Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế (2001 2003)

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh vĩnh phúc lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nam 1997 den nam 2003 (Trang 53 - 73)

cấu kinh tế (2001 - 2003)

Bước vào năm 2001, năm đầu thiên niên kỷ mới, Vĩnh Phúc có nhiều thuận lợi, thời cơ nhưng cũng có không ít khó khăn trở ngại. Tuy nhiên thuận lợi là cơ bản. Những yếu tố thuận lợi, khó khăn trên đã tác động sâu sắc tới quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc nói chung và chuyển dịch CCKT nói riêng.

Nhận thức đầy đủ những thuận lợi và thách thức khi bước vào thế kỷ mới, với tinh thần phát huy và khai thác cao độ tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, với sự giúp đỡ của Trung ương, mục tiêu tổng quát của tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian 2001 - 2005 được Tỉnh uỷ xác định trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII (3/2001) là: "Đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế, chuyển mạnh nền kinh tế theo cơ cấu công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ, thực hiện phân công lại lao động xã hội" [48, tr.54]. Kết hợp kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh, ngăn chặn và đẩy lùi tiêu cực, tham nhũng và các tệ nạn xã hội; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, vượt qua đói nghèo, từng bước tiến tới phồn thịnh giàu có. Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc đã đưa ra mục tiêu cụ thể trong 5 năm (2001 - 2005) là: "Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng bình quân trên 10%/năm. Thu nhập bình quân đầu người đạt 350 USD/năm. Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng tăng bình quân hàng năm 16%. Giá trị sản xuất nông

lâm nghiệp, thuỷ sản tăng bình quân 4,5 - 5%/năm. Giá trị các ngành dịch vụ tăng bình quân 9%/năm. Sản lượng lương thực bình quân đạt 40 vạn tấn/năm. Kim ngạch xuất khẩu đạt 40 - 45 triệu USD. Cơ cấu kinh tế đến năm 2005: Công nghiệp và xây dựng: 46%; Nông - lâm nghiệp 24,5%; Du lịch - dịch vụ: 29,5%" [48, tr.54].

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đến năm 2005 là 11%o, tạo thêm việc làm cho 1,5 - 1,6 vạn lao động bình quân hàng năm. Đến năm 2005 đạt tỷ lệ 20 - 25% lao động đã qua đào tạo. Hoàn thành phổ cập trung học cơ sở trong độ tuổi, 80% trường, phòng học được xây dựng kiên cố, 60% số trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia. 100% trạm y tế có bác sĩ và đạt tiêu chuẩn về cơ sở vật chất. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tăng tỷ trọng lao động ngành công nghiệp, dịch vụ; giảm tỷ trọng lao động trực tiếp trong nông nghiệp. Về công tác xây dựng Đảng, phấn đấu cuối nhiệm kỳ có 70% tổ chức cơ sở Đảng đạt tiêu chuẩn trong sạch vững mạnh, 90% đảng viên loại I [48, tr.90].

Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XIII đã đề ra những nhiệm vụ cụ thể và các giải pháp lớn, phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội, trong đó nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm. Nhiệm vụ phát triển kinh tế được xác định là: Đẩy nhanh nhịp độ tăng trưởng, lấy năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế làm mục tiêu hàng đầu.

Nông - lâm nghiệp trên cơ sở đảm bảo an ninh về lương thực, chuyển mạnh sang sản xuất hàng hoá, xây dựng cơ cấu cây trồng và vật nuôi hợp lý, đạt hiệu quả kinh tế cao.

Công nghiệp và xây dựng phát triển theo hướng CNH,HĐH, đẩy mạnh phát triển tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn; khôi phục các làng nghề truyền thống; khuyến khích phát triển công nghiệp ngoài quốc doanh; tạo môi trường thuận lợi thu hút công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tỉnh ngoài vào địa bàn, tạo thuận lợi cho Công ty HONDA và TOYOTA mở rộng sản xuất và nội địa hoá sản phẩm; phát triển công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm;

sắp xếp và đa dạng hoá các loại hình sở hữu doanh nghiệp Nhà nước; quy hoạch vùng, khu vực sản xuất thủ công nghiệp.

