Những vấn đề có ỷ nghĩa thời đại của hệ thống biếu tượng trên

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp biểu tượng trong tập truyện đảo người gù của êgiêdip môrô (Trang 52 - 59)

Không chỉ thế hiện được ý nghĩa nhân văn của thời kì khai sáng, các tác phấm của Êgiêdip Môrô còn nói lên được những vấn đề xã hội mà cho đến thời đại ngày nay vẫn còn nhiều ý nghĩa. Nói cách khác, ý nghĩa mà các biếu tượng đặt ra trong tác phẩm đến nay vẫn còn nguyên giá trị thời sự.

Chẳng hạn, kết thúc tác phẩm Chân dung một danh tướng đặt ra cho người đọc bài học về cách giáo dục con người trong xã hội hiện đại. Tình yêu thương là điều mỗi con người cần nhất khi sống trong gia đình, xã hội, cộng đồng. Tình yêu thương không phải bỗng dưng mà có được, nó phải được nuôi nấng, được dạy dỗ từ khi còn bé thơ. Yêu thương trước hết phải bắt nguồn từ gia đình. Cha mẹ có yêu thương con cái thì con cái mới khôn lớn, thành người. Cho trẻ một đời sống tinh thần hạnh phúc bằng sự an toàn khi ở bên cha mẹ, được cảm nhận tình yêu thương. Mỗi khi con có sai sót, khuyết điểm, hãy dùng kỷ luật chứ không phải hình phạt thế xác khiến con trở nên nhút nhát, mất tự tin. Do đó, cách dạy con bằng roi vọt có thực sự tốt hơn những lời khuyên răn, chỉ bảo nhẹ nhàng là vấn đề mà những bậc làm cha, làm mẹ đáng phải quan tâm. Câu hỏi này không chỉ có ý nghĩa ở thế kỉ của Êgiêdip Môrô mà cho đến thời đại của chúng ta đó cũng là điều đáng để suy ngẫm. Tác phẩm này là một thực tế chứng minh rằng cậu bé Lada hồi nhỏ từng bị cha dạy bằng những trận đòn roi, nhưng sự yêu thương vỗ về của cô Mactơ và chú Giêrôm đã giúp cậu bé thực hiện được ước mơ của mình, trở thành một vị đại tướng - “Lada - Hôsơ”, lập được nhiều chiến công trong lịch sử nước Pháp.

Nhìn rộng ra, trong các trại giáo dưỡng hay các nhà tù, cảm hóa phạm nhân bằng roi vọt hay các hình phạt không thế tốt hơn tình yêu thương của những người quản giáo. Có nhiều người quản giáo đã áp dụng phương pháp gặp gỡ riêng từng phạm nhân đế tâm sự, hiếu rõ từng hoàn cảnh gia đình, lắng nghe chia sẻ của phạm nhân về cha mẹ, vợ con, để qua đó động viên, phân tích cho

họ hiểu và trong phạm vi quy định pháp luật cho phép, giúp đỡ các phạm nhân vượt qua khó khăn, an tâm cải tạo. Qua trò chuyện, hiểu rõ được từng cá nhân có hoàn cảnh gia đình như thế nào, tâm sự chuyện vướng mắc, từ đó giữa phạm nhân và cán bộ quản giáo thân thiết và hiểu rõ nhau hơn. Và thực tế đã chứng minh rằng, chính tình yêu thương đã giúp các phạm nhân có cơ hội hướng thiện, vươn lên trở thành người có ích trong xã hội. Vì lẽ đó, những khắng định của Môrô trong Apđaỉa, thằng quỷ sứ hay chân dung một danh tướng vẫn chưa mất đi ý nghĩa nhân văn của nó.

Câu chuyện về cậu bé Lada còn chỉ ra rằng năng lực con người chỉ có thể phát huy tột độ khi nhận được động viên, chia sẻ của những người xung quanh và nhất là phải biết nuôi dưỡng niềm đam mê. Chắc hẳn nhiều người vẫn còn nhó' hình ảnh cậu bé Đinh Bộ Lĩnh. Cậu mồ côi cha từ sớm, sống cùng mẹ tại một vùng quê lam lũ, nghèo nàn của tỉnh Ninh Bình. Hồi nhỏ, cậu thường cùng các bạn chăn trâu bẻ lau làm cờ, lập trận đánh giả với mơ ước có thể uy nghi chiếc ngự thanh gươm, trổ tài với thiên hạ. Cậu xin gia nhập làm bộ hạ của ông Trần Lãm, tức là Trần Minh Công. Có lẽ nhờ sự giúp đỡ của Trần Lãm mà cậu bé Đinh Bộ Lĩnh năm xưa nay được nhân dân biết đến là một vị vua có tài mưu lược quân sự - vua Đinh Tiên Hoàng. Hay một doanh nhân thành đạt như Đặng Lê Nguyên Vũ. Anh vốn là một học sinh nghèo sống trên mảnh đất Tây Nguyên - thủ phủ cà phê. Niềm đam mê với cà phê khiến anh từ bỏ lĩnh vực mà mình đang theo đuối. Đặng Lê Nguyên Vũ đã đi nhiều nơi để học cách chế biến cà phê. Một người bạn của anh có một thứ tài sản duy nhất có giá trị là chiếc xe máy đã đồng ý bán đi đế Vũ có chút vốn kinh doanh. Đó là sự giúp đõ' ban đầu mà bản thân anh có lẽ không bao giờ quên. Nó đã là động lực đế anh bước tiếp. Như vậy, khi có sự giúp đỡ của mọi người xung quanh, con người sẽ có thêm động lực để theo đuối đam mê và cuối cùng sẽ đi đến thành công.

