5. Bố cục đề tài
3.4.2. Cách thức tổ chức thực hiện
Thứ nhất, cách sắp xếp, trang trí phòng điều tra đối với NCTN phạm tội theo hướng thân thiện hơn; Khi tiếp xúc với NCTN phạm tội điều tra viên nên mặc thường phục;
Thứ hai, bỏ “vành móng ngựa”, cho phép NCTN ngồi cạnh cha mẹ hoặc luật sư của mình; yêu cầu các bên ngồi chứ không đứng khi tiến hành xét hỏi, hạn chế xét xử lưu động các vụ án có liên quan đến NCTN phạm tội phù hợp với các chuẩn mực quốc tế về thủ tục tố tụng đối với NCTN được thể hiện trong Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em và các văn bản có liên quan mà Việt Nam đã tham gia và cam kết thực hiện.
Thứ ba, cần xây dựng Tòa án chuyên biệt đối với NCTN theo hướng có thẩm quyền giải quyết tất cả những vụ việc liên quan đến NCTN cũng như đội ngũ cán bộ chuyên biệt như: thẩm phán, hội thẩm nhân dân, thư ký tòa án phải là những người hiểu biết về tâm sinh lý cũng như trình độ nhận thức của người chưa thành niên.
Những kiến này nhằm từng bước hoàn thiện quy định của pháp luật, thay đổi nhận thức, nâng cao vai trò, trách nhiệm của những người tiến hành tố tụng khi giải quyết những vụ án do NCTN thực hiện. Tất cả những điều đó không nằm ngoài mục đích nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của NCTN, giúp họ có cơ hội sửa chữa lỗi lầm, phấn đấu trở thành công dân có ích cho xã hội.
54
Nguyễn Cao Cường, Cần sớm hoàn thiện pháp luật đối với người chưa thành niên trong BLTTHS Việt Nam, Bài viết của Viện kiểm sát Nhân dân Thừa Thiên Huê, http://vkshue.gov.vn/index.php/news/Chuyen-de-Trao-doi/Can- som-hoan-thien-phap-luat-doi-voi-nguoi-chua-thanh-nien-trong-Bo-luat-To-tung-hinh-su-Viet-Nam-540.html, [27/11/2014].
GVHD: Nguyễn Tống Ngọc Như 42 SVTH: Lý Thươl
KẾT LUẬN
“Dành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em” là một mục tiêu quan trọng đối với Việt Nam và các nước tham gia Công ước về quyền trẻ em năm 1989. Trong tình hình tội phạm nói chung, người chưa thành niên phạm tội nói riêng ngày càng diễn biến phức tạp đã và đang trở thành sự quan tâm, lo lắng của nhiều nước trên thế giới, nếu không có sự quan tâm đúng mức của Nhà nước thì hậu quả không chỉ trước mắt mà còn là gánh nặng cho thế hệ mai sau. Ở Việt Nam, vấn đề này đang thu hút sự quan tâm của toàn xã hội, đặc biệt là các cơ quan bảo vệ pháp luật, đòi hỏi Nhà nước cần có những chính sách phù hợp không chỉ với những quy định trong điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, mà còn phù hợp với truyền thống đạo đức của dân tộc, qua đó đảm bảo cho sự phát triển của thế hệ tương lai đất nước. Việc tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện hệ thống pháp luật về việc xử lý người chưa thành niên phạm tội nói chung và việc xét xử các bị cáo là người chưa thành niên nói riêng, hiển nhiên cũng góp phần thực hiện mục tiêu chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 theo tinh thần nghị quyết số 49- NQ/TW ngày 02-6-2005 của Đảng ta.
