5. Bố cục đề tài
2.2. Quyền của ngƣời chƣa thành niên phạm tội khi bị tạm giữ
Người bị tạm giữ là người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người bị bắt theo quyết định truy nã hoặc người phạm tội tự thú, đầu thú và đối với họ đã có quyết định tạm giữ31
.
Tạm giữ người chưa thành niên phạm tội được quy định tại Điều 86 và Điều 303 BLTTHS. Theo quy định tại Điều 86 BLTTHS, thì tạm giữ là biện pháp ngăn chặn có thể áp dụng đối với người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã nhằm ngăn chặn tội phạm, ngăn chặn người bị bắt trốn tránh việc điều tra; để xác minh tội phạm và để quyết định việc truy cứu trách nhiệm hình sự (khởi tố bị can) đối với họ. Tại thời điểm ra quyết định tạm giữ, người có thẩm quyền không thể biết chính xác người bị tạm giữ phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng, phạm tội rất nghiêm trọng hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; do vậy sẽ dẫn đến việc tạm giữ người tùy tiện sai quy định của pháp luật cụ thể là chỉ được tạm giữ người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội nếu có đủ căn cứ quy định tại Điều 86 BLTTHS trong những trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng và chỉ được tạm giữ người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội nếu có đủ căn cứ quy định tại Điều 86 BLTTHS trong những trường hợp phạm tội nghiêm trọng do cố ý, phạm tội rất nghiêm trọng hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.
Các hoạt động tố tụng này ảnh hưởng trực tiếp đến quyền tự do, quyền bất khả xâm phạm về thân thể,… cụ thể là do việc áp dụng không đúng pháp luật sẽ dẫn đến hậu quả pháp lý là xâm phạm đến quyền tự do, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, … của người chưa thành niên phạm tội32
. Ngoài những quyền như đã phân tích, người chưa thành niên phạm tội khi bị tạm giữ còn có được các quyền được hạn chế việc gia hạn thời hạn tạm giữ, được giam riêng với người đã thành niên phạm tội, chế độ tạm giữ người chưa thành niên phạm tội phải được đảm bảo theo đúng quy định tại chương IV Nghị định 89/1998/NĐ – CP (đã được Nghị định số 98/2002/NĐ – CP sửa đổi, bổ sung năm 2002), được thông báo cho gia đình, người đại diện hợp pháp của họ biết ngay sau khi bị tạm giữ theo quy định tại khoản 3 Điều 303 BLTTHS33
.
31
Khoản 1 Điều 48 BLTTHS 2003. 32
Nguyễn Tiến Đạt, Bảo đảm quyền con người trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam, Tạp chí Khoa học pháp luật số 3(34)/2006.
33
GVHD: Nguyễn Tống Ngọc Như 30 SVTH: Lý Thươl
2.3. Quyền của bị can, bị cáo là ngƣời chƣa thành niên phạm tội khi bị tạm giam
Biện pháp tạm giam là một trong những biện pháp ngăn chặn được áp dụng đối với bị can, bị cáo khi có căn cứ chứng tỏ họ sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội.
