5. Bố cục đề tài
2.1.1. Quyền của người chưa thành niên phạm tội khi bị bắt để tạm giam
Bắt người chưa thành niên (NCTN) phạm tội để tạm giam là bắt người sau khi có lệnh tạm giam hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật24
. Cụ thể được quy định tại Điều 80 và Điều 303 BLTTHS năm 2003.
Theo quy định, bắt NCTN từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi để tạm giam thì trước hết phải có lệnh tạm giam, hai là chỉ trong những trường hợp phạm tội rất nghiêm do cố ý hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng và không được bắt vào ban đêm. Để bắt người chưa thành niên phạm tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi cũng phải có đủ các điều kiện cần và đủ nêu trên: trong đó, điều kiện thứ nhất là phải có lệnh tạm giam, hai là chỉ trong trường hợp phạm tội nghiêm trọng do cố ý hoặc phạm tội rất nghiêm trọng hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng và không được bắt người vào ban đêm. Điều 80 quy định là không được bắt người phạm tội vào ban đêm, “trừ trường hợp bắt khẩn cấp, phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã quy định tại Điều 81 và 82 của BLTTHS”, nhưng người viết cho rằng trường hợp bắt NCTN phạm tội vào ban đêm thì không cần phải quy định thêm trường hợp ngoại lệ, bởi vì Điều 303 BLTTHS quy định mặc dù có đủ căn cứ tại Điều 81, 82 nhưng vẫn phải kèm theo điều kiện25
. Ngoài ra cơ quan có thẩm quyền hoặc người có thẩm quyền ra lệnh bắt NCTN phạm tội để tạm giam phải thông báo cho gia đình, người đại diện hợp pháp của họ biết ngay sau khi bắt người để tạm giam.
Quyền của NCTN phạm tội thể hiện ở chỗ: Thứ nhất, nếu ở độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi mà phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng, phạm tội rất nghiêm trọng do vô ý thì có quyền không bị bắt để tạm giam và không bị bắt vào ban đêm trừ trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Thứ hai, nếu ở độ tuổi từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi mà phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng do vô ý thì có quyền không bị bắt để tạm giam và không được bắt người vào ban đêm trừ trường hợp phạm tội nghiêm trọng do cố ý hoặc phạm tội rất nghiêm trọng hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Thứ ba, được thông báo cho gia đình, người đại diện hợp pháp của mình biết ngay sau khi bị bắt.
24
Trường Đại học Kiểm sát Hà nội, Áp dụng biện pháp đối với người chưa thành niên phạm tội, Tạp chí kiểm sát số 06/2007.
25
GVHD: Nguyễn Tống Ngọc Như 26 SVTH: Lý Thươl 2.1.2. Quyền của người chưa thành niên phạm tội bị bắt trong trường hợp khẩn cấp
Bắt người chưa thành niên phạm tội trong trường hợp khẩn cấp là bắt người đang chuẩn bị thực hiện tội phạm hoặc sau khi thực hiện tội phạm thì bỏ trốn, cản trở việc điều tra khám phá tội phạm26
quy định tại Điều 81 và Điều 303 BLTTHS năm 2003.
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 81 BLTTHS, thì được bắt người khẩn cấp khi có căn cứ để cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Nhưng theo quy định tại khoản 1 Điều 303 BLTTHS thì chỉ được bắt khẩn cấp người chưa thành niên (NCTN) từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi trong những trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Vậy việc bắt người khẩn cấp người chưa thành niên phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi trong trường hợp khẩn cấp chỉ khi có căn cứ cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Quy định về trường hợp bắt khẩn cấp tại khoản 2 Điều 303 là không thống nhất với điểm a khoản 1 Điều 81 BLTTHS và Điều 17 BLHS, đồng thời nó không đảm bảo được tính nhất quán về nội dung nguyên tắc nhân đạo trong pháp luật tố tụng hình sự, không đảm bảo được quyền, lợi ích hợp pháp của NCTN. Điều 17 BLHS quy định :người chuẩn bị phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội định phạm” và khoản 1 Điều 81 BLTTHS đã cụ thể hóa Điều 17 BLHS, theo đó thì khi có căn cứ cho rằng, một người “đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng…” thì được bắt khẩn cấp. Tuy nhiên khoản 2 Điều 303 BLTTHS lại quy định: “Việc bắt khẩn cấp được áp dụng đối với NCTN từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi trong trường hợp họ chuẩn bị phạm tội nghiêm trọng do cố ý, phạm tội rất nghiêm trọng hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.” Nghĩa là NCTN chỉ cần chuẩn bị phạm tội nghiêm trọng do cố ý là đã bị bắt khẩn cấp rồi, trong khi người thành niên chuẩn bị phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng mới phải bị bắt khẩn cấp. Vì thế mà trên thực tế nếu căn cứ vào quy định tại khoản 1 Điều 303 BLTTHS, thì không thể bắt khẩn cấp NCTN phạm tội khi có căn cứ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 81 BLTTHS điều này sẽ rất khó khăn cho việc điều tra vụ án. Nếu căn cứ vào khoản 2 Điều 303 BLTTHS, thì có thể bắt khẩn cấp NCTN phạm tội chỉ cần người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm nghiêm trọng do cố ý, tuy nhiên việc làm này không đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN.
