Thành tựu và hạn chế chính

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh vĩnh phúc lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nam 1997 den nam 2003 (Trang 73 - 98)

3.1.1. Thành tựu

Sau tái lập tỉnh (1997), dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, kinh tế Vĩnh Phúc có bước phát triển mạnh mẽ, tạo ra những thành tựu nổi bật trong chuyển dịch CCKT đặc biệt là CCKT ngành.

Thành tựu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành

Trong cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp đã có sự chuyển dịch tích cực và đúng hướng, thể hiện rõ nét trên các lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, lâm nghiệp. Trong nội bộ ngành có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu ngành; đưa chăn nuôi lên thành ngành sản xuất chính. Tỷ trọng trồng trọt giảm dần từ 71,32% năm 2000 xuống 61,18% năm 2003, chăn nuôi tăng từ 25,24% lên 34,9%. Giá trị sản xuất nông - lâm, thủy sản đạt tốc độ tăng trưởng ngày càng cao. Năm 1997 đạt 5,8%, năm 2003 đạt 7,7%. Mức tăng trưởng nông nghiệp toàn vùng đồng bằng sông Hồng (1997 - 2003) là 3%/năm (Số liệu Tọa đàm "Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn một số tỉnh vùng đồng bằng Bắc bộ", ngày 26/7/2005, tại Vĩnh Phúc do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và báo Nhân dân tổ chức). Quan trọng hơn, chuyển dịch CCKT ở Vĩnh Phúc đã từng bước làm thay đổi nếp nghĩ cách làm của nông dân, làm họ năng động trong sản xuất theo phương thức sản xuất công nghiệp.

Về trồng trọt, cơ cấu cây trồng đã chuyển từ độc canh sản xuất lương thực sang đa dạng hoá cây trồng. Diện tích các loại cây rau đậu, cây công nghiệp, cây ăn quả tăng dần qua các năm. Năm 1997, diện tích cây công nghiệp hàng năm đạt 7,8 ngàn ha, rau đậu 6 ngàn ha, cây ăn quả 2,8 ngàn ha. Đến năm 2003, đã tăng lên theo từng nhóm cây nêu trên là 9,4 ngàn ha (tăng 20,5%), 7,7% ngàn ha (tăng 28,3%), 6,94 ngàn ha (tăng 147,8%). Một số cây

trồng đã phát triển thành vùng tập trung như: dâu tằm, hoa. Bước đầu có sự gắn kết giữa sản xuất với thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Cơ cấu mùa vụ và trà lúa có sự chuyển dịch cơ bản. Các trà lúa xuân muộn, mùa sớm cho năng suất cao, ổn định ngày càng chiếm tỷ lệ cao. Năm 1997 diện tích trà lúa xuân muộn còn hẹp, thì đến cuối năm 2003 đã chiếm gần 60%; trà mùa sớm chiếm xấp xỉ 80% vụ lúa mùa.

Cơ cấu giống các loại cây trồng có sự thay đổi lớn. Các loại giống có năng suất cao, chất lượng tốt được đưa vào sản xuất, nhất là giống lúa, ngô. Đến nay, diện tích lúa được cấy bằng giống có tiêu chuẩn xác nhận đạt 90%, diện tích ngô lai 97%. Các giống tốt như giống lúa Khang dân 18, Q5, ngô P60, LVN10, LVN4... chiếm tỷ lệ cao. Số lượng giống sử dụng trong sản xuất giảm đáng kể, từ 38 giống lúa năm 1998 thì đến năm 2003 chỉ còn 15 - 17 giống chính. Đa số là giống cho năng suất, chất lượng cao, Tỉnh cũng đã tự sản xuất được một phần giống ngô lai, lúa lai cung cấp cho sản xuất.

