Vi phạm trong việc hỏi cung người chưa thành niên không có mặt của ngườ

Một phần của tài liệu pháp luật việt nam về quyền của người chưa thành niên phạm tội (Trang 37)

5. Bố cục đề tài

3.2.1.Vi phạm trong việc hỏi cung người chưa thành niên không có mặt của ngườ

giám hộ

Theo quy định của BLTTHS “trong trường hợp người bị tạm giữ, bị can, là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi hoặc là người chưa thành niên có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc trong những trường hợp cần thiết khác thì việc lấy lời khai, hỏi cung những người này phải có mặt đại diện của gia đình, trừ trường hợp đại diện gia đình cố ý vắng mặt mà không có lý do chính đáng. Đại diện gia đình có thể hỏi người bị tạm giữ, bị can nếu được Điều tra viên đồng ý; được đưa ra tài liệu đồ vật, yêu cầu, khiếu nại; đọc hồ sơ vụ án khi kết thúc điều tra”. Tuy nhiên trên thực tế, nhiều vụ án đã vi phạm nghiêm trọng quy định này. Cụ thể là có nhiều vụ các Điều tra viên tự động đưa các em về trụ sở công an hỏi cung mà không thông báo cho gia đình, người giám hộ biết. Nhiều em đã bị ảnh hưởng về thần kinh, có dấu hiệu rối loạn thần kinh hoặc trí nhớ. Việc này dẫn đến hậu quả ảnh hưởng rất nặng nề đến tâm lý của các em. Nhiều em sợ quá nên khai báo không chính xác. Dưới đây là một trong những vi phạm nêu trên đã được các cơ quan chức năng công khai nhận lỗi51

.

Vụ án thứ nhất: Báo tuổi trẻ ngày 8/9/2009 đưa tin Thượng tá Nguyễn Thanh Tiền – Phó Công an thành phố Sóc Trăng đã trực tiếp nhận lỗi với gia đình em T… Tại buổi xin lỗi, thượng tá Tiền thừa nhận sai sót, để xảy ra sự việc đáng tiếc khi nghe con trai kêu mất điện thoại đã đưa cả nhóm thanh niên chơi chung với con mình về trụ sở Công an Tp Sóc Trăng bằng xe Jeep để ghi lời khai. Trong đó có em T… Đối với cán bộ lấy lời khai em T mà không có cha mẹ em có mặt là sai nguyên tắc, nên xem đây là bài học kinh nghiệm sâu sắc.

Vụ án thứ hai: Ngày 22/01/2008 từ việc nghi ngờ 5 thanh thiếu niên (ở xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên và phường 10, Tp Sóc Trăng) trộm xe máy, Công an phường 10 cũng đã “mời” các em về lấy lời khai và sau đó tiếp tục đưa về Công an Tp Sóc Trăng để tiếp tục làm rõ. Tất cả quá trình trên đều không có người giám hộ của các em tham dự. Sau đó ngày 07/3/2009, phía Công an cũng đã phải xin lỗi công khai.

Vụ án thứ ba: Tháng 02 năm 2008, một nữ sinh lớp 9 cũng đã bị rơi vào hoàn cảnh tương tự. Vì nghi ngờ em Trần Thị Thanh Thủy, học sinh lớp 9 trường THCS An Khánh

50

Khoản 1 Điều 40 Công ước về quyền trẻ em 1989. 51

Đoàn luật sư thành phố Hà nội, Công ty luật Minh Khuê, Hỏi cung trẻ em không có mặt người giám hộ là sai,

GVHD: Nguyễn Tống Ngọc Như 38 SVTH: Lý Thươl

(huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre) lấy cấp tang vật vụ án là chiếc ĐTDĐ, Công an xã Phú Túc, huyện Châu Thành đưa Thủy về xã hỏi cung mà không có người giám hộ. Sau đó em Thủy có dấu hiệu rối loạn tâm lý.

Vụ án thứ tư: Tháng 4 năm 2008, một vụ như vậy cũng đã xảy ra ở huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Tối ngày 03 và sáng ngày 04 tháng 4 năm 2008, từ việc nghi ngờ lấy cấp một chiếc ĐTDĐ, Công an xã Tân Lý Đông đã cách ly em Thanh để “hỏi cung” khi Công an xã đưa em Thanh, một học sinh mới 11 tuổi đi một số nơi để xác minh tối ngày 03 tháng 04 và sáng ngày 04 tháng 4 mà không thông báo cũng như không cho người thân của Thanh đi cùng. Vụ này, phía Công an sau đó cũng đã phải xin lỗi.

