Biểu tượng của khát vọng và niềm tin

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp biểu tượng trong tập truyện đảo người gù của êgiêdip môrô (Trang 41 - 45)

Khi con người đã được an ủi và cứu rỗi đế vượt qua nỗi đau, vượt lên và chiến thắng sự chết chóc, tất yếu họ sẽ có được khát vọng và niềm tin vào cuộc sống, vào tương lai. Tập truyện Đảo người gù ngoài xây dựng được hệ thống biếu tượng nói trên còn xây dựng được biếu tượng của khát vọng và niềm tin.

Từ điến Tiếng việt định nghĩa: Khát vọng là mong muốn, đòi hỏi với sự thôi thúc mạnh mẽ [9; 653]. Cuộc sống của con người luôn chứa đựng nhiều bất trắc. Sự an ủi không thôi chưa đủ, con người cần phải có niềm tin vào chính mình, tin vào những điều tốt đẹp và hơn hết là phải có khát vọng vươn lên trong cuộc sống. Trong truyện ngắn Cái chết của con chim nhỏ, khát vọng và niềm tin thế hiện ở biếu tượng lửa và hành trình đi tìm lửa của chim hồng tước.

Từ đỉến biếu tượng văn hóa thế giới cho rằng “Như mặt trời bằng những tia sáng của nó, lửa bằng những ngọn lửa tượng trưng cho hoạt động đem lại sự sinh sản dồi dào, tay uế và soi sáng...” [13; 427]. Ngay trong thần thoại Hi Lạp, lửa cũng đã là một biếu tượng của sự sống, của khát vọng. Thần Prômêtê trong tác phấm Prômêtê bị xiềng đã ăn cắp lửa của thiên đình trao cho con người, ban cho con người niềm hi vọng, nhờ có lửa, loài người biết được rất nhiều kỹ thuật. Như vậy, lửa chính là biếu tượng của sự sống mà muôn loài khao khát kiếm tìm. Trong tác phẩm, Êgiêdip Môrô cũng khẳng định lửa chính là “yếu tố của sự sống muôn đời, nhờ nó mà mầm non vươn lên khỏi bùn lầy nở ra những đóa hoa đầy hương sắc, nhờ nó mà những tế bào cấu tạo ra con người và muôn vật” [16; 67]. Nhưng đến một ngày không hiếu vì sao mà lửa ấm không còn trên mặt đất. Không có lửa cũng có nghĩa là sự sống của muôn loài đang đứng trước nguy bị hủy diệt: “người và vật như đui, như mù. Chúng dìm vào nhau, chen chúc, sờ soạng, dò dẫm bước đi gây lên hàng ngàn tai họa, những

bông hoa khép cánh, không tỏa hương. Những đám mây dày bao trùm mặt đất một màn sương vĩnh viễn” [16; 67].

Neu việc mất đi ngọn lửa, mất đi ánh sáng là điềm báo của sự chết chóc thì hành động tìm lửa, tìm ánh sáng chính là biếu hiện của khát vọng, của niềm tin. Điều kì lạ là, hành động ấy lại được trao gửi cho một sinh linh bé nhỏ - chim hồng tước. Nó bay chập choạng trong rừng rậm đen ngòm, tìm mọi cách mang đến cho đồng loại niềm tin và hi vọng. Ngay trong lúc tuyệt vọng nhất, tâm hồn nó vẫn tràn đầy một niềm lạc quan. Nó bảo đồng loại “rồi tất cả sẽ ốn thôi. Không có lý nào mà Thượng đế lại kéo dài sự giận dữ với chúng ta. Mặt trời rồi sẽ mọc” [16; 68]. Niềm tin vào một ngày ánh sáng sẽ trở lại với muôn loài cỏ cây chim chóc, mặt đất lại trở lại khỏe khoắn vui tươi thôi thúc con chim hồng tước bé nhỏ. Nó mạnh dạn trèo lên tới tận ngọn cây sến cao nhất, không có ánh sáng, nó lại đập cánh cao hơn. Nó đã mệt mỏi rã rời nhưng khát vọng trong nó vẫn mãnh liệt. Nó bay tới khí quyến bao quanh quả đất, nó lượn trong không trung, ngước mắt lên cao, lên cao hơn nữa. Và nó đã chiến thắng, ánh sáng đã trở lại với mặt đất. Chim hồng tước chính là một biểu tượng cho khát vọng và niềm tin của con người. Hành trình đi tìm lửa, đi tìm ánh sáng cũng chính là hành trình đế đi tìm sự sống. Và dẫu hồng tước có chết thì nó vẫn vui mừng vì sự sống lại trở về với muôn loài. Cái chết đó cũng giống như sự kết thúc của một bi kịch, làm cho tâm hồn con người cảm thấy như được thanh lọc.

Trong tiếng Hi Lạp, từ “chim” có nghĩa điềm trời hay thông điệp của trời. Trong Đạo giáo, các bậc thần tiên hóa thành chim để làm nổi bật tính tinh nhẹ, sự trút bỏ sức nặng của cõi trần. Các thầy tư tế hoặc các vũ nữ nơi thờ tự thường được các Brâhmana gọi là chim bay lên trời. Theo cùng nhãn thức ấy, chim là hình ảnh của linh hồn thoát khỏi thế xác, hoặc của các chức năng trí tuệ

thuần túy. Xuất phát từ quan niệm đó mà có lẽ chim được dùng làm biểu tượng cho khát vọng và niềm tin của con người.

