Biếu tượng thế hiện sự tha hóa về nhân tính

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp biểu tượng trong tập truyện đảo người gù của êgiêdip môrô (Trang 28 - 32)

Tập truyện Đảo người gù xây dựng được thế giới biếu tượng rất độc đáo trong đó nổi bật là những biếu tượng thể hiện sự tha hóa về nhân tính.

Từ điển Tiếng việt định nghĩa: tha hóa là trở nên mất phẩm chất đạo đức [9; 653], còn nhân tính là tính chất chung tốt đẹp của con người, tính người [9; 513]. Tha hóa về nhân tính nghĩa là làm mất đi, biến chất thành xấu đi những phấm chất tốt đẹp của con người. Đây là vấn đề được nhiều nhà văn trên thế giới quan tâm như F. Kafka, A. Sekhov... hay các nhà văn Việt Nam như Nam Cao, Nguyễn Huy Thiệp... Cũng quan tâm đến vấn đề này, Êgiêdip Môrô đã xây dựng trong tập truyện của mình biêu tượng thê hiện sự tha hóa về nhân tính rất đặc sắc.

Nối bật trong tập truyện này chính là biếu tượng cái lưng gù trong Đảo người gù - truyện ngắn đặc sắc nhất, được lấy làm tên cho cả tập truyện. Truyện kể về nhân vật Giăng là “một thanh niên dong dỏng cao và tráng kiện. Ớ Pháp người ta bảo đó là một chàng trai bảnh bao” [16; 5]. Vì thế anh có đôi chút kiêu căng khi con tàu của anh cập bến Đảo người gù. Nhưng khi đặt chân lên đảo anh hết sức ngạc nhiên khi những người trong đảo từ thủy thủ, người đánh xe, những người hầu gái phục vụ và cả những khách ngồi ăn ở các bàn xung quanh... tất cả đều gù. Tấm lưng thẳng có chút kiêu căng của Giăng không tránh khỏi con mắt tò mò mãnh liệt của những người xung quanh. Người ta tỏ ra thương hại chàng thanh niên tội nghiệp. Những lời nói đó làm Giăng không thế hòa nhập với cuộc sống của họ. Anh không muốn gù thật nhưng chỉ đế che mắt thiên hạ, anh sẽ sắm cho mình một “cái gù giả”: “Anh chạy vào một cửa hàng bán chăn đệm, mua hai bọc lớn len rối, rồi cũng rảo bước nhanh như thế, anh trở về quán trọ, vào căn buồng đã thuê, đóng cửa lại và trong hai tiếng đồng hồ, anh làm việc một cách bí mật. Khi bước ra khỏi phòng, hình dạng anh đã thay đối. Giữa hai vai và trước ngực, anh có hai cái bướu to tướng”[16; 11]. Cái

bướu đó của Giăng làm cho anh nhận được sự đón nhận nhiệt liệt của mọi người, người ta nhìn anh mỉm cười với con mắt thèm muốn. Sự ngưỡng mộ của mọi người xung quanh khiến Giăng hiểu rằng “Ở xứ Gù, những người lưng thẳng thường bị rẻ rúng” nghĩa là con người luôn phải thay đổi thậm chí phải tha hóa để thích nghi với môi trường xung quanh. Có thể nói hình ảnh “cái lưng gù” của Giăng chính là biểu tượng thể hiện sự tha hóa về nhân tính. Anh không gù nhưng cũng không dám khắng định mình mà chọn cách tha hóa, thay đối mình cho phù hợp với cái nhìn của mọi người.

Sống trong một thế giới gù, khi mà những kẻ không gù bị dè bỉu, khinh bỉ, có lẽ không chỉ có Giăng tha hóa mà rất nhiều người trong đám đông đang có hình dạng “gù” cũng đang làm như anh. Bởi vì, người ta biết rất rõ lợi ích của việc “gù”, “gù” nhiều và những thua thiệt khi không được “gù”. Và cũng giống như Giăng, có lẽ những “cái gù giả” cũng làm cho họ thấy thích thú khi nhận được sự ngưỡng mộ và chào đón đặc biệt của mọi người. Thế mới biết sự tha hóa trong nhiều hoàn cảnh đôi khi là không cưỡng lại được.

Như vậy, trong xã hội dị biệt, những gì phản thấm mĩ lại được tôn vinh. Sự tôn vinh ấy đôi khi kéo theo những sự dối trá, những sự tha hóa của con người. Vì thế, không chỉ trong Đảo người gù của Môrô người ta mới thấy điều này. ơ một tác phẩm mang hơi hướng cổ tích khác là Alice ở xứ sỏ' thần tiên

chúng ta cũng thấy điều đó. Đế làm vừa lòng nữ hoàng đở, rất nhiều cận thần của bà đã cố tình làm cho mình xấu đi. Chỉ đến khi người làm mũ bóc mẽ từng kẻ một thì sự thật mới được lộ diện. Như vậy, sự tha hóa trong một xã hội đầy nghịch lí và dị biệt là một vấn đề có tính quy luật.

