Chủ trương, giải pháp của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh vĩnh phúc lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nam 1997 den nam 2003 (Trang 38 - 53)

chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Quán triệt Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng về đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, Nghị quyết Trung ương 4 khoá VIII (12-1997) "Về tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, phát huy nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác

quốc tế, cần kiệm để công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội đến năm 2000", Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc ngay sau khi tái lập tỉnh đã xác định cần có những chủ trương nhằm khơi dạy và phát huy tối đa nội lực, cần kiệm để đẩy mạnh CNH,HĐH, nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của kinh tế; ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất đi đôi với xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng XHCN; nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của kinh tế là định hướng cơ bản cho sự chuyển dịch CCKT, điều chỉnh cơ cấu đầu tư.

Thực hiện chủ trương mà Đại hội VIII của Đảng đề ra về phát triển nông - lâm ngư nghiệp, Đảng bộ đã triển khai chương trình thực hiện chính sách ruộng đất phù hợp với sự phát triển nông nghiệp hàng hoá và chuyển dịch CCKT nông thôn, tạo việc làm và thu nhập cho nông dân nghèo. Để hoàn thành việc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nông dân, ngày 26/6/1997, Tỉnh uỷ đã ra thông báo số 42/TB-TU thông báo "Kết luận của Thường vụ Tỉnh uỷ về thực hiện chuyển đổi dồn ghép ruộng đất hoàn thiện việc thực hiện Nghị định 64 của Chính phủ" với mục đích chuyển đổi, dồn ghép ruộng để giải phóng năng lực sản xuất, tạo điều kiện cho nông dân trong quá trình canh tác, từng bước đưa cơ giới vào sản xuất nông nghiệp. Tỉnh uỷ đề ra giải pháp thực hiện chuyển đổi, dồn ghép theo 2 hướng:

1) Chuyển đổi, dồn ghép triệt để trên cơ sở tiến hành đồng thời với qui hoạch lại giao thông, thuỷ lợi nội đồng ở những nơi đồng ruộng quá manh mún, chủ yếu ở đồng bằng.

2) Điều chỉnh đối với những nơi ruộng đất đỡ manh mún, chủ yếu ở miền núi và một phần trung du.

Thực hiện chủ trương của Tỉnh uỷ, ngày 21/7/1997, UBND tỉnh ban hành kế hoạch số 776/HC "Kế hoạch chuyển đổi dồn ghép ruộng đất trong nông nghiệp để hoàn thiện việc thực hiện Nghị định 64/CP của Chính phủ". Các huyện, thị tích cực triển khai thực hiện công tác này.

Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XII (tháng 11/1997) diễn ra trong bối cảnh tỉnh tái lập được gần 1 năm. Bộ mặt tỉnh đã có sự khởi sắc nhưng còn nhiều khó khăn, thách thức. Đại hội đã nêu rõ phương hướng chung phát triển kinh tế - xã hội là: đẩy mạnh nhịp độ phát triển kinh tế nhất là đối với công nghiệp, sớm thoát khỏi tình trạng kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, tạo điều kiện cho sự phát triển ổn định vững chắc, thu hẹp khoảng cách so với bình quân chung cả nước. Về CCKT, Nghị quyết Đại hội chỉ rõ: "Chuyển nền kinh tế theo hướng cơ cấu công nghiệp - nông nghiệp và dịch vụ" [32, tr.30]; phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường sinh thái. Phát huy tiềm lực của các thành phần kinh tế để khai thác được mọi tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Kết hợp tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hoá xã hội, xoá hộ đói, giảm hộ nghèo. Phấn đấu đạt các mục tiêu chủ yếu: Nhịp độ tăng GDP bình quân 18 - 20%; giá trị sản xuất công nghiệp xây dựng tăng bình quân hàng năm trên 50%; giá trị sản xuất nông lâm nghiệp tăng bình quân hàng năm là 4,5 - 5%; giá trị sản xuất ngành dịch vụ tăng bình quân hàng năm 17 - 18%; thu nhập bình quân đầu người 280 - 300USD; cơ bản xoá được hộ đói, giảm hộ nghèo xuống dưới 10%; tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 16,0 triệu USD vào năm 2000.

