp việc ban thường vụ. Đây vừa là yêu cầu vừa là giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong thời gian tới. Những giải pháp cần được nghiên cứu thực hiện, đó là:
- Củng cố, kiện toàn Bộ phận giúp việc trên cơ sở đủ số lượng, cơ cấu đủ thành phần.
Căn cứ vào chức năng và nhiệm vụ của bộ máy tham mưu, giúp việc, Ban Tuyên giáo Huyện ủy đề xuất Ban Thường vụ Huyện ủy chỉ đạo kiện toàn tổ chức, đảm bảo cơ cấu thành viên bộ phận giúp việc theo đúng hướng dẫn của Trung ương.
Trưởng Bộ phận giúp việc Huyện uỷ là đồng chí Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện uỷ; Phó trưởng Bộ phận giúp việc Huyện uỷ là đồng chí Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện phụ trách văn hoá - xã hội và đồng chí Phó trưởng Ban Tuyên giáo Huyện uỷ.
Các thành viên còn lại gồm đại diện lãnh đạo văn phòng cấp ủy, ban tổ chức, ủy ban kiểm tra, ban dân vận, đại diện Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị xã hội và một số cán bộ Ban Tuyên giáo Huyện uỷ.
Các thành viên làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, có sự phân công nhiệm vụ theo mảng công việc, phụ trách 62 đảng bộ, chi bộ cơ sở và các ngành, lĩnh vực… để trực tiếp theo dõi, chịu trách nhiệm về công tác triển khai.
- Củng cố, kiện toàn bộ máy dựa trên tiêu chuẩn đủ kiến thức năng lực tham mưu, đủ phẩm chất đạo đức.
Các thành viên Bộ phận giúp việc phải là những người có năng lực tham mưu tổ chức công việc, có tâm huyết, năng động, tích cực trong nghiên cứu đề xuất cách làm, cách triển khai thực hiện Chỉ thị. Kiên quyết không lựa chọn thành viên tuy chức danh nhiệm vụ có phù hợp yêu cầu nhưng thiếu thể hiện tốt vai trò nhiệm vụ, chỉ tham gia theo danh nghĩa. Lựa chọn để cơ cấu các thành viên cần đảm bảo các nguyên tắc làm tốt công tác tham mưu như sau:
Yêu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả chỉ đạo, điều hành thực hiện Chỉ thị số 03 của cấp ủy phải lâu dài, tác động sâu, rộng trong Đảng và trong xã hội đòi hỏi công tác tham mưu của Bộ phận giúp việc phải đáp ứng các yêu cầu đặt ra. Điều này có nghĩa là, việc xây dựng, triển khai, đôn đốc và kiểm tra thực hiện chương trình, kế hoạch triển khai việc đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh phải bảo đảm chất lượng. Yêu cầu, nhiệm vụ của
cấp ủy đặt ra đến đâu, công tác tham mưu phải đưa ra được các kiến nghị, đề xuất các giải pháp thực hiện đến đó. Quan trọng là đưa ra được các giải pháp hữu hiệu để giải quyết thành công các yêu cầu và nhiệm vụ một cách khoa học và chặt chẽ, rõ ràng và thông suốt. Do đó, khi tham mưu cho cấp ủy xây dựng và hoàn thiện quy chế làm việc của Bộ phận giúp việc phải đáp ứng được các yêu cầu chỉ đạo, điều hành công việc của cấp ủy cũng như các hoạt động chung của toàn Đảng bộ trong thực hiện Chỉ thị số 03.
