vậy, pháp luật không thể đóng kín trong phạm vi một quốc gia nữa mà phải chứa đựng sự thông thoáng để tăng cường mối liên kết giữa các hệ thống pháp luật với nhau nhằm nâng cao tính hiệu quả của tiến trình hội nhập và hợp tác quốc tế về du lịch.
Thứ tư: Pháp luật về du lịch vừa là công cụ bảo vệ các hoạt động du lịch vừa
là công cụ xử lý những vi phạm pháp luật trong lĩnh vực du lịch. Trong quá trình tham gia hoạt động du lịch, các tổ chức và cá nhân không thể giải quyết những vấn đề vượt quá khả năng của mình như vấn đề thủ tục hành chính, môi trường, an ninh trật tự, an toàn cho du khách cũng như các vấn đề hợp tác quốc tế… cần đến sự quản lý bằng pháp luật của nhà nước. Có thể nói, ngoài ý nghĩa là công cụ để nhà nước thực hiện chức năng quản lý, còn là phương tiện để các chủ thể tham gia hoạt động du lịch bảo vệ sự tồn tại, quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong hoạt động du lịch.
Như vậy, pháp luật về du lịch vừa đóng vai trò mở lối, dẫn dắt cho hoạt động du lịch vừa là lá chắn bảo vệ cho hoạt động du lịch khỏi sự xâm hại từ mặt trái của nền kinh tế thị trường cũng như những biến động, khủng hoảng mang tính toàn cầu về kinh tế, chính trị trong thời kỳ Việt Nam hội nhập sâu với khu vực và thế giới.
1.3. KHÁI NIỆM, YÊU CẦU, ĐIỀU KIỆN VÀ TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH MỨC ĐỘ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH
1.3.1. Khái niệm, yêu cầu và điều kiện hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực du lịch du lịch
Hiện nay, các văn bản pháp luật về du lịch được ban hành dưới nhiều hình thức, thẩm quyền và thời điểm khác nhau nhưng đều hợp thành hệ thống văn bản về du lịch, do đó các văn bản này có mối liên hệ mật thiết với nhau. Để hoàn thiện pháp luật về du lịch thì tính thứ bậc và giá trị pháp lý của từng loại văn bản có ý
24
nghĩa quan trọng trong việc tạo ra tính thống nhất trong toàn bộ hệ thống pháp luật về du lịch. Bảo đảm các văn bản được ban hành phải phù hợp với Hiến pháp và các văn bản cấp trên khác, thống nhất với các văn bản cùng cấp. Hệ thống các văn bản pháp luật về du lịch nhằm điều chỉnh hoạt động du lịch, thiết lập một trật tự pháp luật với cơ chế điều chỉnh phù hợp, tạo hành lang pháp lý cho tổ chức và hoạt động du lịch phát triển.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI của Đảng về đẩy mạnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong đó một trong các nhiệm vụ chủ yếu là nâng cao năng lực quản lý và điều hành của nhà nước theo pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa và kỷ luật, kỷ cương. Vì vậy yêu cầu về hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực du lịch là tạo ra được một hệ thống pháp luật điều chỉnh tổ chức và hoạt động du lịch có sự đổi mới căn bản, có hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đầy đủ với các hình thức và thẩm quyền ban hành phù hợp, đồng bộ, thống nhất và có tính khả thi cao, thể chế hóa kịp thời đường lối, chính sách của Đảng về phát triển du lịch trong thời kỳ mới. Trên cơ sở tổng kết thực tiễn, nghiên cứu, đánh giá về hệ thống pháp luật hiện hành để thấy được những hạn chế trong bản thân các quy định pháp luật cũng như bất cập trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong thực tế, từ đó sửa đổi, bổ sung và thay thế các quy định đã lạc hậu, xây dựng các nội dung mới vào văn bản pháp luật hiện hành, hủy bỏ các văn bản không còn phù hợp. Do đó, đặc biệt chú trọng đến công tác tổng kết, khảo sát, đánh giá và dự báo về nhu cầu xã hội cần được pháp luật điều chỉnh, đánh giá thực trạng pháp luật hiện hành để có cơ sở cho việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hoặc ban hành mới. Bên cạnh đó, hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực du lịch không chỉ quan tâm đến các nhu cầu cơ bản của hoạt động du lịch trong nước mà phải chú ý đến sự phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế.
Trong những năm qua, nhà nước đã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực du lịch nhằm tạo ra hành lang pháp lý, khuôn khổ pháp luật cho tổ chức và hoạt động du lịch, góp phần vào việc xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và nhà nước pháp quyền xã
25
hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Tuy nhiên, pháp luật trong lĩnh vực du lịch còn bộc lộ nhiều yếu kém, bất cập: một số nội dung trong Luật Du lịch chưa hợp lý hoặc một số điều khoản được quy định trong Luật chỉ mang tính ước vọng, không có tính khả thi nên không thể triển khai thực hiện; có những quy định trong Luật Du lịch sau nhiều năm vẫn chưa có văn bản hướng dẫn thực hiện; có nhiều vấn đề phát sinh trong thực tế mà chưa có quy định pháp luật điều chỉnh; bên cạnh đó nhiều quy định pháp luật du lịch chưa đồng bộ, thống nhất với các quy định pháp luật khác có liên quan…Trong một chừng mực nhất định, các quy định pháp luật hiện hành về du lịch vừa thiếu lại vừa thừa, tính hệ thống không cao gây khó khăn cho việc thực thi, chậm đi vào cuộc sống. Để hoàn thiện pháp luật về du lịch cần đáp ứng các điều kiện:
- Tăng cường hiệu quả công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật và tổng kết kinh nghiệm xây dựng và hoàn thiện pháp luật về du lịch. Pháp luật về du lịch được hình thành và phát triển xuất phát từ nhu cầu và tình hình phát triển du lịch mỗi thời kỳ. Có những văn bản pháp luật thời điểm này là phù hợp và có tác dụng tốt cho sự phát triển của du lịch nhưng thời điểm khác có thể đã trở nên lỗi thời và lạc hậu, không những không mang lại tác dụng tích cực mà ngược lại còn gây ra sự thiếu đồng bộ thậm chí mâu thuẫn với các văn bản pháp luật khác, cản trở hoạt động du lịch. Chính vì vậy, việc tăng cường hiệu quả công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật là nhằm kịp thời sửa đổi, bổ sung, thay thế và ban hành văn bản quy phạm pháp luật mới, đảm bảo hệ thống văn bản quy phạm pháp luật du lịch phù hợp, thống nhất và khả thi.
- Tăng cường năng lực tổ chức pháp chế ngành du lịch. Hàng năm, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phải ban hành một số lượng văn bản quy phạm pháp luật rất lớn để thực hiện các văn bản cấp trên cũng như thực hiện chức năng quản lý nhà nước về du lịch của mình. Như vậy, chất lượng của những văn bản này mang dấu ấn rất lớn của những người làm công tác pháp chế. Việc tăng cường đội ngũ cán bộ công chức làm công tác pháp chế cả về số lượng và chất lượng là đòi hỏi cần thiết hiện nay: tạo điều kiện để cán bộ pháp chế được đi đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao
26
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và có chế độ đãi ngộ thỏa đáng; ngoài ra, hiện đại hóa về cơ sở vật chất, trang thiết bị để phục vụ cho công tác soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
- Đẩy mạnh hơn nữa công tác tổ chức theo dõi thi hành pháp luật trong lĩnh