Chuyển dịch CCKT theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, giảm tỷ trọng nông - lâm nghiệp. Cụ thể nông - lâm nghiệp từ 48,27% (năm 1996) xuống 25% GDP (năm 2000). Công nghiệp và xây dựng từ 13,98% (năm 1996) lên 44,0% (năm 2000). Dịch vụ từ 37,75% xuống 31% [32, tr.30]

Đại hội đã đề ra nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế.

a. Đẩy mạnh phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp theo hướng bảo đảm an toàn lương thực, chuyển mạnh sang sản xuất hàng hoá trên cơ sở thâm canh, tăng tính hiệu quả và bền vững. Phải đảm bảo để lương thực đủ nhu cầu tiêu dùng, có lương thực để phát triển chăn nuôi và có một phần dự trữ. Những nơi có điều kiện cần phát triển lương thực hàng hoá bằng các

giống có chất lượng đem lại giá trị kinh tế cao, đáp ứng được nhu cầu của thị trường.

Chuyển mạnh nông nghiệp sang sản xuất hàng hoá gắn liền với thị trường, phục vụ công nghiệp, thị trường trong và ngoài vùng. Phấn đấu đạt giá trị thu nhập bình quân toàn tỉnh đạt 18 - 20 triệu đồng trở lên/ha canh tác. Phát triển mạnh cây ăn quả ở vùng đồi, đến năm 2000 đạt 1500 - 2000 ha. Tăng nhanh tốc độ chăn nuôi theo hướng ổn định đàn trâu, tăng nhanh đàn bò ở những nơi có điều kiện, phát triển mạnh đàn lợn, đàn gia cầm, nuôi cá và các con đặc sản. Chú trọng nâng cao chất lượng và giá trị của sản phẩm chăn nuôi. Trong cơ cấu nông nghiệp, giá trị của sản phẩm chăn nuôi sẽ tăng từ 22,07% (năm 1996) lên 30 - 35% (năm 2000) [32, tr.31].

Khuyến khích phát triển các ngành nghề truyền thống; hỗ trợ các nghề mới; phát triển mạnh dịch vụ ở nông thôn.

Để thực hiện nhiệm vụ đó, Đại hội đã đề ra một hệ thống các giải pháp: - Nắm bắt nhu cầu của thị trường để xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển; xác định rõ cơ cấu cây trồng vật nuôi cho từng vùng, từng huyện sản xuất; đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhất là công nghệ sinh học vào nông nghiệp; đẩy mạnh tốc độ sind hoá đàn bò, nạc hoá đàn lợn; áp dụng những tiến bộ mới về bảo vệ cây trồng vật nuôi, từng bước tạo thêm một số vùng có sản phẩm nông nghiệp sạch.

- Bố trí cơ cấu mùa vụ cây trồng phù hợp; coi trọng công tác thuỷ lợi; đưa diện tích tưới nước chủ động lên 70 - 75% diện tích canh tác; khoanh vùng kết hợp mô hình 1 cá, 1 lúa ở những nơi cấy vụ mùa hay bị ngập úng nặng.

- Tiếp tục vận động, chỉ đạo nông dân chuyển đổi, dồn ghép ruộng đất; từng bước cơ giới hoá nông nghiệp, trước hết ở các khâu: vận chuyển, làm đất, tưới cây, chế biến nông sản phù hợp với quy mô hộ và nhóm hộ nhằm

nâng cao năng suất và giảm nhẹ cường độ lao động, chuyển dần lao động nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp và ngành nghề dịch vụ khác.

- Từng bước xây dựng quan hệ sản xuất mới trong nông nghiệp; giải thể hoặc đổi mới các HTX nông nghiệp cũ theo nghị quyết của Tỉnh uỷ; tổ chức các hình thức kinh tế hợp tác mới từ thấp đến cao, đủ điều kiện thì hình thành HTX theo luật HTX, đẩy mạnh công tác khuyến nông; mở rộng phát triển các thị trấn, thị tứ, chợ nông thôn, nâng cấp mạng lưới đường điện đáp ứng việc giao lưu hàng hoá và chế biến sản phẩm nông nghiệp.

b. Phát triển công nghiệp với tốc độ nhanh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đảng bộ chủ trương tập trung mọi nguồn lực tạo điều kiện khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; hướng chủ yếu là phát triển mạnh công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và công nghiệp ngoài quốc doanh; sắp xếp công nghiệp quốc doanh, phát triển mạnh công nghiệp ngoài quốc doanh đa dạng hoá hình thức, ngành nghề; triển khai xây dựng kết cấu hạ tầng 2 khu công nghiệp Kim Hoa và Khai Quang; tập trung phát triển công nghiệp ven theo trục quốc lộ 2 từ Mê Linh tới thị xã Vĩnh Yên; lấy huyện Mê Linh làm địa bàn mở cửa xây dựng kinh tế liên doanh với nước ngoài.