•Ý nghĩa của biếu tượng cái lưng gù trong tác phấm Đảo người gù lại càng có ý nghĩa biểu tượng hơn nữa. sống trên đảo người gù, những người lưng thắng sẽ bị coi là tàn tật, dị dạng. Vì vậy, con người luôn phải tìm cách đế thích nghi với môi trường sống xung quanh mình. Cũng như nhân vật Giăng trong tác phẩm, con người trong xã hội hiện đại cũng đang dần bị tha hóa. Họ không gù nhưng vẫn cố tình gù đế không bị lạc loài. Đôi khi con người chấp nhận đánh mất mình để có cơ hội thăng tiến.

Trong Đi tìm cái tôi đã mất, Nguyễn Khải, ông cũng đã nói về sự tha hóa trong xã hội hiện đại. Ông cho rằng: chúng ta đang sống trong một xã hội mà công dân không được quyền sống thật, nói thật, nhà văn cũng không được quyền bộc bạch tâm sự riêng tư của mình trên trang giấy là một xã hội không có chân móng. Các quốc gia cùng sống với nhau trong một liên bang, gọi nhau là anh em là đồng chí, nhìn ngoài thấy họ sống cũng yên ấm vui vẻ. Vậy mà khi họ chia tay nhau cũng dửng dưng. Và ngay lập tức họ nhận ra nhiều mối lợi trên đất nước mình đã bị người anh em ruột thịt chia sẻ trong một cuộc đổi chác không công bằng. Đồng tiền đang làm mất phẩm giá của con người, phá vỡ nền tảng đạo đức, làm rối loạn các mối quan hệ xã hội. Con người luôn cố gắng thay đối mình cho phù hợp với tập thế. Cuộc chiến đấu lớn, có tính bi kịch giữa mình với mình bao giờ cũng hoành tráng, cũng đẹp, rực rỡ những màu sắc đối nghịch vì nó đã bộc lộ đầy đủ nhất cái phấm chất “làm người” trong mồi “con người”. Không phải bất cứ ai cũng tạo ra được trận chiến thần thánh ấy, vì chiến trường ở ngay trong lòng mình, mình vừa là kẻ thách đấu vừa là kẻ dám nhận đấu, dẫu thua cũng là cái thua của thần thánh. Sống trong thể chế mà không có một cuộc biểu tình nào được tổ chức để phản đối một chính sách nào đó của nhà nước. Như thời làm cải cách ruộng đất hay thời huy động nông dân vào các hợp tác xã nông nghiệp. Giám đốc xí nghiệp nhà nước tham ô, mức

sống của công nhân giảm sút cũng không có đình công. Nông dân bị kẻ cường quyền đàn áp, làm nhiều việc trái pháp luật, vừa mới nhen nhóm bày tỏ sự bất bình liền bị giập tắt ngay. Đó chính là những biếu hiện của “cái gù” trong xã hội hiện đại. Sau những cái lưng thẳng bị đè nén, cả xã hội đã gù hoặc cố tình gù để không tách mình ra khỏi cộng đồng. Ngay cả nhà văn cũng không dám đi ngược dòng, không dám đế cái tôi của mình lên tiếng. Đây cũng chính là kết quả của một thời kì mà người ta gọi là “mĩ học đồng phục”. Vì vậy, khi Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện trên văn đàn như một sự phản ứng với nền văn chương được nhào nặn trước, Nguyễn Khải cũng khắng định “Sằn sàng đối cả đời văn đế lấy một Tuởng về hưu”. Như vậy, tác phẩm không chỉ là tiếng nói riêng của thời đại tác giả mà còn là tiếng nói chung cho mọi thời đại.