Năng suất, sản lượng các loại cây trồng không ngừng tăng qua các năm, đặc biệt là năng suất lúa. Năm 1997, năng suất lúa bình quân của tỉnh đạt 34 tạ/ha, đến năm 2000 đạt 43,7 tạ/ha; năm 2001 dù bị thiên tai vẫn đạt 42,2 tạ/ha và vụ Đông Xuân 2001 - 2002 năng suất lúa đã đạt 49,67 tạ/ha. Năm 2003 đạt 50,3 tạ/ha, cao nhất so với thời gian trước đó [26].

Sản xuất lương thực phát triển mạnh, sản lượng lương thực tăng nhanh và ổn định, năm sau cao hơn năm trước. Sản lượng lương thực từ 204.883 tấn năm 1986, tăng lên 285.631 tấn năm 1996 và 421.137 tấn năm 2003 (xem biểu đồ trang 70). Bình quân lương thực trên đầu người cũng tăng lên qua các năm: từ 245,1 kg năm 1986 lên 292,27 kg năm 1996 và 366,64 kg năm 2003. Những diện tích trước đây trồng lúa, trồng màu cho năng suất và hiệu quả thấp, đã được chuyển dần sang trồng rau, hoa quả và các cây có giá trị cao hơn để tăng hiệu quả sản xuất trên 1 đơn vị diện tích canh tác. Điển hình như những cánh đồng trồng hoa của các xã ở huyện Mê Linh (Đại Thịnh 40 ha, Tráng Việt gần 50 ha, Mê Linh 230 ha...), giá trị sản xuất trung bình đạt 70

trường Tam Đảo 30 ha... cho giá trị sản xuất 50 - 60 triệu đồng/ha/năm và nhiều điển hình khác ở các xã, như Đại Đồng, Thổ Tang huyện Vĩnh Tường, thị trấn Yên Lạc và xã Tam Hồng huyện Yên Lạc, phường Tích Sơn, Đồng Tâm, thị xã Vĩnh Yên, xã Gia Khánh huyện Bình Xuyên, xã Vân Hội huyện Tam Dương... [2].

Thành tựu lớn nhất và quan trọng nhất của ngành trồng trọt những năm 1997 - 2003 là sản xuất đủ lương thực cho nhu cầu của nhân dân trong tỉnh và dành một phần để phát triển chăn nuôi và dự trữ.

Về chăn nuôi, đàn gia súc, gia cầm đều tăng cả về số lượng và chất lượng. Số lượng đàn gia súc, gia cầm đều tăng qua các năm, trong đó đàn bò và lợn phát triển mạnh ở hầu hết các huyện, thị trong tỉnh: đàn bò có 101,5 ngàn con năm 2001, 108,2 ngàn con năm 2002 và năm 2003 đã lên tới 121,4 ngàn con (tăng so với năm 2002 là 12,2% và so với năm 2001 là 19,6%); đàn lợn có 432,8 ngàn con năm 2001, 466,9 ngàn con năm 2002 và năm 2003 có 496,2 ngàn con (tăng so với năm 2001 là 14,6%); đàn gia cầm có 4,6 triệu con năm 2001 và 5,2 triệu con năm 2002, đến năm 2003 đã lên tới 6 triệu con (tăng so với năm 2001 là 30,8%). Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng bình quân 9,18%/ năm; cơ cấu ngành chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản tăng từ 23,28% năm 1997 lên 25,57% năm 2001; 26,28% năm 2002 và năm 2001 giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đạt 387,66 tỷ đồng, năm 2003 tăng lên 551 tỷ đồng và 29,9% năm 2003...

Kết quả chuyển dịch trong chăn nuôi còn thể hiện trong việc thay đổi cơ cấu giống. Các giống bò lai sind, lợn hướng nạc, gia cầm siêu thịt, siêu trứng được mở rộng sản xuất, chăn nuôi bò sữa đã bắt đầu hình thành và phát triển. Đặc biệt, việc triển khai thực hiện một số dự án chăn nuôi trong thời gian gần đây đã xuất hiện các mô hình chăn nuôi theo phương thức công nghiệp, tạo xu thế mới trong chuyển dịch cơ cấu chăn nuôi.