Tập trung phát triển công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng và công nghiệp tiêu dùng. Công nghiệp chế biến nông sản cần chú trọng việc chế biến rau quả, đồ uống, thức ăn gia súc.

Về công nghiệp hàng tiêu dùng, chú trọng vào sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy, phát triển ngành giày da, may mặc và mở rộng hợp tác kinh doanh, liên doanh với nước ngoài sản xuất những sản phẩm xuất khẩu; phát triển thủ công nghiệp, khôi phục các làng nghề, khuyến khích các nghề thủ công truyền thống, có chính sách hỗ trợ phát triển các nghề mới.

c. Phát triển kết cấu hạ tầng, đô thị và các dịch vụ. Đại hội nhấn mạnh nhiệm vụ cải tạo và nâng cấp hệ thống giao thông thuỷ bộ; thực hiện xã hội

hoá xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn, đến năm 2000 có 10 - 15% các trục đường thôn, xã được lát gạch, bê tông và rải nhựa; khôi phục lại vận tải thuỷ, cải tạo nâng cấp một số bến cảng; phát triển đô thị gắn chặt với phát triển kinh tế xã hội, thay đổi cơ cấu lao động.

Trên cơ sở định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, Đại hội nêu rõ một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu là xác định quy hoạch sản xuất của từng vùng, từng ngành, từng lĩnh vực và sản phẩm chủ lực để có sự đầu tư đúng hướng; trước hết ưu tiên cho tỉnh lỵ Vĩnh Yên, những sản phẩm và xí nghiệp, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả; khai thác hết mọi tiềm năng lao động và đất đai; huy động mọi nguồn vốn; lấy việc phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững. Đến năm 2000, tỉnh sẽ có 18% số lao động được đào tạo và đào tạo lại. Tiếp tục sắp xếp các doanh nghiệp Nhà nước, đổi mới công nghệ, đầu tư chiều sâu để đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động đúng hướng và có hiệu quả.

d. Đẩy mạnh hoạt động thương mại, du lịch, kinh tế đối ngoại và tài chính ngân hàng. Trọng tâm của hoạt động thương mại là phát triển thị trường, mở rộng giao lưu hàng hoá, đẩy mạnh xuất khẩu, thúc đẩy sản xuất, chuyển dịch CCKT, phân công lao động xã hội; hình thành các trung tâm thương mại ở Vĩnh Yên, Phúc Yên; phát triển mạnh du lịch với hình thức du lịch sinh thái, du lịch cuối tuần, du lịch nghỉ an dưỡng; đầu tư vào những danh lam thắng cảnh như Tam Đảo, Đại Lải, Đầm Vạc, Tây Thiên...

Phát triển kinh tế đối ngoại, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp quốc doanh vươn lên xuất khẩu; tập trung cho các nguồn hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh như lạc, chuối, thịt chế biến, hàng may mặc, giày dép.

Phát huy thế mạnh về vị trí địa lý, tài nguyên, nguồn nhân lực, xây dựng các dự án gọi vốn đầu tư nước ngoài. Năm 1997 Vĩnh Phúc đã có 14 dự án đầu tư được cấp giấy phép với vốn đăng ký là 303 triệu USD, trong đó 13 dự án đã và đang triển khai thực hiện. Đến năm 2000 đưa các dự án đã

được cấp giấy phép vào hoạt động, thu hút mỗi năm 2 - 3 dự án mới; đưa số vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài trên địa bàn tỉnh lên 550 - 600 triệu USD, giải quyết việc làm cho 2000 - 2500 lao động tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Chuyển mạnh hoạt động tài chính, ngân hàng, tín dụng phù hợp với cơ chế thị trường. Ngân hàng chú trọng khâu huy động vốn cho vay đúng đối tượng và có hiệu quả, cho vay để phát triển sản xuất, giảm hộ nghèo.

Giải pháp phát triển du lịch là kêu gọi đầu tư nhằm nâng cấp và xây dựng thêm khách sạn ở Vĩnh Yên, Tam Đảo ; đầu tư xây dựng cơ bản hạ tầng khu du lịch Tam Đảo, Đại Lải, Đầm Vạc, Tây Thiên.

