5. Bố cục đề tài
3.3. Những vƣớng mắc, hạn chế
Thứ nhất, hiện nay, ở Việt Nam chưa có đội ngũ chuyên trách giải quyết những vụ án mà bị can, bị cáo là NCTN.
Thứ hai, Việc phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng khi giải quyết loại án do NCTN thực hiện còn hạn chế, vẫn theo thủ tục chung mà chưa chú ý đúng mức đến những thủ tục đặc biệt giành cho họ.
Thứ ba, Điều tra viên vẫn sử dụng các chiến thuật hỏi cung như hỏi cung với bị can là người thành niên, lại không có đại diện gia đình của bị can chưa thành niên, sẽ gây nên sự sợ hãi, căng thẳng cho các em. Điều đó không những ảnh hưởng đến quyền lợi của các em mà còn dẫn đến vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.
Thứ tư, Viện kiểm sát cũng chưa thực sự quan tâm đến nhân thân, điều kiện, hoàn cảnh phạm tội của NCTN trong việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn. Có những trường hợp nhân thân tốt, phạm tội lần đầu, có địa chỉ nơi cư trú rõ ràng, có sự bảo lãnh của gia đình, cha mẹ, người thân…nhưng vẫn áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam và không xem xét cho NCTN phạm tội tại ngoại điều tra. Chính điều này đã vi phạm đến quyền của NCTN.
Thứ năm. Vẫn còn nhiều thẩm phán thiếu những hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục đối với bị cáo là NCTN khi xét xử. Phần lớn thẩm phán khi tiến hành xét xử những vụ án mà bị cáo là NCTN không khác gì với xét xử người đã thành niên.
Thứ sáu, thực tế bắt người phạm tội quả tang đang được thực hiện sai quy định của pháp luật tố tụng đối với người NCTN.
Thứ bảy, Trong “trường hợp cần thiết” Toà án có thể quyết định xét xử kín đối với người chưa thành niên phạm tội, nhưng hiện nay vẫn chưa có hướng dẫn như thế nào là “trường hợp cần thiết” nên quy định trên rất khó thực hiện. Với quy định này, hiện nay phần lớn các vụ án có người chưa thành niên là bị cáo được tiến hành xét xử công khai, mọi người đều có quyền tham dự; báo chí có thể viết bài, đưa tin nêu rõ danh tính bị cáo nhỏ tuổi. Như vậy, vấn đề bảo vệ bí mật đời tư của người chưa thành niên, đặc biệt là trẻ em trong các vụ án hình sự chưa được quy định đầy đủ, gây tổn thương cho các em trong quá trình tố tụng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự hòa nhập của các em khi về với cộng đồng. Bởi lẽ điều này có khả năng gây ra sự kỳ thị đối với các bị cáo nhỏ tuổi khi họ bị “gắn mác” là tội phạm hình sự. Chính điều này đã làm ảnh hưởng đến đời tư của người
GVHD: Nguyễn Tống Ngọc Như 41 SVTH: Lý Thươl
chưa thành niên, không đảm bảo được quy định của Công ước về quyền trẻ em mà Việt Nam đã tham gia54
.