Phát huy hiệu quả kinh tế đối ngoại, đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư. Đến năm 2005 phấn đấu đạt 30 - 35 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký từ 100 - 150 triệu USD, đưa tổng số vốn đăng ký của các dự án trên địa bàn tỉnh đạt 400 - 450 triệu USD, trong đó vốn thực hiện đạt 60 - 65%, tạo ra sự chuyển dịch mạnh mẽ CCKT tỉnh [48, tr.61].

Kinh tế du lịch, dịch vụ: phát triển các trung tâm thương mại ở địa bàn Vĩnh Yên, Mê Linh, Thổ Tang... Tập trung đầu tư cơ sở vật chất cho các khu du lịch Tam Đảo, Đại Lải, Tây Thiên. Thu hút vốn đầu tư, liên doanh liên kết vào khu du lịch.

Phát triển kết cấu hạ tầng, tập trung vốn cho đầu tư phát triển, nâng cao chất lượng kết cấu hạ tầng các tỉnh lỵ, thị trấn, thị tứ, khu - cụm công nghiệp, khu du lịch, cụm xã miền núi và trọng điểm kinh tế Mê Linh; khai thác mọi nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng bao gồm mạng lưới giao thông, điện nước, thông tin liên lạc và các công trình hạ tầng xã hội khác; phát triển đô thị theo quy hoạch, gắn với phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu lao động, xây dựng cơ sở hạ tầng; hình thành các cụm đô thị Phúc Yên - Xuân Hoà - Đại Lải.

Phát triển khoa học và công nghệ, đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất. Trong nông nghiệp, tập trung ứng dụng các giống cây, con có năng suất và giá trị cao, các biện pháp phòng trừ dịch bệnh... phục vụ cho nhu cầu chuyển dịch CCKT nông nghiệp nông thôn.

Phát triển các thành phần kinh tế và hình thức kinh tế: phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, đan xen hỗn hợp nhiều loại hình sở hữu và đa dạng về hình thức tổ chức kinh doanh; khuyến khích các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế tham gia sản xuất và trực tiếp xuất khẩu.

Chăm lo các lĩnh vực văn hoá, xã hội, xây dựng con người. Thực hiện tốt công tác xã hội, phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, văn hoá thông tin; chăm lo bồi dưỡng thể chất cho nhân dân: công tác y tế, dân số kế hoạch hoá gia đình, thể dục thể thao; thực hiện lồng ghép có hiệu quả các chương trình quốc gia; chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng lao động trực tiếp trong nông nghiệp; đời sống nhân dân tiến tới giàu có, phồn thịnh.

Tăng cường củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của chính quyền các cấp; tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội (Mặt trận, Đoàn thanh niên, Công đoàn, Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh...); nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ.

Để thực hiện phương hướng, mục tiêu và những nhiệm vụ chủ yếu nêu trên, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc đã đề ra 10 chương trình kinh tế - xã hội cho 5 năm (2001 - 2005). Về kinh tế, Đảng bộ đã đưa ra các chương trình lớn:

Chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn nhằm chuyển mạnh nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa với các mục tiêu: tăng giá trị thu nhập 1 ha canh tác đạt 26 triệu đồng trở lên; đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất cây trồng; phấn đấu năng suất lúa đạt trên 50 tạ/ha/vụ. Bình quân hàng năm sản xuất 40 vạn tấn lương thực. Chuyển diện tích vùng bãi sông Hồng và những nơi có điều kiện sang trồng 2.000 - 3.000 ha dâu nuôi tằm, ươm tơ tiến tới dệt lụa xuất khẩu. Chuyển và cải tạo 1.000 - 2.000 ha diện tích vùng thường xuyên ngập úng sang sản xuất 1 vụ lúa, 1 vụ cá, kết hợp trồng cây ăn quả trên bờ. Sử dụng hợp lý đất gò đồi và chuyển dần đất trồng bạch đàn, sắn sang trồng cây ăn quả (vải thiều, nhãn, na, dứa), phấn đấu trồng mới 6.000 ha cây ăn quả các loại.

bảo vệ môi trường sinh thái. Bảo vệ và chăm sóc 15.000 ha rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Trồng mới 6.000 ha rừng: bình quân mỗi năm trồng 1.200 ha rừng tập trung, 1 triệu cây phân tán.