Về thuỷ sản, diện tích mặt nước có khả năng nuôi trồng thuỷ sản từng bước được đưa vào khai thác có hiệu quả. Thuỷ sản đang trở thành ngành

kinh tế có giá trị về sản phẩm hàng hoá và xuất khẩu của tỉnh. Trong những năm qua thuỷ sản đã có bước phát triển mới, tăng cả về diện tích nuôi trồng và sản lượng. Năm 1990 diện tích nuôi trồng là 2.088 ha và sản lượng đạt 927 tấn; năm 1996 diện tích nuôi trồng là 2.899 ha và sản lượng 2.501 tấn; năm 2003 diện tích nuôi trồng là 4.509 ha và sản lượng đạt 6.317 tấn. Cùng với việc mở rộng diện tích, tăng năng suất và sản lượng các loại thuỷ sản truyền thống tiêu thụ trong nước, tỉnh Vĩnh Phúc cũng đã chú trọng phát triển các thủy sản nuôi mới có khả năng xuất khẩu như: tôm càng xanh, cá rô phi đơn tính... Đặc biệt năm 2003, tỉnh đã có sản phẩm cá rô phi đơn tính tham gia thị trường xuất khẩu với số lượng hàng trăm tấn.

Về lâm nghiệp, Vĩnh Phúc đã cơ bản phủ xanh đất trống đồi núi trọc, nâng độ che phủ của rừng từ 13 - 14% năm 1996 lên gần 22% năm 2003. Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đã chỉ đạo công tác trồng rừng theo chương trình 327, chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng. Bảo đảm được khả năng phòng hộ đầu nguồn cung cấp nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp, hạn chế lũ lụt trong mùa mưa bão và đảm bảo sự cân bằng về môi trường sinh thái trên địa bàn toàn tỉnh. Ngành lâm nghiệp Tỉnh đã cung cấp một phần gỗ nguyên liệu cho Nhà máy giấy Bãi Bằng và nhu cầu sử dụng gỗ gia dụng của nhân dân trong tỉnh. Tỉnh đã hoàn thành cơ bản việc giao đất, khoán rừng cho hộ gia đình, các đơn vị quản lý. Hiện nay, rừng đã có chủ quản lý thực sự, tạo điều kiện cho việc hình thành và phát triển kinh tế trang trại lâm nghiệp ...

Quá trình chuyển dịch CCKT nông nghiệp và kết quả sản xuất những năm qua có sự tác động của nhiều yếu tố. Bên cạnh những điều kiện thuận lợi và tiềm năng sẵn có, thì công tác lãnh đạo, chỉ đạo bằng định hướng và đặc biệt là sự quan tâm đầu tư cho phát triển nông nghiệp có vai trò quan trọng. Tổng vốn đầu tư từ ngân sách tỉnh cho nông nghiệp - nông thôn từ 1997 đến tháng 6-2002 là 95,4 tỷ đồng; trong đó đầu tư cho thuỷ lợi 67,24 tỷ đồng, cho

sản xuất nông lâm thuỷ sản 28,15 tỷ đồng; cơ cấu đầu tư từ 3,54% năm 1997 tăng lên 16,2% năm 2001, năm 2002 đạt 18%. Năm 2003 tăng lên 19%.