Mặc dù Bộ luật tố tụng hình sự đã có những quy định riêng về thủ tục tố tụng đối với những vụ án liên quan đến người chưa thành niên phạm tội, nhưng thực tiễn áp dụng vẫn còn có nhiều sai sót cần khắc phục. Qua những vấn đề lý luận cũng như thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật chúng ta cần phải tập trung nghiên cứu và hoàn thiện hơn các quy định về trình tự, thủ tục tố tụng trong việc xử lý người chưa thành niên phạm tội. Trong các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thiết nghĩ là thủ tục xét xử sẽ mang lại hậu quả pháp lý thực tế nhất ảnh hưởng đến tương lai của các em khi các em bị truy cứu trách nhiệm hình sự cũng như việc áp dụng hình phạt đối với các em là một vấn đề hết sức quan trọng. Vì thế ngoài việc nghiên cứu các quy định của pháp luật để áp dụng chính xác trong công tác xét xử, ngành Tòa án cần tổ chức hội nghị chuyên đề hướng dẫn thống nhất áp dụng pháp luật trong công tác xét xử các bị cáo là người chưa thành niên, Tòa án cần phối hợp chặt chẽ với Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong việc xử lý người chưa thành niên phạm tội, tùy theo tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm mà có hình thức xử lý nghiêm minh theo đúng pháp luật. Cùng với việc xét xử đúng, Tòa án phải phát hiện thiếu sót hoặc những hành vi vi phạm khác trong việc quản lý người chưa thành niên của gia đình, nhà trường và xã hội… là nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm góp phần giải quyết đúng đắn vụ án cũng như trong công cuộc đấu tranh và phòng ngừa tội phạm là người chưa thành niên. Theo đó, những phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm trong công tác điều tra, tuy tố, xét xử của các cơ quan có thẩm quyền cần phải được
GVHD: Nguyễn Tống Ngọc Như 43 SVTH: Lý Thươl
xử lý nghiêm minh để đảm bảo cho hoạt động tố tụng hạn chế tối đa việc xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên.
Trên cơ sở nghiên cứu và tìm hiểu những quy định của pháp luật hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội có thể thấy một cách tổng thể về các quyền cơ bản của của người chưa thành niên khi thực hiện hành vi phạm tội. Điều này đã tạo nên địa vị pháp lý của bị can, bị cáo là người chưa thành niên riêng giúp phân biệt với các chủ thể khác trong pháp luật hình sự. Đồng thời tạo điều kiện cho việc thực hiện các quyền cơ bản như đã phân tích ở các phần trên đặc biệt là quyền bào chữa, quyền đặc thù của đối tượng bị buộc tội trong vụ án hình sự. Ngoài ra người chưa thành niên phạm tội còn hưởng quyền được hạn chế tối đa việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn, các biện pháp cưỡng chế khác từ phía các cơ quan tiến hành tố tụng nhằm đảm bảo sự phát triển bình thường của người chưa thành niên. Phù hợp với tinh thần Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, phù hợp với tinh thần nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta, phù hợp với tinh thần bảo vệ quyền trẻ em trong Công ước quốc tế.
GVHD: Nguyễn Tống Ngọc Như 44 SVTH: Lý Thươl
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Văn bản của Đảng
Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02-6-2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.
Văn bản quy phạm pháp luật
1. Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013. 2. Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam năm 2003. 3. Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam năm 2004. 4. Bộ luật dân sự Việt Nam 2005.
5. Bộ luật hình sự Việt Nam 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009. 6. Bộ luật lao động Việt Nam năm 2012.
7. Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000.
8. Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam năm 2004. 9. Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
10. Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 sửa đổi bổ sung năm 2014.
11. Công ước quốc tế về quyền trẻ em được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua ngày 20/11/1989.
12. Công ước La Haye 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực con nuôi quốc tế.
13. Nghị định 89/1998/NĐ – CP (đã được Nghị định số 98/2002/NĐ – CP sửa đổi, bổ sung năm 2002). Ban hành quy chế tạm giữ, tạm giam.
14. Nghị định 10/2012-NĐ-CP về Quy định chi tiết thi hành biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội.
15. Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-VKSTC-TANDTC-BCA-BTP- BLĐTBXH Hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ Luật Tố tụng Hình sự đối với người tham gia tố tụng là người chưa thành niên.