Chương trình phát triển công nghiệp - thủ công nghiệp, có các chỉ tiêu chủ yếu sau: Tạo điều kiện cho Công ty TOYOTA nội địa hóa 30% sản phẩm, Công ty HONDA nội địa hóa 70%. Xây dựng khu công nghiệp Kim Hoa và 6 cụm công nghiệp như: Quang Minh, Xuân Hòa huyện Mê Linh, Hương Canh huyện Bình Xuyên, Thanh Vân, Đạo Tú huyện Tam Dương và Khai Quang thị xã Vĩnh Yên. Có cơ chế khuyến khích thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước vào địa bàn. Xây dựng hệ thống cung cấp điện ở Mê Linh với công suất 40.000 KW, cải tạo nâng cấp lưới điện ở đô thị và nông thôn. Về công nghiệp chế biến: Xây dựng 2 nhà máy ươm tơ tại huyện Yên Lạc và Vĩnh Tường, mở rộng xưởng ươm tơ Tiền Châu, Mê Linh, sử dụng nguồn nguyên liệu từ 3.000 ha dâu tằm trên địa bàn. Xây dựng nhà máy nước dứa cô đặc Vĩnh Yên, mở rộng cơ sở chế biến hoa quả Tam Dương, nghiên cứu chế biến chuối bột xuất khẩu, chế biến bột và tinh bột. Xây dựng xí nghiệp may mặc ở Khai Quang và 3 cơ sở may mặc ở huyện Vĩnh Tường, Tam Dương và Yên Lạc. Củng cố các công ty giầy hiện có, xây dựng cơ sở 2 của Công ty giầy Vĩnh Yên. Khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống như: Gốm Hương Canh, rèn Lý Nhân, đá Hải Lựu, mộc Bích Chu, Thanh Lãng… Về vật liệu xây dựng, phấn đấu sản xuất 400 triệu viên gạch nung, 6 triệu m2

gạch ốp lát, nghiên cứu sản xuất gạch không nung từ đất đồi. Sản xuất 3.000 tấn gạch chịu lửa, 10 ngàn tấn cao lanh và đất sét các loại.

Chương trình xây dựng đô thị và nông thôn mới, xây dựng kết cấu hạ tầng đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội; khắc phục sự xuống cấp của mạng lưới giao thông, nâng cấp nhựa hóa 70 - 80% tỉnh lộ, 40% huyện lộ. Rải nhựa các tuyến đường chính nội thị Vĩnh Yên, Phúc Yên, Xuân Hòa, Đại Lải, Tam Đảo; kiên cố hóa mặt đường giao thông nông thôn đồng bằng từ 30 - 40%, trung du miền núi trên 20%. Phát triển và nâng cấp mạng

lưới điện, bảo đảm cấp điện đầy đủ, ổn định. Củng cố trạm biến áp và đường dây trung áp đảm bảo mỗi xã có từ 2 trạm biến áp trở lên, giảm tổn thất điện năng. Hiện đại hóa mạng lưới bưu chính viễn thông; bệnh viện đa khoa, 2 bệnh viện chuyên khoa và các trung tâm y tế tỉnh, huyện, các trạm y tế xã, phường có cơ sở vật chất, thiết bị theo đúng tiêu chuẩn. 100% trường phổ thông trung học công lập có phòng học cao tầng, 70% phòng học của trường tiểu học và trung học cơ sở được kiên cố hóa, nâng cấp, xây mới một số trung tâm giáo dục, trường chính trị, dạy nghề. Xây dựng và hoàn thiện cơ sở văn hóa xã hội: Nhà bảo tàng, thư viện, nhà thi đấu, trung tâm thể thao và một số điểm vui chơi giải trí, thực hiện chương trình nước sạch nông thôn...