Hình ảnh chim hồng tước khiến người đọc liên tưởng đến hình tượng chim báo bão trong tác phâm Bài ca chim báo bão của Maksim Gorky. Hình ảnh chim báo bão được tác giả so sánh “tựa hồ như một ánh chớp đen, như một mũi xuyên thắng vào mây bão”, với những tiếng thét chứa đựng lòng căm thù, khát vọng chiến đấu, hạnh phúc và niềm tin của người chiến sĩ trên nền của một cơn bão biến đang sôi sục. Hình ảnh chim báo bão là tượng trung cho nghị lực của con người. Đối lập với chim báo bão là những loài chim nhút nhát, chỉ ưa cuộc sống phong lưu an nhàn, sợ hãi mọi sự biến động. Chim báo

bão bay lượn ngang tàn và tự do trên biến dội sóng bạc đầu. Nó cười nhạo mây đen, nó nức nở vui mừng và kêu gọi bão táp “dữdội hơn nữa, bão táp hãy nối lên”. Nó reo tiếng reo của sứ giả chiến thắng.

Hay trong bài thơ Nhớ đồng của Tố Hữu, hình ảnh con chim cũng được dùng làm biểu tượng cho khát vọng tự do và niềm tin vào ngày mai của người chiến sĩ cộng sản đang trong cảnh tù đày:

Rồi một hôm nào, tôi thấy tôi Nhẹ nhàng như con chim cà lơi Say đồng hương nắng vui ca hát Trên chín tầng cao bát ngát trời.

Neu biếu tượng của khát vọng và niềm tin được xây dựng thông qua hình tượng chim hồng tước trong truyện ngắn Cái chết của con chim nhỏ thì tác phẩm Chân dung một danh tướng biểu tượng đó lại được xây dựng qua hình ảnh cái kiếm và trận đánh Phôngtơnoa. Lada là cậu bé say mê chiến trận. Từ nhỏ, cậu luôn mơ ước trở thành quan giám mã của Đức vua hoặc đại tá quân đội. Vì thế ngay từ khi còn ở với cha, cậu đã tự mình bày ra một thế trận.

Cậu “cầm cái que sắt xiên ngỗng giả làm kiếm, đấu với tường nhà bếp” [16; 73]. Khi được chuyến về Môngtơrơi và nghe chú Giêrôm kế chuyện về những năm tháng chiến đấu của chú, cậu thấy trong người hừng hực. “Đôi mắt tròn xoe của Lada như trông thấy khắp chốn những con ngựa dựng đứng hai chân, những lưỡi kiếm lập lòa, những cuộc truy đuối, những thương binh, những kẻ chạy trốn. Bàn tay chú bé xoắn lại với nhau bồn chồn say sưa. Trán nó như cảm thấy gió mát của lá cờ bay phần phật. Tai nó như nghe thấy tiếng đạn rít, tiếng gầm của đại bác và vang lên tiếng reo hò chiến trận” [16; 86]. Sức hấp dẫn từ những câu chuyện kế chiến trận và niềm say mê đã thôi thúc cậu bé. Cậu tự bày ra trận đánh Phôngtơnoa và coi mình là quan giám mã của đức vua. Cậu giơ cao cái que giả làm kiếm và kêu to một cách kiêu hùng: “Rút kiếm ra, các ngài..Thưa thống chế, kỵ binh của ta bị đánh lui! Hàng ngũ địch thật hùng hậu! Tiến lên, quân đội nhà vua!- Píp! Páp! Ba-un! Ba-un!- Hoan hô! Hàng rào địch bị phá vờ - Chúng ta chiến thắng! Hoàng thượng muôn năm!” [16; 86]. Những câu nói và hành động tưởng chừng chỉ là trò nghịch vô nghĩa nhưng ấn sau đó là niềm đam mê, khát vọng được thực hiện ước mơ của một “vị tướng nhỏ tuổi”.

Lada luôn bị cha mắng vì cậu không làm được việc gì cả: “lên sáu tuối rồi mà còn chưa biết hớt bọt một nồi hầm” [16; 93]. Cha Lada luôn coi cậu là một cậu bé vô dụng bởi ông chỉ nhìn thấy ở cậu những khuyết điếm. Thế nhưng, chú Giêrôm lại nhìn thấy ở cậu một dấu hiệu tương lai tốt: “Thằng bé này không là người bán hàng rau quả, cũng chắng là người đầu bếp, nó sẽ là một quân nhân” [16; 85]. Và có lẽ, chính thanh kiếm bằng que giả và trận Phôngtơnoa năm xưa đã giúp cho Lada có thêm nguồn khích lệ đế thực hiện ước mơ của mình. Cậu trở thành một vị đại tướng trong lịch sử nước Pháp - “Lada Hôsơ”, lập được nhiều chiến công to lớn và tuyệt đẹp nhưng vẫn khiêm nhường và hiền hậu như hồi còn nhỏ tuổi.

Qua việc tìm hiếu hệ thống biếu tượng trên, chúng tôi nhận thấy tập truyện ngắn Đảo người gù của Êgiêdip Môrô đã xây dựng được những biểu tượng độc đáo, góp phần thế hiện được ý nghĩa nhân văn của văn học thời kì khai sáng. Đồng thời cũng cho thấy tài năng của tác giả Êgiêdip Môrô trong việc dùng biếu tượng văn học để thế hiện những vấn đề xã hội.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp biểu tượng trong tập truyện đảo người gù của êgiêdip môrô (Trang 41 - 45)