bằng pháp luật
Trong những năm tới, công tác xây dựng và hoàn thiện pháp luật nói chung và pháp luật trong lĩnh vực du lịch nói riêng nhằm đáp ứng yêu cầu khách quan của việc tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật tiếp tục thực hiện theo Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020; quán
85
triệt thực hiện các nội dung mới được điều chỉnh, bổ sung trong các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI; các kết luận của Bộ Chính trị và các quy định Hiến pháp 2013 về bảo đảm sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; gắn đổi mới công tác xây dựng và hoàn thiện pháp luật với nhiệm vụ cải cách tư pháp đã đề ra tại Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lượng cải cách tư pháp đến năm 2020…
Quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch bằng pháp luật hiện nay có cơ sở khách quan của nó. Bởi chúng ta đang ở thời kỳ mở cửa nền kinh tế thị trường với sự đa dạng và ngày càng phức tạp của hoạt động du lịch về thành phần kinh tế, về chủ thể, về hình thức tổ chức và quy mô hoạt động. Hơn nữa, trước sức ép của cạnh tranh và vì mục tiêu của lợi nhuận càng làm cho các quan hệ kinh tế - xã hội trở nên sôi động, quyết liệt hơn. Trong điều kiện đó, để định hướng cho sự phát triển của hoạt động du lịch, đòi hỏi nhà nước phải có cơ chế, chính sách và đặc biệt là pháp luật. Với những tính năng vốn có của nó, tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực du lịch nhằm tạo nhằm tạo ra môi trường pháp lý thông thoáng, ổn định, hỗ trợ, thúc đẩy các hoạt động du lịch phát triển sôi động nhưng có trật trự, giải quyết hài hòa các mâu thuẫn về lợi ích giữa các bên có liên quan trong hoạt động du lịch và xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực du lịch. Trong điều kiện hiện nay, tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực du lịch còn góp phần bảo đảm nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động của cơ quan nhà nước về du lịch từ trung ương đến địa phương, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các chủ thể tham gia vào hoạt động du lịch được phát triển phù hợp với đặc điểm mỗi địa phương và thực tiễn Việt Nam.
Tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật thông qua công tác pháp chế về du lịch, trong đó có công tác hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động du lịch theo hướng quy định cụ thể trách nhiệm, quyền hạn của từng chủ thể, đảm bảo tính khả thi, tính công khai – minh bạch…sao cho văn bản pháp luật sau khi ban hành là có thể thực hiện được ngay và đi vào cuộc sống,
86
không cần chờ hướng dẫn từ các cơ quan quản lý. Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật trong lĩnh vực du lịch phải được tiến hành thường xuyên, nghiêm túc và có phương pháp, bảo đảm hiệu lực thực thi của hệ thống pháp luật du lịch.