Ngoài việc thông báo ngay cho Viện kiểm sát (VKS) cùng cấp bằng văn bản kèm theo tài liệu liên quan đến việc bắt khẩn cấp để xem xét phê chuẩn hoặc không phê chuẩn,
26
Trường Đại học Kiểm sát Hà nội, Áp dụng biện pháp đối với người chưa thành niên phạm tội, Tạp chí kiểm sát số 06/2007.
GVHD: Nguyễn Tống Ngọc Như 27 SVTH: Lý Thươl
thì còn phải thông báo cho gia đình, người đại diện hợp pháp của họ biết ngay sau khi bắt khẩn cấp. Việc thông báo cho VKS xem xét trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị xét phê chuẩn và tài liệu liên quan đến việc bắt khẩn cấp, VKS phải ra quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn. Nếu VKS quyết định không phê chuẩn thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền bắt phải trả tự do ngay cho người bị bắt27
.
Quyền của người chưa thành niên phạm tội khi bị bắt trong trường hợp khẩn cấp thì thể hiện ở chỗ người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi được đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình, đối với người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi thì ngược lại không được đảm bảo. Ngoài ra, Người chưa thành niên có quyền khiếu nại thông qua người đại diện hợp pháp của họ khiếu nại nếu cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của họ bị xâm hại.
2.1.3. Quyền của người chưa thành niên phạm tội bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã
Bắt người chưa thành niên phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã được thực hiện theo quy định tại Điều 82 và Điều 303 BLTTHS. Theo Điều 82 quy định chỉ được bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã khi có một trong bốn căn cứ sau đây: Một là, đang thực hiện tội phạm; hai là, ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện; ba là, đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện nên đã bỏ chạy và bị đuổi bắt; bốn là, đang có lệnh truy nã. Còn theo quy định tại Điều 303 BLTTHS, thì chỉ được bắt người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi trong những trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, chỉ được bắt người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi trong những trường hợp phạm tội nghiêm trọng do cố ý, phạm tội rất nghiêm trọng hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Người có thẩm quyền bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã là bất kỳ ai. Vậy có thể nói rằng có những trường hợp thì họ biết và có trường hợp thì họ không thể biết được các tội phạm mà người bị bắt là tội phạm nào (tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng)28. Trên thực tế có quan điểm cho rằng: “nếu áp dụng quy định tại Điều 303 BLTTHS, thì việc bắt người chưa thành niên phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã sẽ mất đi ý nghĩa kịp thời phát hiện và xử lý tội phạm. Việc nghiên cứu sửa đổi quy định của BLTTHS về việc bắt người chưa thành niên phạm tội quả tang theo hướng bỏ quy định về loại tội phạm mà người bị bắt quả tang thực hiện. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tiễn áp dụng pháp luật trong thời gian qua. Nghiên cứu thực tiễn áp dụng biện pháp bắt người chưa thành niên phạm tội quả tang trong thời gian qua cho thấy, tất cả các trường hợp bắt người chưa thành niên phạm
27
Khoản 4 Điều 81 BLTTHS 2003. 28
Trường Đại học Kiểm sát Hà nội, Áp dụng biện pháp đối với người chưa thành niên phạm tội, Tạp chí kiểm sát số 06/2007.
GVHD: Nguyễn Tống Ngọc Như 28 SVTH: Lý Thươl
tội quả tang được thực hiện khi có một trong những căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 82 Bộ luật Tố tụng Hình sự mà không cần phải có căn cứ quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 303 BLTTHS. Và tất cả đều không bị coi là vi phạm thủ tục tố tụng hình sự. Cơ quan Công an, Uỷ ban nhân dân nhận người bị bắt đều lập biên bản và giải người bị bắt đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền”29
. Tuy nhiên cũng có quan điểm không đồng nhất với quan điểm ở trên, “bỡi lẽ thủ tục tố tụng đối với người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành niên được áp dụng theo quy định tại chương XXXII, đồng thời theo những quy định khác của BLTTHS nhưng phải đảm bảo là không trái với quy định của chương XXXII30
là hoàn toàn hợp lý. Nó chỉ không hợp lý ở chỗ là việc quy định bắt người phạm tội quả tang và bắt người đang bị truy nã quy định chung tại một Điều luật. Theo họ nếu xét về tính chất, căn cứ, thủ tục thì bắt người đang có lệnh truy nã khác hẳn việc bắt người phạm tội quả tang, bởi lẽ: Bắt người đang có lệnh truy nã là bắt người mà trước đây đã có lệnh bắt hoặc đã bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam thậm chí đang thi hành án phạt tù thì bỏ trốn. Họ có thể là bị can, bị cáo tại ngoại nhưng trốn tránh hoạt động điều tra, truy tố, xét xử của Viện kiểm sát, Toà án. Đối với họ Cơ quan điều tra đã tự mình hoặc theo yêu cầu của Viện kiểm sát, Toà án ra quyết định truy nã. Quyết định truy nã do Thủ trưởng Cơ quan điều tra ký; trong đó, ghi rõ họ tên, tuổi, nơi trú quán, đặc điểm để nhận dạng người bị truy nã, dán ảnh kèm theo (nếu có) và tội phạm mà người đó đã bị khởi tố, truy tố, bị đưa ra xét xử hoặc bị kết án. Quyết định truy nã được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi người phát hiện, bắt và giữ người bị truy nã. Cho nên, nghiên cứu tách việc bắt người đang bị truy nã ra khỏi Điều 82 BLTTHS và xây dựng thành một Điều luật độc lập không phải là không có lý do”.
