Những thách thức trong quá trình phát triển

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến fdi vào khu vực đông nam á (Trang 31 - 33)

Kinh tế Đông Nam Á đã trải qua nhiều thăng trầm, khó khăn trong quá trình phát triển. Trƣớc năm 1997 kinh tế Đông Nam Á phát triển mạnh mẽ và từng đƣợc xem là khu vực phát triển kinh tế mạnh nhất thế giới với nhiều thành tựu đáng kể. Đến năm 1997, do ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á kinh tế Đông Nam Á đã bị ảnh hƣởng nặng nề, đặc biệt là Indonexia. Nhƣng sau đó với nhiều cố gắng, những chính sách ổn định, phát triển kinh tế phù hợp nhƣ cải tổ cách thức quản lý trong khu vực doanh nghiệp, cải cách tài chính, đẩy mạnh hội nhập quốc tế, đổi mới phƣơng pháp quản lý kinh tế vĩ mô, và đổi mới cả phƣơng thức tăng trƣởng kinh tế,...kinh tế các nƣớc Đông Nam Á bắt đầu có dấu hiệu phục hồi và phát triển trở lại. Đến những năm 2008-2009, một lần nữa cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới lại tàn phá nền kinh tế của các nƣớc. Tuy nhiên, các quốc gia Đông Nam Á đã vƣợt qua khủng hoảng một cách ngoạn mục và ngày càng tăng trƣởng.

Tuy nhiên trong quá trình triển nền kinh tế của Đông Nam Á cũng còn bộc lộ nhiều vấn đề và thách thức. Trở ngại chính mà Đông Nam Á cần vƣợt qua để nâng cao chất lƣợng đời sống nhân dân là phải làm sao xóa bỏ tình trạng nghèo đói và giảm bớt sự cách biệt về mức độ phát triển giữa các nƣớc với nhau. Mặc dù chỉ là một đảo quốc bé nhỏ, không có tài nguyên thiên nhiên

23

nhƣng Singapore lại là một trong những nƣớc có nền kinh tế phát triển mạnh của thế giới và nằm trong số những nƣớc có GDP bình quân bình quân đầu ngƣời cao nhất thế giới. Năm 2013, GDP bình quân đầu ngƣời của Singapore đạt 55182,48 USD/ngƣời, trong khi GDP bình quân đầu ngƣời của Campuchia chỉ đạt 1006,84 USD/ ngƣời, Lào đạt 1660,71 USD/ ngƣời và Việt Nam đạt 1910,51 USD/ ngƣời. Khoảng cách giữa nƣớc cao nhất và nƣớc thấp nhất khu vực là 55 lần, nhƣ vậy rõ ràng sự cách biệt về mức độ phát triển kinh tế giữa các nƣớc trong khu vực Đông Nam Á là rất lớn. Đây là một thách thức đối với các nƣớc trong việc đƣa ra những chính sách, biện pháp phát triển kinh tế chung của khu vực, cũng nhƣ khả năng đáp ứng của mỗi quốc gia.

Sự xuống cấp của môi trƣờng cũng là một thách thức không nhỏ trong quá trình phát triển của các quốc gia Đông Nam Á, một số nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng, Đông Nam Á thành công trong phát triển kinh tế nhƣng lại phải hy sinh môi trƣờng. Trong đó hai vấn đề nghiêm trọng nhất là ô nhiễm không khí và ô nhiễm nƣớc. Chất lƣợng không khí ở đây ngày càng xấu đi bởi việc gia tăng tiêu thụ nguyên liệu hóa thạch do công nghiệp, bùng nỗ dân số kèm với mức tăng thu nhập và quá trình đô thị hóa nhanh chóng. Hai nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm không khí là khói ô tô và khí thải công nghiệp. Ngoài ra, ở Đông Nam Á còn có một loại ô nhiễm không khí đặc biệt là khói bụi và mây mù do các đám cháy rừng gây ra. Ngƣời ta đốt rừng để lấy đất sinh sống và trồng trọt làm cho tình trạng này ngày càng trầm trọng. Ô nhiễm nƣớc ở Đông Nam Á cũng là một vấn đề nghiêm trọng. Nƣớc thải mang theo các chất độc và phế thải sinh hoạt là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nƣớc phổ biến nhất. Nƣớc ô nhiễm chẳng những ảnh hƣởng đến sức khỏe con ngƣời mà còn hủy hoại hệ sinh thái và đời sống thủy sinh.

Một vấn đề khác mà các quốc gia Đông Nam Á phải đƣơng đầu là làm sao nâng cao năng suất và vai trò của ngành nông nghiệp vì nền kinh tế của hầu hết các nƣớc Đông Nam Á đều dựa vào nông nghiệp. Tuy nhiên nông nghiệp lại gặp phải một số vấn đề nhƣ: năng suất thấp, nông dân không có vốn sản xuất, đất đai bỏ hoang hay tình trạng phá rừng làm nƣơng rẫy dẫn đến đất đai bị xói mòn, diện tích rừng thu hẹp, đa dạng sinh học bị suy giảm,... Bên cạnh đó, một vấn đề mà các nƣớc cũng cần phải đặc biệt quan tâm là tình trạng khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách bất hợp lí làm cho nguồn tài nguyên thiên nhiên đang ngày càng cạn kiệt.

Giải quyết và phát triển nguồn nhân lực cũng là một vấn đề quan trọng cần giải quyết. Bởi vì mặc dù Đông Nam Á là một khu vực có nguồn lao động trẻ, dồi dào nhƣng chất lƣợng lao động vẫn còn thấp, phần lớn là lao động phổ thông, chƣa có tay nghề, tình trạng thất nghiệp ở địa phƣơng vẫn còn nhiều.

24

Do đó vấn đề nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, tạo việc làm cho ngƣời dân cần đƣợc quan tâm đúng mức. Để làm đƣợc điều đó các nƣớc phải tăng cƣờng hơn nữa công tác giáo dục-đào tạo, tổ chức các khóa huấn luyện chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao tay nghề cho ngƣời lao động, đặc biệt là về khoa học kỹ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu của sự phát triển công nghệ nhƣ hiện nay. Bên cạnh đó, cần phải có các chính sách để kiểm soát quy mô và tốc độ tăng dân số ở mức độ hợp lí tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế ổn định của đất nƣớc. Một điểm cuối cùng là phải đảm bảo rằng quá trình phát triển kinh tế của đất nƣớc không bị tình trạng bất ổn định xã hội và chính trị trong nƣớc cản trở.

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến fdi vào khu vực đông nam á (Trang 31 - 33)