Việc tạm giam bị can, bị cáo là người chưa thành niên phạm tội phụ thuộc vào độ tuổi của người chưa thành niên, loại tội phạm mà người đó thực hiện. Theo quy định tại Điều 303 BLTTHS, thì chỉ được tạm giam người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi nếu có đủ căn cứ quy định tại Điều 88 BLTTHS, trong những trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Chỉ được tạm giam người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu có đủ căn cứ quy định tại Điều 88 BLTTHS, trong những trường hợp phạm tội nghiêm trọng do cố ý, phạm tội rất nghiêm trọng hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Điều này cho thấy người chưa thành niên phạm tội ở độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có quyền không bị tạm giam nếu phạm tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng do vô ý; người chưa thành niên phạm tội ở độ tuổi từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi có quyền không bị tạm giam nếu phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng do vô ý. Về thời hạn tạm giam bị can, bị cáo là người chưa thành niên phạm tội thì không có quy định nào mà lại áp dụng những quy định về thời hạn tạm giam đối với bị can, bị cáo là người chưa thành niên phạm tội giống như người đã thành niên phạm tội chứng tỏ những thiếu sót của pháp luật, bởi lẽ không tính đến đặc điểm tâm lý lứa tuổi của người chưa thành niên phạm tội mà còn xâm phạm đến quyền phát triển bình thường của người chưa thành niên. Người viết cho rằng nên quy định về thời hạn tạm giam đối với người chưa thành niên phạm tội tại một Điều luật cụ thể phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi của người chưa thành niên mới hợp lý. Ngoài ra người chưa thành niên phạm tội còn được hưởng các quyền được hạn chế việc gia hạn thời hạn tạm giam, được giam riêng với người đã thành niên phạm tội, chế độ tạm giam người chưa thành niên phạm tội phải được đảm bảo theo đúng quy định tại chương IV Nghị định 89/1998/NĐ – CP (đã được Nghị định số 98/2002/NĐ – CP sửa đổi, bổ sung năm 2002), được thông báo cho gia đình, người đại diện hợp pháp của họ biết ngay sau khi bị tạm giam theo quy định tại khoản 3 Điều 303 BLTTHS34
.
=> Nói tóm lại, đối với người chưa thành niên phạm tội, việc áp dụng biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam được quy định chặt chẽ hơn, hạn chế hơn so với người đã thành niên phạm tội. Ngoài các quy định chung về căn cứ áp dụng biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam được quy định tại các Điều 80, 81, 82, 86, 88, 120, 303, 304 BLTTHS năm 2003, thì trước khi quyết định bắt, tạm giữ, tạm giam, cơ quan và người tiến hành tố tụng phải xem xét kỹ về sự cần thiết phải áp dụng các biện pháp đó, cần xem xét một cách toàn diện,
34
GVHD: Nguyễn Tống Ngọc Như 31 SVTH: Lý Thươl
khách quan, đầy đủ các tình tiết của hành vi phạm tội, tính chất của hành vi, độ tuổi, điều kiện sống, đặc điểm nhân thân, hoàn cảnh gia đình,… về khả năng thay thế bằng các biện pháp khác như giao bị can, bị cáo là người chưa thành niên phạm tội cho gia đình hoặc người đỡ đầu của họ giám sát.
2.4. Quyền của bị can là ngƣời chƣa thành niên phạm tội khi bị hỏi cung
Hỏi cung là biện pháp điều tra nhằm thu thập lời khai của bị can về các tình tiết liên quan đến vụ án nhằm phục vụ công tác điều tra và xử lý đối với vụ án đó35
. Việc hỏi cung bị can do Điều tra viên tiến hành ngay sau khi có quyết định khởi tố, trong trường hợp cần thiết Kiểm sát viên cũng có thể hỏi cung người bị can36
. Trong việc làm này thì người chưa thành niên phạm tội có quyền:
Quyền được nghe đọc quyết định khởi tố: có nghĩa là trong quyết định khởi tố bị can là người chưa thành niên phải ghi rõ tội danh, điều khoản luật được áp dụng đối với bị can là người chưa thành niên. Bị can là người chưa thành niên cần phải biết tội danh mà họ bị khởi tố để họ có thể tự bào chữa thông qua người diện của mình gỡ tội cho mình. Nếu không biết mình bị khởi tố về tội gì thì họ khó có thể đưa ra các chứng cứ gỡ tội cho mình cùng những lời bào chữa, vì mục đích của việc tiến hành các trình tự tố tụng là nhằm xác định một người có phạm tội hay không và nếu phạm tội thì phải chịu hình phạt như thế nào. Bị can là người chưa thành niên phải được giao nhận quyết định khởi tố bị can, trong trường hợp có sự thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can cũng phải thông báo cho bị can là người chưa thành niên biết. Quyền được biết mình bị khởi tố về tội gì của bị can là người chưa thành niên thể hiện sự công bằng, bình đẳng và tiến bộ của pháp luật xã hội chủ nghĩa vói chung và pháp luật Việt Nam nói riêng. Đồng thời bị can được giải thích về quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định tại Điều 49 BLTTHS, (quyền này sẽ được trình bày ở những nội dung sau).