Người viết cho rằng việc nghiên cứu tách việc bắt người đang bị truy nã ra khỏi Điều 82 để xây dựng một Điều luật mới độc lập là hoàn toàn hợp lý. Mặt khác, quy định bắt người trong trường hợp phạm tội quả tang đối với người chưa thành niên phạm tội cũng cần phải tính đến ý nghĩa kịp thời phát hiện và xử lý tội phạm nên đã áp dụng khoản 1 Điều 82 để bắt. Tuy nhiên, việc làm này thực tế là sai quy định của pháp luật đồng thời quyền lợi ích của người chưa thành niên cũng không được đảm bảo.
29
Trường Đại học Kiểm sát Hà nội, Áp dụng biện pháp đối với người chưa thành niên phạm tội, Tạp chí kiểm sát số 06/2007.
30
GVHD: Nguyễn Tống Ngọc Như 29 SVTH: Lý Thươl
2.2 Quyền của ngƣời chƣa thành niên phạm tội khi bị tạm giữ
Người bị tạm giữ là người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người bị bắt theo quyết định truy nã hoặc người phạm tội tự thú, đầu thú và đối với họ đã có quyết định tạm giữ31
.
Tạm giữ người chưa thành niên phạm tội được quy định tại Điều 86 và Điều 303 BLTTHS. Theo quy định tại Điều 86 BLTTHS, thì tạm giữ là biện pháp ngăn chặn có thể áp dụng đối với người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã nhằm ngăn chặn tội phạm, ngăn chặn người bị bắt trốn tránh việc điều tra; để xác minh tội phạm và để quyết định việc truy cứu trách nhiệm hình sự (khởi tố bị can) đối với họ. Tại thời điểm ra quyết định tạm giữ, người có thẩm quyền không thể biết chính xác người bị tạm giữ phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng, phạm tội rất nghiêm trọng hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; do vậy sẽ dẫn đến việc tạm giữ người tùy tiện sai quy định của pháp luật cụ thể là chỉ được tạm giữ người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội nếu có đủ căn cứ quy định tại Điều 86 BLTTHS trong những trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng và chỉ được tạm giữ người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội nếu có đủ căn cứ quy định tại Điều 86 BLTTHS trong những trường hợp phạm tội nghiêm trọng do cố ý, phạm tội rất nghiêm trọng hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.
Các hoạt động tố tụng này ảnh hưởng trực tiếp đến quyền tự do, quyền bất khả xâm phạm về thân thể,… cụ thể là do việc áp dụng không đúng pháp luật sẽ dẫn đến hậu quả pháp lý là xâm phạm đến quyền tự do, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, … của người chưa thành niên phạm tội32
. Ngoài những quyền như đã phân tích, người chưa thành niên phạm tội khi bị tạm giữ còn có được các quyền được hạn chế việc gia hạn thời hạn tạm giữ, được giam riêng với người đã thành niên phạm tội, chế độ tạm giữ người chưa thành niên phạm tội phải được đảm bảo theo đúng quy định tại chương IV Nghị định 89/1998/NĐ – CP (đã được Nghị định số 98/2002/NĐ – CP sửa đổi, bổ sung năm 2002), được thông báo cho gia đình, người đại diện hợp pháp của họ biết ngay sau khi bị tạm giữ theo quy định tại khoản 3 Điều 303 BLTTHS33
.
31
Khoản 1 Điều 48 BLTTHS 2003. 32
Nguyễn Tiến Đạt, Bảo đảm quyền con người trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam, Tạp chí Khoa học pháp luật số 3(34)/2006.
33
GVHD: Nguyễn Tống Ngọc Như 30 SVTH: Lý Thươl
2.3. Quyền của bị can, bị cáo là ngƣời chƣa thành niên phạm tội khi bị tạm giam
Biện pháp tạm giam là một trong những biện pháp ngăn chặn được áp dụng đối với bị can, bị cáo khi có căn cứ chứng tỏ họ sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội.
Việc tạm giam bị can, bị cáo là người chưa thành niên phạm tội phụ thuộc vào độ