Một thực trạng đáng chê trách hơn là trên thực tế, nhiều Luật sư đã được Tòa án và Viện kiểm sát mời tham gia bào chữa chỉ định cho người chưa thành niên nhưng họ đã không làm tròn trách nhiệm của Luật sư, thậm chí không đến tham gia bất kỳ một buổi lấy cung nào đối với người chưa thành niên phạm tội.

3.2.2. Vi phạm trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam người chưa thành niên phạm tội

Theo quy định của BLTTHS cơ quan ra lệnh bắt, tạm giữ, tạm giam người chưa thành niên phải thông báo cho gia đình, người đại diện hợp pháp của họ biết ngay sau khi bắt, tạm giữ, tạm giam.

Các vụ việc kể trên là điển hình trong việc bắt giữ, tạm giam người chưa thành niên khi không thông báo cho đại diện hợp pháp của người chưa thành niên. Trên thực tế, nhiều vụ khi được nghe thông báo về các hành vi phạm tội của người chưa thành niên. Các Điều tra viên đã bắt và đưa các em về trụ sở để hỏi cung, lấy lời khai mà không báo cho gia đình, có vụ đưa các em đi xác minh, thẩm chí chuyển lên Công an thành phố mà cũng không thông báo cho người thân của các em biết.

3.2.3. Vi phạm trong khi áp dụng pháp luật xét xử đối với người chưa thành niên phạm tội phạm tội

Ngày 14 tháng 11 năm 2014. Vụ án bắt và gây nên cái chết của một học sinh, Lê Minh Phát (nguyên công an xã Vạn Long, huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa) bị tuyên phạt 6 năm 9 tháng tù giam về các tội “Cố ý gây thương tích” và “Bắt giữ người trái pháp luật”. Lê Tấn Khỏe (SN 1999, ngụ xã Vạn Long) 3 năm tù về tội “Cố ý gây thương tích52”. Hai bị cáo phải bồi thường cho gia đình người bị hại Tu Ngọc Thạch (SN 1999, ngụ xã Vạn Long, học sinh lớp 9) hơn 135 triệu đồng.

Trong vụ án này người chưa thành niên phạm tội là em Lê Tấn Khỏe 15 tuổi bị vi phạm về quyền được áp dụng hình phạt nhẹ hơn so với người đã thành niên phạm tội tương ứng gây bức xúc dư luận.

52

Báo người lao động, http://nld.com.vn/phap-luat/lam-chet-mot-hoc-sinh-3-nguoi-lanh-an- 20141114233017424.htm, ngày cập nhật [14/11/2014].

GVHD: Nguyễn Tống Ngọc Như 39 SVTH: Lý Thươl 3.2.4. Vi phạm trong việc giam giữ người chưa thành niên

Theo quy định của pháp luật, người chưa thành niên phạm tội phải được giam riêng, cách ly với người đã thành niên khác. Tuy nhiên trên thực tế, có nhiều trại giam đã không thực hiện đúng quy định này. Giải thích việc giam người chưa thành niên chung với người lớn, các cán bộ trong các trại giam đưa ra lý do nếu giam riêng một nhóm người chưa thành niên với nhau rất dễ dẫn đến việc người chưa thành niên tái phạm, khó giáo dục. Việc giam kèm người lớn có mục đích để người chưa thành niên được các người lớn tuổi kèm cặp, giáo dục dạy bảo kịp thời. Mặt khác chúng ta cũng chưa có điều kiện về mặt vật chất để giam giữ riêng. Việc làm này được xem là một sáng kiến của các trại giam trong việc giam người chưa thành niên và người lớn. Tuy nhiên, đây là việc làm trái với các quy định của pháp luật về giam giữ người chưa thành niên. Chắc chắn bên cạnh những mặt tích cực nhìn thấy trong việc giam giữ người chưa thành niên sẽ tồn tại nhiều tiêu cực và chính vì vậy mà pháp luật đã phải quy định các chế độ giam giữ riêng và đặc biệt cho người chưa thành niên.

