Biêu tượng trong Đảo người gù dưới quan điêm lịch sử

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp biểu tượng trong tập truyện đảo người gù của êgiêdip môrô (Trang 45 - 52)

2.2.1.1. Bối cảnh văn hóa và văn học Pháp a. Bối cảnh văn hóa Pháp

Vào thế kỉ XVIII ở Châu Âu, Pháp là nơi tình hình chính trị, xã hội diễn biến sôi động. Nó dẫn đến cuộc Cách mạng 1789 có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với riêng nước Pháp mà còn ảnh hưởng ra toàn khu vực và trên thế giới. Đúng như Ăngghen đã nhận xét “thế kỉ XVIII chủ yếu là thế kỉ Pháp”

Chế độ phong kiến ở Pháp đạt tới độ cực thịnh dưới triều vua Louis XIV trị vì với việc xây dựng bộ máy chính quyền quân chủ tập trung. Đó là bước tiến quan trọng của lịch sử trên con đường lật đố các thế lực phong kiến địa phương và thu phục quốc gia về một mối. Mặt khác, chế độ quân chủ tập trung của Louis XIV phản ánh thế cân bằng lịch sử giữa một bên là giai cấp phong kiến và bên kia là các lực lượng xã hội mới do giai cấp tư sản đứng đầu. Song, thế cân bằng ấy chỉ tồn tại trong một giai đoạn nhất định của thế kỉ cổ điển. Thêm vào đó, triều đình của Louis XIV ngày càng hết vai trò tiến bộ lịch sử và bộc lộ bản chất chuyên chế không được lòng dân. Tình hình ấy manh nha từ cuối thế kỉ trước, sang đầu thế kỉ XVIII thì trở nên gay gắt hơn.

Trước Cách mạng 1789, xã hội Pháp với tình trạng phân hóa đắng cấp (tu sĩ, quý tộc, bình dân) với những đặc quyền đặc lợi thuộc về hai tầng lớp tu sĩ và quý tộc đã gây lên sự bất bình đắng trong xã hội. Bên cạnh đó là sự bất

hợp lý về cơ cấu xã hội, văn hóa tinh thần, tư pháp, chính trị, giáo dục; lối sống xa xỉ của triều đình Louis XVI đưa tới khủng hoảng tài chính và khủng hoảng chính trị nặng nề. Đó chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự bùng nổ của Cách mạng Pháp 1789. Nó cũng để lại dấu vết rõ rệt trong tập truyện của Êgiêdip Môrô mà chúng tôi sẽ phân tích ở phần phía sau đây.

b. Bối cảnh văn học

Văn học không nằm ngoài quy luật phản ánh đời sống xã hội. Bối cảnh văn hóa Pháp thế kỉ XVIII - XIX làm cho văn học có thêm chất liệu để mở rộng đối tượng phản ánh. Nắm bắt được quy luật phát triến của văn học, Êgiêdip Môrô đã phản ánh xã hội độc ác, đầy rẫy những bất công thông qua việc xây dựng hệ thống hình tượng nhân vật rất độc đáo trong tập truyện ngắn của mình. Bên cạnh đó, chủ nghĩa xã hội không tưởng được đề xuất bởi các nhà tư tưởng như Thomas Moore, Saint-Simon, Robert Owen... đã đưa ra một hệ thống những quan điểm, tư tưởng về giải phóng xã hội, giải phóng con người; xây dựng một xã hội mới tốt đẹp không có áp bức, bóc lột, đảm bảo cho mọi người thực sự có cuộc sống bình đang, hạnh phúc cũng ảnh hưởng đến tập truyện ngắn này. Thế kỉ XVIII - thế kỉ ánh sáng là một thế kỉ mà văn chương Pháp đã dành trọn thời gian để hướng về nền cộng hòa dân chủ tự do. Đó là thế kỉ của văn chương triết học, văn chương chính luận và bút chiến, văn chương luận đề hướng về mục tiêu chống phong kiến, chống cơ chế văn hóa tinh thần trung đại, cố vũ cho một nền văn học mới với mục tiêu nhân bản mới. Có lẽ vì thế mà nền văn chương thời kì này được khơi nguồn cảm hứng từ tinh thần triết lí của thế kỉ.

