Những thuận lợi và khó khăn của Vĩnh Phúc sau tái lập tỉnh

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh vĩnh phúc lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nam 1997 den nam 2003 (Trang 37 - 38)

Ngày 01/01/1997 tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập và đi vào hoạt động. Tỉnh có 7 đơn vị hành chính là thị xã Vĩnh Yên và 6 huyện: Lập Thạch, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Bình Xuyên, Tam Dương và Mê Linh; 150 xã, phường, thị trấn, trong đó có 1 huyện và 39 xã miền núi (Xem biểu đồ trang 32).

Sau tái lập, tỉnh Vĩnh Phúc có nhiều thuận lợi và khó khăn. Thuận lợi cơ bản là:

- Là tỉnh giàu truyền thống yêu nước và cách mạng. Tỉnh được tái lập đáp ứng nguyện vọng của cán bộ và nhân dân. Nhân dân phấn khởi, thêm động lực tinh thần thúc đẩy quá trình đổi mới và phát triển, xây dựng quê hương giàu, đẹp.

- Là tỉnh liền kề Thủ đô Hà Nội, nằm trong vùng tam giác trọng điểm kinh tế miền Bắc, là địa bàn chuyển tiếp với các tỉnh miền núi phía Bắc và thị trường Trung Quốc rộng lớn. Do đó tỉnh có điều kiện phát triển cả nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Tỉnh có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hoá là điều kiện để phát triển du lịch, dịch vụ.

- Tỉnh đã có cơ sở vật chất nhất định, thành quả của 10 năm đầu (1986 - 1996) thực hiện sự nghiệp đổi mới. Tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể quần chúng ngày càng được củng cố, kiện toàn, có kinh nghiệm bước đầu trong lãnh đạo phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN. Nền kinh tế tỉnh đã có sự phát triển, đặc biệt là nông nghiệp, lương thực đã đáp

được nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong tỉnh, chăn nuôi được đẩy mạnh là tiền đề cho sự phát triển nông nghiệp hàng hoá.

- Trong năm 1996 - 1997 đã có một số công ty lớn của nước ngoài vào đầu tư trên địa bàn tỉnh. Bước mở đầu này cùng với những lợi thế của tỉnh sẽ tăng thêm khả năng gọi đầu tư nước ngoài.

- Qui mô tỉnh vừa phải, địa bàn gọn là lợi thế để chỉ đạo nhanh chóng hiệu quả. Mặt bằng dân trí khá cao. Cán bộ và nhân dân bước đầu có kinh nghiệm về lãnh đạo, quản lý và sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường.

Những hạn chế và khó khăn chủ yếu:

- Điểm xuất phát về kinh tế rất thấp, thu nhập bình quân đầu người thấp, lao động thiếu việc làm còn nhiều. Tài chính mất cân đối nghiêm trọng.

- Về cơ bản vẫn là tỉnh nông nghiệp. Công nghiệp còn nhỏ bé, vốn ít, kinh doanh kém hiệu quả, không có khả năng tự đầu tư kinh tế, tuy đã có tăng trưởng nhưng tốc độ chưa đạt mức bình quân chung cả nước.

- Kết cấu hạ tầng chất lượng kém, xuống cấp nhanh, nhiều nơi chưa được xây dựng đồng bộ.

- Đội ngũ cán bộ thiếu hụt, tỷ lệ lao động có tay nghề thấp, số cán bộ công nhân có trình độ kỹ thuật, có ngoại ngữ còn rất hạn chế.

Những thuận lợi, khó khăn của tỉnh sau tái lập đã được Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc hết sức lưu tâm trong quá trình xây dựng chủ trương, giải pháp kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, mà một trong những bước đi đầu tiên là xây dựng chuyển dịch CCKT, đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH trên địa bàn tỉnh.

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh vĩnh phúc lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nam 1997 den nam 2003 (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)