Ngành công nghiệp và xây dựng: Khi tỉnh mới tái lập (1997), công nghiệp, thủ công nghiệp nhỏ bé, xếp thứ 41/61 tỉnh, thành phố trong cả nước; giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng chỉ có 1.202.735 triệu đồng. Đến hết năm 2001 đạt 6.134.660 triệu, đứng thứ 7 cả nước. Năm 2003 tổng giá trị sản xuất công nghiệp đạt 9.344.900 triệu đồng, tăng 14,2% so với năm 2000 đạt 104,56% so kế hoạch (xem biểu trang 74), tốc độ tăng trưởng công nghiệp đạt ở mức 16%, cao hơn so với mức tăng trưởng công nghiệp toàn vùng đồng bằng Bắc Bộ (gồm 8 tỉnh Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Tây, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc). Mức tăng trưởng công nghiệp toàn vùng là 14% (Số liệu Tọa đàm "Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn một số tỉnh đồng bằng Bắc bộ", ngày 26/7/2005 tại Vĩnh Phúc do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và báo Nhân dân tổ chức). Sản phẩm sản xuất ra ngày càng đa dạng. Phần nhiều các công ty lớn có máy móc thiết bị hiện đại, công nghệ khá tiên tiến. Giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh tăng 68,2%. Số doanh nghiệp ngoài quốc doanh mới thành lập tăng 134 doanh nghiệp. Số doanh nghiệp FDI đầu tư vào địa bàn tỉnh tăng gấp 2 lần so với năm 2000. Đến năm 2003 tỉnh đã có 30 doanh nghiệp FDI thuộc 9 nước và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư gần 400 triệu USD; 550 doanh nghiệp ngoài quốc doanh với tổng số vốn đăng ký 673 tỷ đồng. Có 6 dự án đang chuẩn bị đầu tư với số vốn đăng ký khoảng 270 triệu USD, số lao động sử dụng khoảng 4.000 người. Có 31 doanh nghiệp ngoài tỉnh đầu tư vào Vĩnh Phúc với tổng số vốn đăng ký 1.626 tỷ đồng, sử dụng khoảng trên 7.000 lao động [27].

Điều đáng chú ý là do công nghiệp ngoài quốc doanh và công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phát triển mạnh, nên tổng thu ngân sách trên địa bàn tăng mạnh: Năm 2001, tổng thu trên 800 tỷ đồng; năm 2002 tổng thu đạt

trên 1.600 tỷ đồng, năm 2003 đạt 2.300 tỷ đồng. Riêng công nghiệp, Vĩnh Phúc xếp thứ 7 của cả nước [27].

Từ năm 2002, tỉnh tập trung giải phóng mặt bằng và xây dựng hạ tầng cho các khu vực và cụm công nghiệp ở Khai Quang, Quang Minh, Tiền Phong, Hương Canh, Lai Sơn... tiến hành cải tạo, mở rộng, nâng cấp một số tuyến đường như quốc lộ 2b, 2c, 23, một số đường tỉnh lộ và phát triển hệ thống giao thông nông thôn. Đến cuối năm 2002, trên địa bàn tỉnh đã hình thành một khu công nghiệp và 7 cụm công nghiệp với tổng diện tích gần 2.000 ha. Đến năm 2003 đã hình thành các cụm công nghiệp mới Kim Hoa, Bình Xuyên, Khai Quang, Quang Minh.

Về cơ cấu GDP, công nghiệp đã góp phần quan trọng vào chuyển dịch CCKT của tỉnh. Năm 1999 công nghiệp, xây dựng chiếm 29,78% GDP; năm 2001 : 40,70%; năm 2003 : 45,37% [27].

Cùng với sự phát triển chung về kinh tế - xã hội, công nghiệp trên địa bàn Vĩnh Phúc trong những năm 1997 - 2003 đã có chuyển dịch đúng hướng và tăng trưởng cao. Vĩnh Phúc được đánh giá là một trong những tỉnh có tốc độ phát triển công nghiệp đứng vào loại cao nhất cả nước. Kết quả phát triển công nghiệp góp phần đẩy mạnh quá trình chuyển dịch CCKT theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Tuy vậy mới chỉ tăng mạnh ở khu vực FDI, còn khu vực công nghiệp trong nước có bước tăng trưởng chậm hơn. Tăng trưởng khối công nghiệp Nhà nước có tăng nhưng tăng chậm, chỉ tăng nhanh ở năm 2001 do có sự tác động hỗ trợ của Nhà nước. Tuy vậy sản phẩm sản xuất ra cũng đã đa dạng hơn, nhiều cơ sở đã đầu tư công nghệ tiên tiến vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, tăng đóng góp cho ngân sách địa phương, thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch CCKT, cơ cấu lao động trên địa bàn.