về chính trị, xã hội, tư tưởng “ánh sáng” bùng lên mạnh mẽ đúng vào giai đoạn suy tàn của chế độ phong kiến ở Pháp, bắt đầu từ buối hoàng hôn của Louis - Mặt trời. Dưới ánh sáng của tư tưởng triết học dựa trên cơ sở khoa học và tinh thần phê phán của lí trí, vì lí tưởng hạnh phúc của mọi người, những mặt

trì trệ, tiêu cực trên tất cả các lĩnh vực chính trị, xã hội, tôn giáo, pháp luật, giáo dục... đương thời đã bị vạch trần với sự hủ bại ghê gớm, trầm trọng không thể nào chấp nhận được. Chính vì vậy, các nhà văn, triết gia, các nhà khoa học thế kỉ ánh sáng góp phần mở đầu cho các phong trào tư tưởng chống đối dẫn tới thổi bùng ngọn lửa Cách mạng 1789, chấm dứt chế độ phong kiến. Thuật ngữ “ánh sáng” có thêm kích thước mở rộng sang cả lĩnh vực chính trị - xã hội và hàm nghĩa chống phong kiến. Trào lưu tư tưởng hoặc nền văn học nào càng mang tính chất chống phong kiến bao nhiếu càng xứng với danh hiệu “ánh sáng” bấy nhiêu. Thuật ngữ này còn gợi lên ý tương phản với bóng tối. Nó nói lên tính chất tiến bộ của lí trí so với ngu muội, của tự do so với áp chế, của Cách mạng 1789 so với chế độ phong kiến.

Dưới ảnh hưởng của trào lưu triết học ánh sáng và chủ nghĩa lãng mạn, văn học thời kì này đã xây dựng những hình tượng - biếu tượng lý tưởng - vượt lên trên cái tối tăm của hiện thực.

Chẳng hạn, trong tác phấm Nàng tiên chuột Bạch, Êgiêdip Môrô đã xây dựng hình tượng nàng Angiêlina là một hình tượng lí tưởng. Nàng là một nàng tiên nhưng lại đội lốt một con vật đế xuống trần an ủi những con người nghèo khố, bất hạnh. Hình tượng lí tưởng đó không làm cho nhân vật xa rời thực tại nhưng giúp con người vượt lên trên thực tại đen tối, vươn tới một tương lai tốt đẹp hơn. Hay trong tác phẩm Apđala, thằng quỷ sứ, biểu tượng lí tưởng được tác giả xây dựng qua hình ảnh Đấng Công minh. Nếu cái nhìn độc đoán của những người xung quanh không cho phép Apđala có mặt trong cuộc sống của họ thì có một đấng luôn tha thứ cho những lỗi lầm của cậu. Tác giả xây dựng biểu tượng này như một sự an ủi của con người, vượt lên trên hiện thực tối tăm của xã hội bấy giờ.

Bên cạnh đó, hệ thống biếu tượng trong tập truyện Đảo người gù chủ yếu được xây dựng dựa trên trục đối lập: thiện - ác; dũng cảm - nhút nhát... như những lời khẳng định sự chiến thắng muôn đời của cái đẹp, cái thiện. Nó cho thấy ảnh hưởng của tư duy lãng mạn đối với những tác phấm của Êgiêdip Môrô.

Tác phẩm Nàng tiên chuột Bạch là một ví dụ cho sự đối lập thiện - ác. Tác phẩm viết về sự độc ác của vua Louis XI: “không bao giờ hắn ban phát một lời an ủi đối với các tội đồ do đường lối chính trị hà khắc của hắn mà bị giam cầm [16; 17]. Những câu văn đủ để người đọc hình dung ra một vị vua độc ác, cay nghiệt. Hắn đã gây ra cái chết của những người dân vô tội, độc ác cả với trẻ nhỏ khi bắt ba đứa nhỏ của tội nhân phải chứng kiến cuộc hành hình cúa cha nó, rồi lại giam chúng vào ngục tối đế cho tiếng kêu than oán hận vút lên tận trời cao. Lâu đài Pletxi - nơi giam giữ những kẻ bị giam cầm được Êgiêdip Môrô ví như một bãi tha ma mà mỗi viên gạch trong lâu đài có thể

coi như một tấm bia mộ cho mỗi người đang còn sống.

Tố cáo tội ác của vua cha, tác giả cũng hướng ngòi bút của mình ca ngợi vẻ đẹp của “một thái tử thật dễ thương mà dân chúng gọi là Saclơ chờ sau này sẽ mang tên Saclơ VIII khi lên nối ngôi vua” [16; 161. Sự độc ác của vua cha ngăn Saclơ không cho chàng tới thăm các tù nhân “Louis XI trừng phạt rất tàn khốc dù chỉ một lần không tuân lệnh”. Nhưng sự động viên của nàng Bạch đã khiến cho chàng thấy mình đã sai lầm vì chưa làm được việc đó. Trái với sự độc ác của vua cha, hoàng tử Saclơ là người khoan dung, có tấm lòng thương cảm đối với các tù nhân. Chàng trả lại tự do cho các tù nhân ngay sau khi lên ngôi vua. Tấm lòng rộng mở và bao dung của hoàng tử khiến “những quan hầu, những thị đồng, những quan giám mã mang đuốc sáng trưng ùa đến vừa tung những chiếc mũ nhung có đính lông công lên cao vừa hô lớn: “Hoàng thượng muôn năm”. Thật đúng là một vị vua anh minh, đáng được ca tụng.

