Biểu tượng của sự chết chóc

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp biểu tượng trong tập truyện đảo người gù của êgiêdip môrô (Trang 32 - 34)

Ngoài biếu tượng của sự tha hóa về nhân tĩnh, tập truyện Đảo người gù

còn xây dựng được biểu tượng của sự chết chóc. Ngay ở nhan đề của truyện Cái chết của con chim nhỏ đã thế hiện được điều đó. Việc thêm từ nhỏ trong nhan đề của truyện thể hiện sự hi sinh vô cùng lớn lao của một con vật bé nhỏ.

Từ điến biếu tượng văn hóa thế giới cho rằng: “Cái chết chỉ sự kết thúc tuyệt đối một cái gì đó tích cực: một con người, một con vật, một tình bạn, một liên minh, một nền hòa bình, một thời đại” [13; 160]. Trong truyện ngắn

Cái chết của con chim nhỏ biếu tượng của sự chết chóc thế hiện ở hình ảnh

những bông hoa. Trong nền văn minh Aztèque, “những bông hoa trong vườn không chỉ đơn thuần là một sự trang điếm mang lại thú vui cho các thần và loài người mà nó còn đặc trưng cho nhiều giai đoạn lịch sử phát sinh của vũ trụ” [13; 428]. Như vậy, hoa không chỉ là biểu tượng của cái đẹp mà còn là biêu tượng cho sự sông. Vậy mà, trong tác phâm “những bông hoa khép cánh, không tỏa hương” [16; 67]. Phải chăng không khí ảm đạm của sự chết chóc đang đò

trên những cánh hoa khiến chúng cũng không thể tỏa hương? Chỉ một câu văn ngắn, nhà văn đã mở ra trước mắt người đọc cả một không gian u ám của sự chết chóc. Không gian đó làm cho người và vật như đui, như mù. Toàn hành tinh bốc lên mùi ẩm mốc kinh khủng.

Không chỉ thế hiện ở những cánh hoa, biếu tượng của sự chết chóc còn thế hiện ở hình ảnh những con chim kên kên. vẫn còn đó âm thanh của tiếng quạ gào lên từng hồi tha thiết gợi ta nhớ đến cảnh chết chóc tang thương của nạn đói năm 1945 trong tác phấm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân hay bức tranh nối tiếng về nạn đói ở Châu Phi của nhiếp ảnh gia Kevin Carter. Bức ảnh có tên “Kên kên chờ đợi”. Trong bức ảnh, đằng sau một đứa trẻ gầy trơ xương là con chim kên kên đang chờ. Nó đợi khi nào đứa trẻ gục xuống là sẽ nhào tới. Có lẽ những loài chim như quạ, đại bàng, kên kên... đã trở thành hình ảnh đặc trưng của cái chết. Trong tập truyện ngắn này, Êgiêdip Môrô cũng dùng những hình ảnh đó như một biểu tượng của sự chết chóc: “những con kên kên xâu xé lẫn nhau trong cơn điên dại mỗi lúc một tăng” [16; 68]. Không có hình ảnh cũng không có âm thanh, chỉ những câu văn nhẹ nhàng nhưng sâu sắc tác giả cũng xây dựng được biếu tượng của sự chết chóc rất mới mẻ và hấp dẫn.

Biểu tượng của sự chết chóc còn được thể hiện trong tác phẩm Nàng tiên chuột Bạch qua hình ảnh nhà tù của vua Louis XI. Đó là một hầm giam lạnh lẽo và chật chội, “một cái cũi sắt được gắn chặt vào tường, hẹp và thấp, ơ trong đó, mỗi động tác đều va đập đau đớn, giấc ngủ chứa đầy ác mộng” [16; 29]. Nhà tù đó là nơi giam giữ các tù nhân, nơi những con người vô tội sắp phải chịu những bản án bất công của nhà vua , bởi lẽ, chỉ những cớ không đâu cũng đủ đế nhà tù của Louis XI chật ních người. Như vậy,ở tác phẩm này biếu tượng của sự chết chóc không hiện lên qua cái chết như trong tác phẩm Cái chết của con chim nhỏ mà qua việc miêu tả nhà tù, Êgiêdip Môrô đã mở ra trước mắt

người đọc không gian của sự chết chóc. Qua đó tác giả muốn tố cáo tội ác, sự bất công của vua Louis XI, đồng thời bày tỏ thái độ thương cảm sâu sắc đối với các tù nhân vô tội.

Nhà tù của vua Louis XI gợi ta nhớ đến hình ảnh nhà tù trong tác phẩm

Chữ người tử tù. Đó là một nơi tối tăm, “một buồng tối chật hẹp, ấm ướt, tường đầy mạng nhện, tố rệp, đất bừa bãi phân chuột, phân gián”. Giống như lâu đài Pletxi, nhà tù trong tác phẩm của Nguyễn Tuân cũng là nơi giam giữ những con người có khí phách, tài hoa và có tấm lòng cao cả như Huấn Cao. Hay trong tác phấm Người chăn kiến, Bùi Ngọc Tấn kế về một người giám đốc M bị tù oan. Những thói quen trong tù như: khoa thân làm Nữ Thần Tự Do, chăn những con kiến trong cái vòng tròn bé tí vẽ bằng gạch non trên nền buồng giam... cũng được ông làm khi ra tù trong cương vị một giám đốc. Tác giả không miêu tả không gian cụ thể nhưng xây dựng hình tượng nhân vật M cũng đủ đế người đọc nhận ra sự phi nhân tính, thậm chí cả sự tuyệt vọng của nhà tù. Có lẽ, nhà tù chính là hình ảnh biểu tượng chung cho sự bất công, độc ác.

Như vậy, biếu tượng của sự chết chóc được Êgiêdip Môrô miêu tả rất cụ thể đồng thời gửi gắm nhiều ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp biểu tượng trong tập truyện đảo người gù của êgiêdip môrô (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(60 trang)
w