TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Những hạn chế trên đây của pháp luật trong lĩnh vực du lịch ở Việt Nam hiện nay xuất phát từ những nguyên nhân cơ bản sau:
Một là: Nhận thức của xã hội, của nhiều cơ quan nhà nước về vị trí, vai trò
của du lịch vẫn còn chậm đổi mới. Phần lớn vẫn còn tồn tại quan niệm du lịch là hoạt động vui chơi, giải trí của số ít người có tiền, chứ chưa nhận thức được một cách rõ ràng du lịch là hoạt động kinh tế vô cùng quan trọng của đất nước. Vì vậy, sự quan tâm, đầu tư cho việc xây dựng hệ thống pháp luật về du lịch còn ít.
Hai là: Năng lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch của cán bộ, công
chức làm công tác tham mưu còn thấp, chậm đổi mới tư duy, chưa đáp ứng yêu cầu của thực tiễn; chưa thể chế hóa kịp thời quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển du lịch; nhận thức của các chủ thể không thống nhất. Văn bản pháp luật ban hành không phải lúc nào cũng rõ ràng và có một cách hiểu thống nhất. Công tác giải thích luật chưa được quan tâm và thực hiện thường kỳ, hiện tượng giải thích và áp dụng còn tùy tiện. Các chủ thể dẫn chiếu luật thường giải thích theo hướng có lợi cho mình.
Ba là: Công tác nghiên cứu khoa học lập pháp và tổng kết thực tiễn thực hiện
pháp luật để xây dựng và hoàn thiện pháp luật chưa được tiến hành thường xuyên, còn thiếu những đánh giá của các cơ quan, tổ chức nghiên cứu độc lập với các dự án luật và hiệu quả thi hành luật. Việc nghiên cứu, xây dựng chính sách, pháp luật đổi lúc nặng về giải quyết tình thế, chưa gắn với các định hướng mang tính chiến lược.
82
Bốn là: Sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc ban hành văn bản
pháp luật còn thiếu đồng bộ, mang tính khép kín, việc chưa chú trọng đúng mức việc thăm dò, lấy ý kiến, xử lý và giải trình đầy đủ ý kiến nhân dân, chưa thu hút ý kiến đóng góp của đối tượng có liên quan, trực tiếp chịu sự tác động trước khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Khi xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã lưu ý tới việc xin ý kiến của các cơ quan hữu quan. Song trên thực tế, các Bộ, ngành khác khi ban hành văn bản pháp quy liên quan đến du lịch thường không chú ý đến tham khảo ý kiến của ngành du lịch, đến khi thực hiện nảy sinh bất hợp lý mới quay lại sửa nên mất nhiều thời gian và hiệu quả không cao. Nhiều cá nhân, tổ chức chưa nhận thức được đầy đủ về trách nhiệm tham gia xây dựng pháp luật nếu có tham gia thì hiệu quả thấp do hạn chế về năng lực, trình độ.
Năm là: Trong thời gian qua, hoạt động kinh tế của đất nước phát triển, các
quan hệ xã hội thay đổi liên tục, nhiều vấn đề mới trong hoạt động du lịch phát sinh, chưa có tiền lệ. Trong khi đó công tác dự báo xu hướng vận động của du lịch chưa được làm tốt, dẫn tới bị động khi ban hành văn bản pháp quy, tạo nhiều “khoảng trống” chưa được pháp luật điều chỉnh.. Pháp luật không theo kịp quan hệ xã hội đang vận động và phát triển không ngừng, nhất là trong ngành du lịch – một ngành kih tế mới, năng động. Du lịch luôn đòi hỏi các sản phẩm, loại hình du lịch mới…song để triển khai một loại hình du lịch mới như du lịch thể thao lại vướng phải nhiều quy định của các ngành liên quan.
Sáu là: Chưa có sự cân đối giữa công tác xây dựng pháp luật và tổ chức thi
hành pháp luật. Nhà nước còn tập trung nhiều vào xây dựng pháp luật luật, chưa quan tâm nhiều đến cơ chế thi hành pháp luật, các điều kiện đảm bảo thi hành pháp luật. Công tác theo dõi, quản lý, kiểm tra thi hành pháp luật chưa được chú trọng, chưa xây dựng được bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả thi hành pháp luật. Thêm vào đó, kinh phí dành cho công tác xây dựng pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật hạn hẹp, khó đáp ứng được các yêu cầu của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 và nay là Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015.
83
Bảy là: Trong các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch từ trung ương xuống
các địa phương, lực lượng cán bộ làm công tác pháp chế rất mỏng. Nhiều người có trình độ pháp lý nhưng lại thiếu kiến thức chuyên ngành, nhiều cán bộ chuyên ngành nhưng khi tham gia xây dựng luật lại không có kiến thức chuyên sâu về pháp luật nên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng văn bản quy phạm pháp luật.
Mặc dù Chính phủ đã ban hành Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế được 4 năm nhưng vẫn chưa có thông tư hướng dẫn cụ thể, vì vậy nhiều nội dung của Nghị định chưa được thực hiện hiệu quả, thậm chí vẫn chưa được thực hiện. Đặc biệt là quy định về chế độ, chính sách cho người làm công tác pháp chế.
84
CHƢƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT TRONG