Tham mưu, đề xuất của Bộ phận giúp việc Huyện uỷ trong tổ chức, điều hành chỉ đạo của cấp ủy phải bảo đảm chất lượng, nghĩa là phải tham mưu, đề xuất chính xác, đi đúng trọng tâm. Để tham mưu, đề xuất có chất lượng, đảm bảo chính xác và đúng, cần phải có đủ trình độ, năng lực về chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt trên lĩnh vực công tác đảng, công tác tư tưởng, lý luận; phải có đầy đủ thông tin, kể cả thông tin quá khứ, thông tin hiện tại, thông tin dự báo các vấn đề cần tham mưu, đề xuất; phải nắm chắc các chủ trương, đường lối của Đảng; phải trung thực, khách quan, sát thực và phải đề cao trách nhiệm cá nhân về các vấn đề tham mưu, đề xuất; không được chủ quan duy ý chí và phải có tầm nhìn chiến lược, tầm nhìn xa và sâu. Tham mưu đề ra chủ trương, đường lối, mục tiêu, nhiệm vụ đúng là rất quan trọng nhưng chưa đủ. Cần phải tính toán chính xác các nguồn lực và các điều kiện khác để thực hiện các chủ trương, đường lối, mục tiêu cụ thể. Ngoài ra, phải tính toán và lường trước được những thuận lợi, khó khăn, rủi ro, kể cả khách quan và chủ quan có thể xảy ra để chủ động đề xuất các giải pháp để ngăn chặn và khắc phục. Để đảm bảo và nâng cao chất lượng tham mưu, đề xuất trong tổ chức triển khai thực hiện những việc triển khai trước mắt cũng như thực hiện các công việc đột xuất do cấp ủy giao, cần đặc biệt chú ý đến việc đề xuất kế hoạch hành động và các giải pháp tổ chức thực hiện. Mục tiêu, nhiệm vụ công việc và hoạt động của cấp ủy đặt ra đến đâu thì giải pháp thực hiện phải được đề xuất, kiến nghị đến đó. Không đề ra được
các giải pháp hữu hiệu, đủ mạnh để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra thì khó thể nói việc tham mưu, đề xuất đó có chất lượng và chính xác.
Khi tham mưu, đề xuất thực hiện chức năng, nhiệm vụ, bộ phận giúp việc cần phải bám sát thực tế, phân tích thực trạng các hoạt động để triển khai thực hiện các chức năng, nhiệm vụ đó, thực trạng việc chỉ đạo tổ chức thực hiện Chỉ thị số 03 ở từng địa phương, từng đối tượng, thực trạng đạo đức, lối sống của đội ngũ đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, thực trạng tổ chức và hoạt động của bộ máy giúp việc cấp dưới được giao thực hiện nhiệm vụ; chỉ ra được các ưu, khuyết điểm, nguyên nhân của những ưu, khuyết điểm và các giải pháp khắc phục. Đồng thời, phải phân tích kỹ khả năng và điều kiện hiện thực để thực hiện các ý tưởng đã tham mưu, đề xuất. Đây cũng chính là yêu cầu khi tham mưu, đề xuất phải căn cứ vào các luận cứ khoa học đầy đủ, không chủ quan duy ý chí, không lồng những mong muốn cá nhân trong tham mưu, đề xuất. Chỉ có trên cơ sở hiện thực khách quan và các luận cứ khoa học đầy đủ thì các ý tưởng, giải pháp, kiến nghị, tham mưu, đề xuất mới trở thành khả thi và hiện thực.
3.2.2.3. Xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát của tổ chức đảng và nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh của cán bộ, đảng viên.
Kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị số 03-CT-TW của Bộ Chính trị là kiểm tra thực hiện nhiệm vụ chính trị và phải là công việc thường xuyên của các cấp ủy, đồng thời phải phát huy vai trò của quần chúng nhân dân trong công tác xây dựng Đảng. Ban thường vụ cấp ủy tổ chức để Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân tham gia giám sát việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, thực hiện tốt Quy định về đảng viên các cơ quan sinh hoạt hai chiều với nơi cư trú... Xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát là khâu cần thiết và để làm thật hiệu quả, cần tập trung một số nội dung sau:
Một là, đối với tổ chức đảng cần xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện, kiểm tra 6 tháng và hằng năm đối với việc tu dưỡng, rèn luyện
đạo đức của cán bộ, đảng viên thuộc phạm vi lãnh đạo, quản lý, lĩnh vực được phân công phụ trách hoặc theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và khả năng tham gia giám sát hoặc phản ảnh của nhân dân mà xây dựng kế hoạch giám sát.
+ Nội dung kiểm tra, giám sát gồm:
- Việc nghiên cứu, quán triệt các nội dung cơ bản của tư tưởng, tấm