Đối với ngành thương mại là xây dựng mạng lưới bán lẻ và các đại lý mua bán của doanh nghiệp Nhà nước, coi đây là phương thức mở rộng chiếm lĩnh thị trường; quy hoạch mạng lưới chợ ở khu vực nông thôn, miền núi để bán các mặt hàng chính sách.

Nâng cao hiệu quả hoạt động các ngân hàng thương mại, cải tiến trình độ công nghệ, đảm bảo hiện đại hoá hoạt động ngân hàng.

Phát triển các thành phần kinh tế, tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, xoá bỏ cơ chế quản lý tập trung bao cấp quan liêu, thực hiện có hiệu quả cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN.

Cùng với giải pháp về chuyển dịch CCKT, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XII cũng nêu rõ những nhiệm vụ và giải pháp về phát triển văn hoá xã hội; tăng cường quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội; xây dựng Đảng; đổi mới hoạt động của chính quyền, mặt trận và các đoàn thể nhân dân [32, tr.31- 40].

Quán triệt nghị quyết của Đại hội XII, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc ra sức lãnh đạo nhân dân quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra. Quá trình thực hiện Nghị quyết Đại hội tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XII

chính, tiền tệ. Đầu năm 1998, thời tiết lại diễn biến phức tạp. Hạn hán nghiêm trọng kéo dài trên diện rộng. Nguy cơ úng lụt cũng thường xuyên xảy ra và có xu hướng ngày càng nặng hơn. Trung bình hàng năm có khoảng 1.700 ha - 2.000 ha diện tích canh tác bị úng ngập, có năm lên tới 6.000 - 8.000 ha. Tỉnh uỷ đã đề ra phương hướng cho công tác thuỷ lợi đến năm 2000 là đạt diện tích tưới nước chủ động lên 75 - 80% diện tích canh tác trở lên, tiêu úng chắc chắn vụ chiêm Xuân. Thực hiện mục tiêu đó, ngày 20/5/1998, Thường vụ Tỉnh uỷ ra Thông báo "Về quy hoạch thuỷ lợi tỉnh Vĩnh Phúc từ 1998 đến 2010". Thường vụ Tỉnh uỷ chỉ rõ, hướng chủ yếu đến 2000 là tập trung cho các công trình tưới, còn tiêu úng theo khả năng; tưới bằng động lực; hoàn chỉnh và đưa vào khai thác các công trình tưới lớn: trạm bơm Thanh Điền, Đại Định, Liễu Chi, hệ thống thủy nông Liên Sơn. Về tiêu nước. Tỉnh chỉ đạo khơi thông kênh Bến Tre để phân dòng chảy, giảm úng cho Nam huyện Tam Đảo và Bắc huyện Vĩnh Tường.

Ngày 01/11/1998, Tỉnh uỷ ra Chỉ thị "Về việc tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng đối với sản xuất vụ Đông Xuân 1998 - 1999". Chỉ thị chỉ rõ một trong những nguyên nhân năng suất cây trồng còn thấp là do cơ cấu giống chưa hợp lý. Do đó yêu cầu các cấp uỷ Đảng, Đảng đoàn, Ban cán sự Đảng, các ngành tập trung lãnh đạo chỉ đạo sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là vụ Đông Xuân 1998 - 1999; chỉ đạo các HTX nông nghiệp làm tốt vai trò trong sản xuất nông nghiệp.

Để thúc đẩy nông nghiệp phát triển, khắc phục những khó khăn do thiên tai và sự tác động của khủng hoảng kinh tế khu vực, ngày 9/3/1999, Thường trực Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc ra Thông báo "Về tình hình sản xuất nông nghiệp vụ chiêm Xuân và những chủ trương về sử dụng nguồn thuế nông nghiệp đầu tư hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn". Đây là chủ trương và giải pháp tích cực, chủ động của Tỉnh uỷ góp phần động viên các tầng lớp nhân dân, tổ chức xã hội, đặc biệt là nông dân phát huy nội lực, khắc phục khó khăn trong nông nghiệp.

Trong Thông báo, Thường trực Tỉnh uỷ chỉ rõ cần "chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ cho phù hợp" [36]. Diện tích vùng cao chuyển sang trồng màu, chú ý cây có giá trị kinh tế cao; diện tích vùng thấp mưa bị ngập tiếp tục gieo trồng lúa ngắn ngày bằng phương pháp gieo sạ khô hoặc chuyển sang

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh vĩnh phúc lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nam 1997 den nam 2003 (Trang 38 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)