Quyền được hỏi cung vào ban ngày: Bởi lẽ pháp luật đã quy định Điều tra viên không được hỏi cung vào ban đêm (từ 22 giờ ngày hôm trước đến 6 giờ ngày hôm sau), trừ trường hợp không thể trì hoãn được (ví dụ: Cần phải phục vụ yêu cầu truy bắt người đồng phạm, thu giữ ngay vật chứng, công cụ phương tiện phạm tội, làm rõ và ngăn chặn kịp thời những hành vi phạm tội của những người đồng phạm của bị can…). Mọi trường hợp hỏi cung bị can là người chưa thành niên vào ban đêm, Điều tra viên phải ghi rõ lý do vào biên bản hỏi cung.
35
Mạc Giáng Châu, Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam, Học phần 2, năm 2010, trang 24. 36
GVHD: Nguyễn Tống Ngọc Như 32 SVTH: Lý Thươl
Quyền đảm bảo việc hỏi cung theo đúng pháp luật37
: cụ thể là Điều tra viên, Kiểm sát viên không được bức cung hoặc dùng nhục hình đối với bị can là người chưa thành niên38.
Quyền được người bào chữa, người đại diện hợp pháp của bị can là người chưa thành niên có mặt tham gia việc hỏi cung39
. Đối với người bị tạm giữ, bị can là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi hoặc là người chưa thành niên có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần hoặc trong những trường hợp cần thiết khác, thì việc lấy lời khai, hỏi cung những người này phải có mặt đại diện của gia đình, trừ trường hợp đại diện gia đình cố ý vắng mặt mà không có lý do chính đáng. Đại diện gia đình có thể hỏi người bị tạm giữ, bị can nếu được Điều tra viên đồng ý; được đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu, khiếu nại, đọc hồ sơ vụ án khi kết thúc điều tra40
.
2.5. Quyền của ngƣời chƣa thành niên phạm tội bị khám xét
Khám xét là biện pháp điều tra bằng cách tìm tòi, lục soát có định hướng người, chỗ ở, chỗ làm việc, đồ vật thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm nhằm phát hiện, thu thập công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết của tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm hoặc những vật tài liệu khác có liên quan đến vụ án đang giải quyết41
.
2.5.1. Khám người
Theo quy định của pháp luật thì việc khám xét người của người chưa thành niên phạm tội phải tuân thủ theo Điều 140, 141, 142 và 152 BLTTHS cụ thể là tại Điều 142 BLTTHS thì người chưa thành niên phạm tội có quyền: Thứ nhất, quyền được nghe đọc lệnh khám hoặc tự mình đọc lệnh khám đó, điều này tạo niềm tin cho người chưa thành niên phạm tội biết rằng lệnh khám đó là có sự thật và mang tính rõ ràng của pháp luật đảm bảo sự công bằng đối với người chưa thành niên phạm tội, thứ hai, quyền được giải thích quyền và nghĩa vụ: Có nghĩa là pháp luật đã quy định trách nhiệm của người tiến hành tố tụng khi áp dụng biện pháp khám xét phải giải thích cho đối tượng bị khám xét về quyền và nghĩa vụ pháp lý của họ trong lệnh khám xét, thứ ba, quyền được khám theo giới tính: Có nghĩa là nam khám nam, nữ khám nữ và phải có người cùng giới chứng kiến. Ngoài ra tại Điều 152 còn quy định là không được xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm hoặc sức khỏe của người bị xem xét thân thể, điều này có nghĩa là người chưa thành niên phạm tội có quyền được đảm bảo danh dự, nhân phẩm hoặc sức khỏe của mình mặc dù bị khám xét. Nếu xét theo câu chữ của điều luật thì đảm bảo ở đây chỉ mang tính tương
37
Điều 129, 130, 131, 132 BLTTHS 2003. 38
Võ Khánh Vinh, Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự, Nxb Công an nhân dân năm 2006. Trang 383. 39
Khoản 3 Điều 132 BLTTHS 2003. 40
Khoản 2 Điều 306 BLTTHS 2003. 41
GVHD: Nguyễn Tống Ngọc Như 33 SVTH: Lý Thươl
đối, bỡi lẽ, khi đã khám xét thân thể rồi thì tất nhiên những quyền về danh dự, nhân phẩm hoặc sức khỏe sẽ bị hạn chế ở một mức độ nhất định.