Trước các số liệu về tình trạng người chưa thành niên phạm tội tăng nhanh đột xuất theo những buổi báo cáo53

và cơ cấu tội phạm lứa tuổi, tội phạm vị thành niên, các tồn tại trong việc xử lý tội phạm vị thành niên như đã được nêu trên chúng ta thấy việc đấu tranh với tội phạm chưa thành niên đòi hỏi sự tham gia của xã hội, trong đó gia đình giữ vị trí vai trò quan trọng đặc biệt, vì chỉ có cha mẹ là người gần gũi với các em và biết hơn ai hết là các em cần điều gì. Khi người chưa thành niên phạm tội có nghĩa là các điều kiện nuôi dạy đang áp dụng với người chưa thành niên chưa hợp lý và gia đình cần thiết nhận biết các dấu hiệu, thay đổi kịp thời để giúp các em đi đúng hướng. Các cơ quan cần thiết phối hợp với gia đình kịp thời để ngăn chặn các hành vi phạm tội. Đặc biệt khi người chưa thành niên phạm tội cần có sự kết hợp từ phía cơ quan Công an, Luật sư, Tòa án,…, tạo điều kiện để các em quay về với cộng đồng và trở thành công dân tốt trong xã hội. Các vi phạm xử lý tội phạm vị thành niên không những đã xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của các em, của gia đình các em mà thẩm chí còn có thể để lại những hậu quả lâu dài, ảnh hưởng đến tâm sinh lý và sự phát triển bình thường của các em. Với vai trò và trách nhiệm nghề nghiệp trong xã hội, các Luật sư tham gia bảo vệ quyền lợi cho người chưa thành niên cần thể hiện trách nhiệm của mình, ngăn chặn kịp thời các hành vi trái pháp luật của những người có thẩm quyền, từ việc giam giữ, hỏi cung cũng như trong quá trình giải quyết vụ án. Vận dụng các tình tiết vụ việc để thuyết phục các cơ quan chức năng tìm biện pháp giáo dục phù hợp nhất cho người chưa thành niên phạm tội. Đặc biệt

53

Ban chỉ đạo Đề án IV “Đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em và tội phạm trong lứa tuổi chưa thành niên” của Bộ Công an, trong vòng 6 năm (2007 - 2013), trên cả nước đã xảy ra 63.600 vụ án hình sự do trẻ vị thành niên gây ra, với 94.300 đối tượng là trẻ vị thành niên phạm tội, tăng gần 4.300 vụ án so với 6 năm trước đó.

GVHD: Nguyễn Tống Ngọc Như 40 SVTH: Lý Thươl

cần thiết phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật trong việc giam giữ người chưa thành niên trong các giai đoạn tố tụng.

3.3. Những vƣớng mắc, hạn chế

Thứ nhất, hiện nay, ở Việt Nam chưa có đội ngũ chuyên trách giải quyết những vụ án mà bị can, bị cáo là NCTN. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ hai, Việc phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng khi giải quyết loại án do NCTN thực hiện còn hạn chế, vẫn theo thủ tục chung mà chưa chú ý đúng mức đến những thủ tục đặc biệt giành cho họ.

Thứ ba, Điều tra viên vẫn sử dụng các chiến thuật hỏi cung như hỏi cung với bị can là người thành niên, lại không có đại diện gia đình của bị can chưa thành niên, sẽ gây nên sự sợ hãi, căng thẳng cho các em. Điều đó không những ảnh hưởng đến quyền lợi của các em mà còn dẫn đến vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.

Thứ tư, Viện kiểm sát cũng chưa thực sự quan tâm đến nhân thân, điều kiện, hoàn cảnh phạm tội của NCTN trong việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn. Có những trường hợp nhân thân tốt, phạm tội lần đầu, có địa chỉ nơi cư trú rõ ràng, có sự bảo lãnh của gia đình, cha mẹ, người thân…nhưng vẫn áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam và không xem xét cho NCTN phạm tội tại ngoại điều tra. Chính điều này đã vi phạm đến quyền của NCTN.

Thứ năm. Vẫn còn nhiều thẩm phán thiếu những hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục đối với bị cáo là NCTN khi xét xử. Phần lớn thẩm phán khi tiến hành xét xử những vụ án mà bị cáo là NCTN không khác gì với xét xử người đã thành niên.

Thứ sáu, thực tế bắt người phạm tội quả tang đang được thực hiện sai quy định của pháp luật tố tụng đối với người NCTN.