Còn trong tác phẩm Cái chết của con chim nhỏ biếu biện của sự đối lập được xây dựng dựa trên hình tượng chim hồng tước và đồng loại của nó. Neu đồng loại của hồng tước nhút nhát, sợ hãi sự thay đối thì hồng tước luôn dũng cảm, vượt lên mọi khó khăn thử thách quyết tâm đem ánh sáng trở lại mặt đất. Xây dựng biểu tượng trên các trục đối lập, tác giả muốn khẳng định rằng, con người luôn phải vươn lên trong cuộc sống. Niềm tin sẽ giúp họ vượt lên trên mọi khố đau của thực tại. Bên cạnh đó, tác giả còn muốn tố cáo chế độ phong kiến với những ông vua độc ác, ca ngợi những con người như hoàng tử Saclơ đồng thời luôn khát khao một cuộc sống no đủ, hạnh phúc, không còn cái ác, cái xấu.

Ngoài ra, trong tập truyện ngắn của mình, Êgiêdip Môrô còn xây dựng được những môtip độc đáo. Chẳng hạn, trong tác phẩm Apđaỉa, thằng quỷ sứ

đó là môtip nhân vật Apđala trước và sau khi được giác ngộ. Lời nói của

Apđala đáng thương cũng giống như sự tỉnh ngộ của nhân vật Giăng-van- giăng trong tác phẩm Những người khon khô V. Huygo. Ớ hai nhân vật này đều có sự xung đột bên trong tâm hồn, đó là sự xung đột giữa thiện và ác. Nhưng cũng chính những phẩm chất và tấm lòng của họ đã cảm hóa và tạo nên sự đối thay cho chính mình và cảm hóa được những người khác.

Như vậy, thông qua việc xây dựng thế giới biếu tượng độc đáo trong tập truyện ngắn Đảo người gù, Êgiêdip Môrô thế hiện được tinh thân nhân văn thời khai sáng, đồng thời ca ngợi sự chiến thắng của cái đẹp, cái thiện và đặc biệt quan tâm đến việc giáo dục con người.

2.2.1.2. Những hạn chế trong nghệ thuật trần thuật của Êgiêdip Môrô khi xây dựng biếu tượng

Mỗi thời kì văn học, mỗi nền văn học dân tộc đều có những chuẩn thấm mĩ của riêng mình. Ở đây, khi nói tới hạn chế trong nghệ thuật trần thuật trong

tập truyện Đảo người gù - Ê giêdip Môrô, chúng tôi xuất phát từ góc nhìn của lí luận văn học hiện đại.

Thứ nhât, ngôn ngữ chứa nhiêu yếu tố thừa.

Yeu tố thừa trong ngôn ngữ được hiểu là việc sử dụng những từ, câu văn, đoạn văn không thực sự cần thiết trong văn bản. Cô đọng, hàm súc là một yêu cầu với văn chương mọi thời đại. Ớ phương Đông, người ta nói “ý tại ngôn ngoại”, ơ phương Tây, thế kỉ XX, một tiểu thuyết gia người Mỹ - Hêminhway trong tác phấm Ông già và biến cả đã đề xuất nguyên lí tảng băng trôi. Ông cho rằng khi nhà văn hiểu cặn kẽ mọi vấn đề mình muốn tái hiện thì loại bỏ hết các chi tiết không cần thiết, chỉ giữ lại những phần cốt lõi và sắp xếp sao cho khi tiếp xúc với nó, độc giả vẫn có thể hiểu được những gì tác giả bỏ đi, không có trong văn bản. Neu đối chiếu theo nguyên lí này thì tập truyện Đảo người gù, bộc lộ hạn chế ở chỗ tác giả dùng những từ ngữ, câu văn, đoạn văn và chi tiết thừa.

Chắng hạn, trong tác phâm Nàng tiên chuột Bạch, ở đoạn đang nói về sự chờ đợi nàng bạch của hoàng tử Saclơ thì có phần trích ngang với những câu hỏi về nàng Bạch: “Nàng Bạch là ai vậy? Nàng là ai mà lại được đợi chờ nhiệt thành như thế?

Tôi đoán chắc rằng đó là câu hỏi mà bạn đặt ra, và bạn chờ một quý bà hoặc một quý cô, một người chị em ruột hoặc chị em họ nào đó bước vào phòng chàng hoàng tử trẻ.

Bạn hãy sửa sai lầm đó đi!

Vì nàng Bạch là một con chuột nhắt” [16; 21].