Một tác phấm nữa cũng mang ý nghĩa là những vấn đề của thời đại đó là tác phấm Cái chết của con chim nhỏ. Hành trình đi tìm ánh sáng của chim hồng tước rất khó khăn, gian khổ. Trong khi đồng loại của hồng tước thất vọng, buông xuôi thì nó vẫn cố gắng vươn mình đế tìm cho được ánh sáng trở về với mặt đất. Khi ánh sáng trở lại cũng là lúc nó không còn giữ được mạng sống của mình. Thế nhưng, nó vẫn vui mừng bởi nó đã mang được ánh sáng về với đồng loại. Tác phấm này đặt ra vấn đề có ý nghĩa lớn lao. Đó là niềm tin của con người trong xã hội hiện đại. Con người nhiều khi không còn tin vào khả năng của người khác, không tin vào khả năng của chính bản thân mình, gặp khó khăn thường nản chí, chùn bước như đồng loại của chim hồng tước. Niềm tin vào bản thân không chỉ đem lại niềm tin yêu cuộc sống, yêu con người, hi vọng vào những gì tốt đẹp mà còn là nền tảng của mọi thành công. Đe có được thành công, có cuộc sống tốt đẹp, con người phải biết dựa vào chính bản thân mình chứ không phải dựa vào ai khác, khách quan chỉ là điều kiện tác động, hỗ trợ chứ không phải là yếu tố quyết định thành công.

Như vậy, nhiều tác phẩm của Êgiêdip Môrô đã nêu lên được những vấn đề xã hội có ý nghĩa ở mọi thời đại. Đó chính là tính thời sự của tập truyện ngắn này.

Qua sự phân tích trên, chúng tôi nhận thấy rằng, tập truyện Đảo người của Êgiêdip Môrô đã xây dựng những biểu tượng độc đáo, có ý nghĩa. Ớ những khía cạnh khác nhau, tập truyện đã thế hiện được tinh thần nhân văn thời khai sáng. Đó là niềm tin vào chiến thắng của cái đẹp, cái thiện và đặc biệt quan tâm đến việc giáo dục con người.

KẾT LUẬN

Ảnh hưởng của chủ nghĩa nhân văn thời kì khai sáng, Êgiêdip Môrô luôn nỗ lực xây dựng tìm kiếm và sáng tạo trên hành trình sáng tạo nghệ thuật của mình. Đặc biệt, ông luôn ý thức được tinh thần thời đại đế xây dựng thế giới biểu tượng kịp thời đáp ứng việc truyền tải ý nghĩa xã hội trong tác phấm văn học. Trong khóa luận nghiên cứu về vấn đề Biêu tượng trong tập truyện Đảo người gù của Êgiêdip Môrô chúng tôi đã rút ra được những kết luận sau:

Thứ nhất: Biểu tượng là vấn đề rất phức tạp có tính chất liên ngành. Nó thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học. Để có cái nhìn bao quát nhất, đầy đủ nhất chúng tôi nhận thấy cần xem xét nó dưới nhiều góc nhìn như triết học, tâm lí, văn hóa, ngôn ngữ học... Và trong văn học, đế có cái nhìn thấu đáo chúng tôi nhận thấy cần tìm hiếu biếu tượng trong quan niệm của các nhà văn, nhà thơ và biểu tượng văn học, đặc điếm tính chất của biểu tượng và ý nghĩa của biểu tượng.

Thứ hai: Chúng tôi nhận thấy trong sự nghiệp sáng tác của Êgiêdip Môrô, các sáng tác của ông luôn thế hiện được sự nghiêm túc của người nghệ sĩ đích thực. Và cũng qua khảo sát chúng tôi nhận thấy tác giả đã xây dựng được thế giới biếu tượng rất đa dạng. Bển cạnh đó, dưới góc nhìn của lí luận hiện đại

chúng tôi nhận thấy trong Đảo người gù cũng bộc lộ những hạn chế nhất định trong nghệ thuật trần thuật của tác giả. Do ảnh hưởng của tinh thần nhân văn thời kì khai sáng nên những hạn chế này khó tránh khỏi.

Với khuôn khố một khóa luận tốt nghiệp, chúng tôi không khảo sát được tất cả các biếu tượng mà chỉ tìm hiểu những biểu tượng chính, có ý nghĩa quan trọng. Bởi lẽ, trong tập truyện, Êgiêdip sử dụng dày đặc các biếu tượng nghệ thuật và biểu tượng nào cũng mang những giá trị nhất định. Cũng qua khảo sát chúng tôi nhận thấy, ông dùng biểu tượng để thể hiện những vấn đề có tính lịch sử và thời đại. Có thể chứng minh điều ấy qua các truyện ngắn trong tập truyện

Đảo người gù. Với tất cả những điều chúng tôi tìm hiếu ở trên hi vọng góp thêm tiếng nói khắng định những đóng của một tác giả cụ thể. Khóa luận cũng mong muốn khi nghiên cứu đề tài Biếu tượng trong tập truyện Đảo người gù của Êgiêdip Môrô, người đọc sẽ có thêm những kiến giải khi nghiên cứu biếu tượng văn học và giúp ích cho việc nghiên cứu những vấn đề mang tính thời sự trong các sáng tác của chủ nghĩa khai sáng Pháp.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp biểu tượng trong tập truyện đảo người gù của êgiêdip môrô (Trang 52 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(60 trang)
w