Hoàn thiện hình thức của pháp luật trong lĩnh vực du lịch

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực du lịch ở việt nam hiện nay (Trang 102 - 103)

Hiện nay, hoạt động du lịch ở Việt Nam được điều chỉnh theo quy định tại Luật Du lịch 2005 và hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành, ngoài ra còn rất nhiều nội dung về quản lý du lịch nằm rải rác trong nhiều văn bản pháp luật khác: Luật Di sản văn hóa năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa năm 2009; Luật Bảo vệ tài nguyên và môi trường 2005; Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2005; Luật Giao thông đường bộ 2008; Luật Doanh nghiệp 2014…; Nghị định số 57/2015/NĐ-CP ngày 16/6/2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 152/2013/NĐ-CP ngày 04/11/2013 của Chính phủ quy định về quản lý phương tiện cơ giới do người nước ngoài đưa vào Việt nam du lịch…Tuy nhiên, nhìn chung hệ thống pháp luật về du lịch của nước ta vẫn thiếu tính toàn diện, chưa đầy đủ, đồng bộ còn chồng chéo và không thống nhất ở một số lĩnh vực, thậm chí mâu thuẫn, tính khả thi thấp, chậm đi vào cuộc sống. Trước sự tác động của những thay đổi quan hệ xã hội và dẫn đến việc thực hiện Luật Du lịch và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Du lịch còn nhiều bất cập, vướng mắc. Những bất cập, vướng mắc này không thể giải quyết triệt để ở các văn bản quy định chi tiết thi hành do các quy phạm gốc tại Luật Du lịch đã bất cập, không phù hợp nên các quy phạm tại văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành không thể vượt ra ngoài quy phạm gốc. Như vậy, trong một chừng mực nhất định,

96

các quy định pháp luật hiện hành về du lịch có thể nói vừa thiếu lại vừa thừa, tính hệ thống chưa cao, nên có thể gây khó khăn nhất định cho việc thực thi. Các quy định về các lĩnh vực cụ thể cần được sửa đổi và bổ sung để du lịch phát triển như một ngành kinh tế mũi nhọn.

Trước tình hình đó, ngày 09/6/2015, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Nghị quyết số 89/2015/QH13 điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII, năm 2015 và Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016. Nghị quyết này đã thông qua việc sửa đổi, bổ sung Luật Du lịch tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV (dự kiến tháng 10/2016). Việc sửa đổi, bổ sung Luật Du lịch 2005 và hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành sẽ góp phần hoàn chỉnh hệ thống pháp luật trong lĩnh vực du lịch, tạo ra sự đổi mới đồng bộ, thống nhất, phù hợp không chỉ về nội dung mà còn cả về hình thức với các yêu cầu cơ bản: văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước phải được ban hành đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục; đảm bảo tính thứ bậc văn bản pháp luật; vừa đồng bộ với pháp luật trong nước, vừa phù hợp với trình độ và thông lệ pháp luật quốc tế.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực du lịch ở việt nam hiện nay (Trang 102 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)