Thứ bảy, Trong “trường hợp cần thiết” Toà án có thể quyết định xét xử kín đối với người chưa thành niên phạm tội, nhưng hiện nay vẫn chưa có hướng dẫn như thế nào là “trường hợp cần thiết” nên quy định trên rất khó thực hiện. Với quy định này, hiện nay phần lớn các vụ án có người chưa thành niên là bị cáo được tiến hành xét xử công khai, mọi người đều có quyền tham dự; báo chí có thể viết bài, đưa tin nêu rõ danh tính bị cáo nhỏ tuổi. Như vậy, vấn đề bảo vệ bí mật đời tư của người chưa thành niên, đặc biệt là trẻ em trong các vụ án hình sự chưa được quy định đầy đủ, gây tổn thương cho các em trong quá trình tố tụng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự hòa nhập của các em khi về với cộng đồng. Bởi lẽ điều này có khả năng gây ra sự kỳ thị đối với các bị cáo nhỏ tuổi khi họ bị “gắn mác” là tội phạm hình sự. Chính điều này đã làm ảnh hưởng đến đời tư của người

GVHD: Nguyễn Tống Ngọc Như 41 SVTH: Lý Thươl

chưa thành niên, không đảm bảo được quy định của Công ước về quyền trẻ em mà Việt Nam đã tham gia54

.

3.4. Những đề xuất, kiến nghị

3.4.1. Hoàn thiện quy định pháp luật

Thứ nhất, nên quy định về thời hạn tạm giam riêng đối với người chưa thành niên phạm tội tại một Điều luật độc lập theo hướng giảm thời hạn tạm giam xuống.

Thứ hai, quy định chi tiết hơn về trường hợp cần thiết để xét xử kín NCTN phạm tội.

3.4.2. Cách thức tổ chức thực hiện

Thứ nhất, cách sắp xếp, trang trí phòng điều tra đối với NCTN phạm tội theo hướng thân thiện hơn; Khi tiếp xúc với NCTN phạm tội điều tra viên nên mặc thường phục;

Thứ hai, bỏ “vành móng ngựa”, cho phép NCTN ngồi cạnh cha mẹ hoặc luật sư của mình; yêu cầu các bên ngồi chứ không đứng khi tiến hành xét hỏi, hạn chế xét xử lưu động các vụ án có liên quan đến NCTN phạm tội phù hợp với các chuẩn mực quốc tế về thủ tục tố tụng đối với NCTN được thể hiện trong Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em và các văn bản có liên quan mà Việt Nam đã tham gia và cam kết thực hiện.

Thứ ba, cần xây dựng Tòa án chuyên biệt đối với NCTN theo hướng có thẩm quyền giải quyết tất cả những vụ việc liên quan đến NCTN cũng như đội ngũ cán bộ chuyên biệt như: thẩm phán, hội thẩm nhân dân, thư ký tòa án phải là những người hiểu biết về tâm sinh lý cũng như trình độ nhận thức của người chưa thành niên.

Những kiến này nhằm từng bước hoàn thiện quy định của pháp luật, thay đổi nhận thức, nâng cao vai trò, trách nhiệm của những người tiến hành tố tụng khi giải quyết những vụ án do NCTN thực hiện. Tất cả những điều đó không nằm ngoài mục đích nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của NCTN, giúp họ có cơ hội sửa chữa lỗi lầm, phấn đấu trở thành công dân có ích cho xã hội.

54

Nguyễn Cao Cường, Cần sớm hoàn thiện pháp luật đối với người chưa thành niên trong BLTTHS Việt Nam, Bài viết của Viện kiểm sát Nhân dân Thừa Thiên Huê, http://vkshue.gov.vn/index.php/news/Chuyen-de-Trao-doi/Can- som-hoan-thien-phap-luat-doi-voi-nguoi-chua-thanh-nien-trong-Bo-luat-To-tung-hinh-su-Viet-Nam-540.html, [27/11/2014].

GVHD: Nguyễn Tống Ngọc Như 42 SVTH: Lý Thươl

KẾT LUẬN

Dành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em” là một mục tiêu quan trọng đối với Việt Nam và các nước tham gia Công ước về quyền trẻ em năm 1989. Trong tình hình tội phạm nói chung, người chưa thành niên phạm tội nói riêng ngày càng diễn biến phức tạp đã và đang trở thành sự quan tâm, lo lắng của nhiều nước trên thế giới, nếu không có sự quan tâm đúng mức của Nhà nước thì hậu quả không chỉ trước mắt mà còn là gánh nặng cho thế hệ mai sau. Ở Việt Nam, vấn đề này đang thu hút sự quan tâm của toàn xã hội, đặc biệt là các cơ quan bảo vệ pháp luật, đòi hỏi Nhà nước cần có những chính sách phù hợp không chỉ với những quy định trong điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, mà còn phù hợp với truyền thống đạo đức của dân tộc, qua

Một phần của tài liệu pháp luật việt nam về quyền của người chưa thành niên phạm tội (Trang 37)