2.5.2. Khám chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm
Theo quy định của pháp luật thì việc khám xét chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm của người chưa thành niên phạm tội phải tuân thủ theo Điều 140, 141, 142 và Điều 143 của BLTTHS cụ thể tại Điều 143 BLTTHS người chưa thành niên phạm tội có quyền: Thứ nhất, quyền được người chủ hoặc người đã thành niên trong gia đình, đại diện chính quyền xã, phường thị trấn và người láng giềng chứng kiến việc khám xét trừ những trường hợp ngoại lệ42. Việc làm này cũng đảm bảo người chưa thành niên phạm tội hạn chế sự lo lắng cũng như là hạn chế đi việc các người tiến hành khám xét lợi dụng để trộm cấp tài sản của người chưa thành niên. Thứ hai, quyền được khám vào ban ngày, trừ trường hợp không thể trì hoãn nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản, điều này có ý nghĩa đảm bảo cho người chưa thành niên không bị ảnh hưởng đến sức khỏe khi phải thức vào ban đêm cũng như ảnh hưởng đến tâm lý của người chưa thành niên có thể là (hoản sợ, lo lắng…).
2.6. Quyền của bị can là ngƣời chƣa thành niên đối với kết quả giám định
Bị can, bị cáo là người chưa thành niên có quyền yêu cầu hoặc thông qua người đại diện hợp pháp của họ yêu cầu cơ quan đã trưng cầu giám định thông báo cho họ hoặc người đại diện hợp pháp của họ biết về nội dung của kết quả giám định. Bị can, bị cáo là người chưa thành niên được trình bày hoặc thông qua người đại diện hợp pháp của họ trình bày những ý kiến của mình về kết luận giám định, yêu cầu giám định bổ sung hoặc giám định lại. Đều này cũng có nghĩa là bị can, bị cáo là người chưa thành niên có quyền yêu cầu hoặc thông qua người đại diện hợp pháp của họ yêu cầu thay đổi người giám định, nhưng quyền này có được thực hiện hay không là còn tùy thuộc vào Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án. Quyền này chưa được quy định cụ thể trong phần thủ tục đặc biệt, tuy nhiên đã có hẳn một Điều luật quy định về quyền của bị can đối với kết luận giám định cụ thể là tại Điều 158 BLTTHS 2003.
2.7. Quyền bào chữa của ngƣời bị tạm giữ, bị can, bị cáo là ngƣời chƣa thành niên
Quyền bào chữa là tổng hợp các quyền tố tụng hình sự tạo khả năng cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thông qua người đại diện hợp pháp của mình bào chữa về hành vi do mình thực hiện đã bị buộc tội và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp khác. Quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành niên được đảm bảo trong mọi giai đoạn của tố tụng hình sự.
Quyền bào chữa của người chưa thành niên phạm tội thể hiện ở chỗ việc đảm bảo người bào chữa cho họ là bắt buộc. Người bào chữa cho người chưa thành niên được
42
GVHD: Nguyễn Tống Ngọc Như 34 SVTH: Lý Thươl
tham gia tố tụng ngay từ khi họ bị tạm giữ. Người bào chữa cho người chưa thành niên do