Biểu tưọng thế hiện phong cách tác gia, thời đại, khuynh hướng văn học

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp biểu tượng trong tập truyện đảo người gù của êgiêdip môrô (Trang 27 - 28)

hướng văn học

Mỗi thời đại, mỗi khuynh hướng, mỗi tác gia văn học do những đặc điếm về văn hóa cũng như nhu cầu, thị hiếu thấm mĩ khác nhau mà tìm những hệ thống biểu tượng khác nhau. Hệ thống biểu tượng đó làm nên sắc thái riêng mỗi thời kì đồng thời cũng được dùng như những dấu hiệu nối bật đế nhận ra mỗi khuynh hướng văn học. Và nhất là với tác giả có bản lĩnh và phong cách thì biếu tượng chính là yếu tố giúp ta nhận ra nét đặc trưng của phong cách đó. Chắng hạn, trong văn học Trung đại, người ta luôn tìm đến những hình ảnh tùng, cúc, trúc, mai, long, ly, quy, phượng vốn là biếu tượng cho cốt cách thanh cao của người quân tử. Thơ Cách mạng (1945 - 1975) lại tìm đến hệ biếu tượng hướng về Tố quốc, bà mẹ Việt Nam nghèo nhưng tần tảo nuôi chồng, con, hình ảnh những đám đông tượng trưng cho sức mạnh tập thế như dân làng Xô Man, nhân dân Tây Nguyên, dân tộc XTrá... Trong thơ đương đại ta thấy sự xuất hiện của những biểu tượng mang hơi thở của thời

đại như Computer, tòa cao ốc, những phi trường...

Và cũng dễ thấy hơn cả là biếu tượng ghi dấu ấn phong cách nghệ thuật của mồi nghệ sĩ. Vì thế, nhắc đến thơ Hàn Mặc Tử người ta thấy xuất hiện dày đặc những biểu tượng trăng, hồn, máu... Thơ Chế Lan Viên trước Cách mạng đưa ta đến một thế giới siêu thực với những biểu tượng đậm chất kinh dị: xương, đầu lâu, sọ người. Song, đến với Nguyễn Bính, người ta nhận ra một hồn quê mộc mạc giản dị với những hình ảnh trở đi trở lại đã trở thành biểu tượng cho hồn quê trong sáng, thanh khiết với những mảnh vườn, dòng sông, con đò... Tiểu kết: Như vậy, qua tìm hiểu và phân tích chúng tôi nhận thấy rằng biếu tượng là một khái niệm mới mẻ và

trừu tượng. Vì vậy, đế đi đến một kết luận chung nhất, chúng tôi đã xem xét khái niệm này dưới nhiều góc độ như tâm lí, ngôn ngữ, văn hóa... và chúng tôi đặc biệt chú ý tới biếu tượng trong văn học. Bởi lẽ, trong văn học, biếu tượng có những đặc điếm và tính chất đặc trưng khác với cái nhìn ở nhiều góc độ khác. Bên cạnh đó, trong văn học, biếu tượng cũng thế hiện những ý nghĩa nhất định.

CHƯƠNG II:

BIỂU TƯỢNG TRONG TẬP TRUYỆN ĐẢO NGƯỜI GÙ -

ÊGIÊDIP MÔRÔ

Văn học Pháp thế kỉ XVIII, XIX phát triển rực rỡ với nhiều tên tuổi nối tiếng ở nhiều thể loại khác nhau, trong đó phải kế đến tác giả Êgiêdip Môrô. Ông đã đóng góp cho nền văn học thời kì đó tập truyện Đảo người gù với nhiều câu chuyện có ý nghĩa, đáp ứng kịp thời tinh thần của chủ nghĩa nhân văn thời kì khai sáng. Có được thành công đó là nhờ tác giả đã xây dựng trong tác phâm của mình nhiêu hình ảnh biêu tượng. Hình ảnh biêu tượng như một mã nghệ thuật thể hiện phong cách, cũng như đặc điểm văn phong cá tính sáng tạo của nhà văn. Trong văn học, biếu tượng như một tín hiệu thấm mĩ dồn nén tư tưởng, tình cảm của nhà văn khiến cho câu chuyện trở nên giàu ý nghĩa biếu đạt. Cùng với Acpagong (Lão hà tiện - Môlie) là biếu tượng của thói keo bần, bủn xỉn; Robinson Cruxo (Robinson Cruxo - Đifo) biểu tượng cho ý chí, nghị lực phi thường của con người. AQ (AQ chính truyện - Lỗ Tấn) là biểu tượng cho phép thắng lợi về tinh thần... truyện ngắn của Êgiêdip Môrô cũng xây dựng được thế giới biểu tượng rất độc đáo. Đó là: biểu tượng thế hiện sự tha hóa về nhân tính; biểu tượng của sự chết chóc; biểu tượng của sự an ủi và cứu rỗi; biếu tượng của khát vọng và niềm tin.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp biểu tượng trong tập truyện đảo người gù của êgiêdip môrô (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(60 trang)
w