Trong truyện Nàng tiên chuột Bạch Êgiêdip Môrô kể về vua Louis XI là một ông vua độc ác. Biết bao nạn nhân vô tội đã bị giam cầm do đường lối chính trị hà khắc của hắn. Vị vua của một nước nhưng lại không chăm lo cho

dân mà chỉ tìm cách làm cho lâu đài Pletxi trở thành một nhà tù kín bởi “chỉ cần những cớ không đâu cũng đủ để các nhà tù của Louis XI chật ních người. Nói đến tên vua mà không kèm theo những lời ca ngợi, xích tay liền, bàn về đời sống của dân, hé ra một đôi lời phàn nàn nghèo túng hoặc sợ hãi, tội đáng bắt. Rồi, những người khác, không phải là không bị ngược đãi cũng bị bắt giam chang vì một lí do nào hết cả” [16; 19]. Hắn không bao giờ ban phát một lời an ủi đối với các tội đồ và ngăn cấm không cho bất cứ ai vào thăm các tù nhân kể cả hoàng tử Saclơ. Thật độc ác và tàn nhẫn. Hắn còn bắt ba đứa con nhỏ của tội nhân phải chứng kiến cuộc hành hình của cha chúng rồi bắt giam chúng vào ngục mặc cho sự khóc than của ba đứa trẻ tội nghiệp, ơ hắn, không có phẩm chất của một vị vua anh minh, công lí mà chỉ toàn là những tội ác của một tên vô lại. Hắn che giấu bên trong một ông vua độc ác là vẻ bề ngoài vô cùng ngoan đạo: “mỗi khi làm xong một việc ác, hắn lại thành tâm cầu nguyện, nhưng vẻ ngoài lại không có gì tỏ ra một chút hối tiếc về bao tội ác hắn đã làm”. Có thế nói, Louis XI chính là hiện thân của cái xấu, cái ác, biểu tượng thể hiện sự tha hóa về nhân tính.

Tác phấm Apđala, thằng quỷ sứ, sự tha hóa về nhân tính thế hiện ở câu nói “Apđala, thằng quỷ sứ”. Apđala là một cậu bé mồ côi cha từ hồi lên 7 tuổi, từ đó cậu phải sống dưới sự bảo trợ hà khắc của ông bác. Trước đó, tuổi thơ của cậu là một vũ trụ hoan lạc và êm đềm, cậu ham thích việc học tập, biết bí mật của vạn vật và những quy luật sống của các sinh linh nhỏ bé. Nhưng bây giờ, bên cạnh cậu là một nhà sư phạm nghiêm khắc và buồn chán, dạy cho cậu những bài luân lý bằng roi vọt và những bài khoa học bằng chép phạt hoặc cắt phần thức ăn. Chính cách giáo dục hà khắc đó đã làm cho Apđala mất đi sự hồn nhiên của tuổi thơ, thay vào đó là những trò ranh mãnh: “không còn có xó xỉnh tối tăm bấn thỉu nào mà Apđala không chui vào” [16;54]. Những người ăn người

ở trong nhà luôn bị cậu vấy ướt bằng đủ các thứ chất lỏng hôi hám. Những lọ mực, hộp sơn, những bình hồ dán được ném ra từ mọi phía. Chăn mền đầy đất cát và rơm rác bị khâu dính với giường nằm. ... Từ một trái tin non nớt dịu dàng đầy tin yêu, cậu được người ta đặt cho cái tên “Apđala, thằng quỷ sứ”. Chính câu nói đó đã góp phần làm cho cậu bé Apđala trở thành một đứa trẻ bất trị. Như vậy, biếu tượng thế hiện sự tha hóa về nhân tính trong truyện ngắn của Êgiêdip Môrô không chỉ biểu hiện qua nhân vật mà qua ngôn ngữ, thậm chí chỉ là những câu văn ngắn cũng bộc lộ rõ được đặc điếm này.

Như vậy, Êgiêdip Môrô đã xây dựng được biếu tượng thể hiện sự tha hóa về nhân tính qua những con người rất độc đáo, góp phần thể hiện ý nghĩa nhân văn của tác phâm.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp biểu tượng trong tập truyện đảo người gù của êgiêdip môrô (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(60 trang)
w