Sau đó tác giả lại quay về câu chuyện đang kể. Điều này dường như làm cho câu chuyện đang kể trở nên dứt mạch. Rõ ràng, người kể chuyện không cần thiết phải hỏi cũng tự trả lời. Điều đó sẽ xảy ra trong tiếp nhận. Thậm chí, việc

diễn giải dòng đó còn làm mất đi sự bất ngờ cũng như sự hứng thú ở người đọc. Ớ một đoạn văn khác, tác giả lại viết “Bạn thân mến, đến đây tôi thấy cần phải có một sự thú nhận mà tôi đã đình hoãn mãi tới tận lúc này vì muốn câu chuyện của tôi có một kịch tính hấp dẫn... Những nhà viết sử thời đó không chỉ nói về việc thay đối dạng này nhưng tôi xin đảm bảo với bạn, đó là sự thực hoàn toàn, nói có sách, mách có chứng, bạn hãy đọc cuốn sách cố viết tay bằng thứ chữ đời xưa mà tôi đã mầy mò đọc bằng được và dịch ra chữ đời nay hộ bạn đây... Xin mời bạn bắt đầu đọc” [16; 35].

Sau khi giới thiệu về câu chuyện “Vì sao mà Nàng Tiên Nước Mắt” biến thành chuột nhắt”, tác giả trở về câu chuyện đang kế bằng cách dùng những câu văn thừa: “Nhưng chúng ta đã đế cậu hoàng tử và chàng quận công trẻ tuổi, đang trong buổi bình minh của tình bạn, phải chờ quá lâu. Chúng ta hãy quay lại tìm họ” [16; 39].

Bên cạnh câu văn, đoạn văn thừa còn xuất hiện chi tiết thừa. Đó là chi tiết của nàng Angiêlina trong những giây phút cuối còn ở trần gian trong lốt nàng Bạch: “Chắc hắn các bạn còn nhớ là Angiêlina phải biến hình đế chuộc tội trong một trăm năm. Mà lúc này, lúc câu chuyện đến đây thì đã được 99 năm 364 ngày 23 giờ và 59 phút...” [16; 49]. Chi tiết này làm cho cốt truyện không còn cô đọng, hàm súc vì tác giả đã nói hết, người đọc không cần phải suy nghĩ về lớp nghĩa nào của tác phẩm nữa. Như vậy sẽ không khơi gợi được sự đồng sáng tạo của độc giả.

Thứ hai, có tác phâm, tư tưởng lẩn át hình tượng

Chẳng hạn, trong tác phẩm Cái chết của con chim nhỏ kể về hành trình đi tìm ánh sáng của chim hồng tước. Trải qua quá trình khó khăn gian khổ, cuối cùng, hồng tước cũng đưa được ánh sáng trở về với đồng loại. Từ cái chết của chim hồng tước, tác giả đã thể hiện tư tưởng của con người. Cái chết của chim

hồng tước cũng giống như sự hi sinh của những con người, những người anh hùng đã ngã xuống trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước: “Hời con người! Há chúng ta lại không không biết là có những anh hùng đã hi sinh cả cuộc sống của mình đế mang lại cho bao tâm hồn đen tối những tia sáng chói lòa? Đó là chân lí, tình yêu” [16; 70]. Những lời động viên, an ủi của chim hồng tước với đồng loại cũng chính là sự an ủi của con người trong lúc gặp khó khăn, gian khổ. Lòng dũng cảm và tình đoàn kết sẽ giúp con người vượt lên trên mọi thử thách. Như vậy, trong ấn tượng của một số người tiếp nhận, chim hồng tước chỉ là phương tiện đế tác giả thể hiện những tư tưởng của mình vào tác phâm. Hay nói khác đi, ở đây, tư tưởng quá lộ liễu.

Ớ một tác phấm khác, tác phấm Ảpđala, thằng quỷ sứ, tư tưởng của tác phẩm thể hiện ở những câu văn cuối: Có ích gì đâu những giọt nước mắt, những tiếng thở dài hối hận. Đó chỉ là những biếu hiện vô tích sự chang thấm được vào cõi lòng ai cả. Nhưng hành vi tốt đẹp, tình thương, lòng tận tụy, đức hi sinh... đó mới là đáng kể và những cái đó mới chiến thắng được tối tăm...” [16; 66]. Việc phô bày tư tưởng trong các câu thuyết minh như vậy không những gợi lên cảm giác thừa thãi mà còn khiến người đọc có cảm giác tư tưởng chưa thật thấm nhuần trong hình tượng. Tư tưởng đã lấn át hình tượng.

Nói tóm lại, ở một số tác phấm trong tập truyện Đảo người gù đã bộc lộ những hạn chế nhất định trong nghệ thuật trần thuật của tác giả. Êgiêdip

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp biểu tượng trong tập truyện đảo người gù của êgiêdip môrô (Trang 45 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(60 trang)
w