Trong cơ cấu nội ngành, công nghiệp trong nước phát triển chậm, chủ yếu do các doanh nghiệp đã được xây dựng từ lâu, máy móc, thiết bị lạc hậu,

công nghệ giản đơn. Đội ngũ cán bộ quản lý còn rất hạn chế về nhiều mặt, do đó hiệu quả chất lượng kinh doanh chưa cao.

Tốc độ tăng trưởng khối công nghiệp, cả quốc doanh, ngoài quốc doanh và công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đều đạt tốc độ tăng trưởng bình quân cao.

Khu vực công nghiệp trong nước đạt tốc độ tăng bình quân các năm 1997 - 2003 là 22,57%; Công nghiệp quốc doanh Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh tăng bình quân 5 năm (1997 - 2001) là: 21,10%. Năm 2003 đạt 25,38%. Quốc doanh địa phương đạt tốc độ tăng bình quân các năm 1997 - 2003 là: 34,79%. Công nghiệp ngoài quốc doanh đạt tốc độ tăng bình quân các năm (1997 - 2003) là: 21,87%; 2003 tăng 59,53% [27].

Công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh và mạnh. Năm 2000 so với năm 1997 tăng 8,2 lần. Năm 2003 so với năm 1997 tăng hơn 9,3 lần.

Như vậy tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp Vĩnh Phúc cao hơn so với tốc độ tăng trưởng chung của cả nước và so với các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Nhưng chủ yếu tăng mạnh ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp so với tổng giá trị sản xuất trên địa bàn toàn tỉnh tăng dần và tăng nhanh trong những năm gần đây: năm 1997 là 27,2%, năm 2002 đạt 67,7%; năm 2003 đạt 68,5%.

Bảng 2: Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp so với tổng giá trị sản xuất toàn tỉnh qua các năm

Đơn vị tính: Triệu đồng Qua các năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 * Tổng giá trị sản xuất toàn tỉnh 2.412.525 3.283.602 5.155.346 3.763.144 8.070.633 9.364.220 11.560.200 13.638.000 - Giá trị sản xuất công nghiệp 374.915 892.434 2.548.648 3.075.517 5.134.660 6.134.660 7.828.893 9.344.900 Tỷ trọng (%) 15,5 27,2 49,4 81,7 63,6 65,5 67,7 68,5

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2000; Báo cáo tổng kết năm 2002, 2003 của Sở công nghiệp Vĩnh Phúc.

Về cơ cấu nội ngành công nghiệp cũng có sự chuyển dịch. Công nghiệp Nhà nước trên địa bàn chiếm tỷ trọng thấp so với tổng giá trị sản xuất công nghiệp, năm 1997 chiếm 8,4%; năm 2000 chiếm 5,55%; năm 2003 chiếm 7,45%.

Công nghiệp ngoài quốc doanh, trong những năm từ 2000-2003 tốc độ tăng trưởng ngày một cao, tỷ trọng trong tổng giá trị sản xuất trên địa bàn cũng tăng mạnh. Năm 1999 chiếm 5,42%; năm 2001 là 9,8%, năm 2003 chiếm 50,45%.

Công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có tốc độ tăng trưởng nhanh. Tỷ trọng chiếm tỷ lệ cao trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn. Năm 1996 chiếm 16,3%; năm 1999 chiếm 86,18%; năm 2000 chiếm 89,71%; năm 2001 là 85,75%; năm 2003 là hơn 85,12% [27].

Bảng 3: Cơ cấu công nghiệp trên địa bàn

(Không tính an ninh, quốc phòng)

Đơn vị tính: Triệu đồng

Qua các năm

1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003

* Tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn 374.915 892.434 2.548.648 3.075.517 5.134.660 6.134.660 7.828.893 9.344.900

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh vĩnh phúc lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nam 1997 den nam 2003 (Trang 73 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)