Chương trình phát triển các khu du lịch tập trung, xây dựng các khu du lịch tập trung Tam Đảo, Đại Lải, Tây Thiên, Đầm Vạc nhằm đưa du lịch Vĩnh Phúc vào một trong những điểm sáng về du lịch của cả nước. Tạo chuyển biến và nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về vị trí, vai trò của ngành kinh tế du lịch. Khai thác, sử dụng và tôn tạo tài nguyên du lịch. Đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng điện, nước, thông tin, xây dựng vườn hoa, công viên. Có chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư vào các khu du lịch. Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ làm công tác du lịch.

Ngoài những chương trình lớn, định hướng cho phát triển kinh tế, đẩy mạnh quá trình chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH, Tỉnh ủy còn có các chương trình khác như: Chương trình dân số, việc làm và xóa đói giảm nghèo. Mục tiêu của chương trình này là đạt tỷ lệ ổn định về phát triển dân số; giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 20 - 25%; cơ cấu lao động được chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng lao động trong ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng lao động trực tiếp trong nông nghiệp xuống 60 - 70% lực lượng lao động. Mỗi

trường; Chương trình giáo dục - đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, nâng cao tay nghề cho người lao động góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng CNH, HĐH ; Chương trình phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và bệnh dịch HIV/AIDS Chương trình kiện toàn tổ chức, sắp xếp lại bộ máy của hệ thống chính trị [48].

Căn cứ vào các mục tiêu và nội dung các chương trình kinh tế - xã hội, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Khóa XIII xây dựng thành những đề án cụ thể cho từng chương trình và tổ chức chỉ đạo thực hiện.

Những chương trình cơ bản trên đã khẳng định định hướng chiến lược của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc, trong đó luôn chú trọng lấy phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt; đổi mới phát triển kinh tế ngành, vùng, thành phần theo hướng ngày càng phát huy những yếu tố tích cực, hướng tới CNH, HĐH nền kinh tế. Đây là bước chuyển lớn của tỉnh trong chuyển dịch CCKT.

Để triển khai thực hiện các chủ trương, định hướng của Nghị quyết Đại hội, Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đã đề ra các kế hoạch cụ thể đẩy nhanh quá trình chuyển dịch CCKT.

Nhằm phân công lại lao động, thúc đẩy chuyển dịch CCKT nông thôn, ngày 20/6/2001, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc ra Kết luận "Về khôi phục phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp". Kết luận nhấn mạnh vị trí có ý nghĩa của việc khôi phục và phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp đối với tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh có đất nông nghiệp ít, bình quân đất canh tác thấp (400m2/người), lực lượng lao động thiếu việc làm còn cao, đặc biệt ở nông thôn. Trên cơ sở đánh giá đúng vị trí, tầm quan trọng, thực trạng làng nghề tiểu thủ công nghiệp, Thường vụ Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đã đề ra mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp. Kết luận cũng định hướng rõ cần tập trung phát triển các làng nghề tiểu thủ công nghiệp: gốm, sứ, vật liệu xây dựng, đá mỹ nghệ, nghề nuôi tằm, ươm tơ, mây tre đan xuất khẩu...". Phấn đấu đến 2005, giá trị sản

xuất các làng nghề tiểu thủ công nghiệp phải tăng gấp 2 lần năm 2000; số lao động tăng 50% so với số lao động hiện có; mỗi huyện thị có từ 1 - 2 làng nghề mới" [43, tr.5].

Để tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch CCKT nông nghiệp, nông thôn, ngày 01/10/2001, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Khoá XIII đã ra Kết luận số 04KL/TU "Về đổi mới và phát triển hợp tác xã nông nghiệp giai đoạn 2001 - 2005". Kết luận đã đánh giá những mặt tích cực và hạn chế của các HTX sau chuyển đổi, từ đó đề ra phương hướng đổi mới, phát triển HTX trong những năm tới. Qua đó đã khẳng định quan điểm nhất quán của Đảng ta là thực hiện chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó kinh tế Nhà nước cùng với kinh tế tập thể (HTX là nòng cốt) ngày càng trở thành nền tảng vững

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh vĩnh phúc lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nam 1997 den nam 2003 (Trang 53 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)