16. Công văn số 81 ngày 10/06/2002 của TANDTC năm 2002.
Sách
1. Trần Văn Thắng, Quyền trẻ em trong công ước Liên hợp quốc và pháp luật Việt Nam, Nxb Giáo dục, 03 34 GD 189/144-03.
2. Võ Khánh Vinh, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự, Nxb Công an Nhân dân, năm 2006.
3. Phạm Văn Beo, Luật hình sự Việt Nam, quyển 1, Nxb Chính trị quốc gia Hà nội, năm 2009.
GVHD: Nguyễn Tống Ngọc Như 45 SVTH: Lý Thươl
4. Nguyễn Thúy Hiền, Sổ tay pháp luật đối với người chưa thành niên, Nxb Tư pháp Hà nội, năm 2012.
Giáo trình
1. Hoàng Thị Minh Sơn, Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Trường Đại học luật Hà nội, Nxb Công an Nhân dân, 2008.
2. Nguyễn Đăng Dung – Vũ Công Giao – Lã Khánh Tùng, Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người, Nxb Đại học Quốc gia Hà nội, năm 2009.
3. Nguyễn Ngọc Hòa, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, tập 1, Trường Đại học luật Hà nội, Nxb Công an Nhân dân, năm 2010.
4. Mạc Giáng Châu, Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Trường Đại học Cần Thơ, học phần 1, năm 2010.
5. Mạc Giáng Châu, Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Trường Đại học Cần Thơ, học phần 2, năm 2010.
Tạp chí, bài viết
1. Nguyễn Tiến Đạt, Bảo đảm quyền con người trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam,
Tạp chí Khoa học pháp luật số 3(34)/2006.
2. Trường Đại học Kiểm sát Hà nội, Áp dụng biện pháp đối với người chưa thành niên phạm tội, Tạp chí kiểm sát số 06/2007.
3. Võ Thị Kim Oanh – Nguyễn Ngọc Kiện, Hoàn thiện các quy định về bị tình nghi trong BLTTHS năm 2003, Bài viết của Tòa án nhân dân tối cao ngày 06/4/2011.
Trang thông tin điện tử
1. Trần Thắng Lợi - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Pháp luật quốc tế về tuyển dụng, sử dụng lao động trẻ em,
http://www.toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/Baiviet?p_cateid=1751909&item_id=8 607017&article_details=1, [ngày truy cập 22/10/2014].
2. Báo người lao động, http://nld.com.vn/phap-luat/lam-chet-mot-hoc-sinh-3-
nguoi-lanh-an-20141114233017424.htm, ngày cập nhật [14/11/2014].
3. Đinh Văn Quế, Một số vấn đề về người bào chữa trong BLTTHS năm 2003, http://toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/Baiviet?p_page_id=1754190&p_cateid=175 1909&article_details=1&item_id=14077018, [16/11/2014].
4. Đoàn luật sư thành phố Hà nội, Công ty luật Minh Khuê, Hỏi cung trẻ em không có mặt người giám hộ là sai, http://luatminhkhue.vn/hinh-su/hoi-cung-tre-em-khong-co-
GVHD: Nguyễn Tống Ngọc Như 46 SVTH: Lý Thươl
5. Nguyễn Hữu Thế Trạch, Thủ tục tố tụng thân thiện đối với người chưa thành niên, http://www.hcmcbar.org/NewsDetail.aspx?CatPK=3&NewsPK=266, [18/11/2014].
6. Trường Đại học cảnh sát nhân dân, Khái niệm người chưa thành niên và khái niệm tội phạm do người chưa thành niên gây ra – cơ sở có tính pháp lí quan trọng để phòng ngừa, điều tra tội phạm và xử lý người chưa thành niên phạm tội,
http://www.pup.edu.vn/vi/Dien-dan-phap-luat/Khai-niem-nguoi-chua-thanh-nien-va-khai-