Kiềm chế lạm phát

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến fdi vào khu vực đông nam á (Trang 54 - 55)

Nhƣ đã phân tích trong chƣơng 4, giai đoạn 2001-2013 nguồn vốn FDI của các quốc gia Đông Nam Á chịu tác động tích cực của yếu tố lạm phát, tuy nhiên điều đó không có nghĩa là lạm phát càng cao thì lƣợng vốn đầu tƣ càng nhiều. Theo Nguyễn Ngọc Tuyến thì lạm phát quá cao hay quá thấp đều tác động không tốt đến nền kinh tế, lạm phát quá cao sẽ làm cho giá cả gia tăng, cơ cấu nền kinh tế mất cân đối,...nhƣng nếu lạm phát quá thấp sẽ làm cho thất nghiệp gia tăng, không kích thích những ngƣời có tài sản đầu tƣ, nền kinh tế sẽ phát triển chậm lại. Do đó đòi hỏi các nƣớc phải có chính sách kiềm chế lạm phát ở mức độ hợp lí, phù hợp với tình hình và sự phát triển kinh tế của đất nƣớc. Chính sách lạm phát mục tiêu là một chính sách đƣợc khuyến khích áp dụng. Chính sách lạm phát mục tiêu đƣợc hiểu là chính sách mà ngân hàng trung ƣơng sẽ đƣa ra mục tiêu lạm phát trong một thời gian khá dài (thƣờng là 5 năm) và đƣợc quyền chủ động sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ nhƣ nghiệp vụ thị trƣờng mở, lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, tỷ giá .v.v để đạt mục tiêu đó. Một chính sách lạm phát mục tiêu đƣợc coi là thành công nếu nhƣ trong quá trình thực hiện lạm phát sẽ vận động xoay quanh mức mục tiêu đã đề ra.

Thực tế trên thế giới đã có nhiều nƣớc áp dụng chính sách này để kiềm chế lạm phát nhƣ Mỹ, trong khu vực Đông Nam Á, cũng đã có 4 nƣớc tiên phong trong việc áp dung chính sách lạm phát mục tiêu là Indonexia, Philippin, Thái Lan va Malaysia, các nƣớc này đã thành công trong việc kiềm chế lạm phát ở một mức hợp lí. Cụ thể Thái Lan đã duy trì ổn định mức mục tiêu lạm phát đƣợc trong khoảng từ 0.5-3% trong giai đoan từ năm 2009 đến nay hay Malaysia cũng thành công trong việc duy trì mức lạm phát trung hạn là 5%. Với việc thành công trong việc kiềm chế tỷ lệ lạm phát ở mức hợp lí, nền kinh tế của các quốc gia này đang ngày càng phát triển và nhƣ đã phân tích ở trên đây cũng là những quốc gia thành công và thu hút đƣợc nguồn vốn FDI nhiều nhất khu vực.

Nhƣ vâỵ, việc áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu, xây dựng một khung mục tiêu lạm phát hợp lí là điều mà các quốc gia nên áp dụng bởi sự thành công của các nƣớc trên sẽ là bài học để các nƣớc còn lại học tập và làm theo. Nếu thành công trong việc thực hiện chính sách lạm phát mục tiêu thì nền kinh tế các nƣớc sẽ phát triển ổn định và bền vững hơn, từ đó cũng sẽ kích thích đầu tƣ từ bên ngoài làm cho nguồn vốn FDI tăng lên.

46

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến fdi vào khu vực đông nam á (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)