Thế mạnh phát triển

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến fdi vào khu vực đông nam á (Trang 29 - 31)

Đông Nam Á có một vị trí đặc biệt quan trọng trên đƣờng giao lƣu quốc tế. Nó nằm trọn giữa hai đại dƣơng lớn: Thái Bình Dƣơng và Ấn Độ Dƣơng, Eo Malacaca nối biển Đông với Andaman thuộc Ấn Độ Dƣơng, trở thành cửa ngỏ trên tuyến đƣơng hàng hải quốc tế, nối liền Đông Á với Tây Âu và Châu Phi. Đông Nam Á nằm gần hai quốc gia lớn nhất phƣơng Đông: Trung Quốc và Ấn Độ. Qua đƣờng biển, các nƣớc Đông Nam Á còn gần siêu cƣờng quốc kinh tế Nhật Bản. Với vị thế chiến lƣợc nhƣ vậy, Đông Nam Á trở thành một khu vực quan trọng, có ý nghĩa chiến lƣợc cả về kinh tế lẫn quân sự.

Biển Đông là một biển nửa kín, có diện tích khoảng 3,5 triệu km vuông, trải rộng từ vĩ độ 3o lên đến vĩ độ 26o Bắc và từ kinh độ 100o đến 121o Đông. Ngoài Việt Nam, Biển Đông đƣợc bao bọc bởi tám nƣớc khác là Trung Quốc, Philippin, Indonesia, Bruney, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Campuchia. Nhƣ vậy, trong số 11 nƣớc của khu vực Đông Nam Á, đã có 8 nƣớc là tiếp giáp với biển Đông. Trong khi Biển Đông là nơi chứa đựng rất nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên biển quan trọng đặc biệt là nguồn tài nguyên sinh vật (thuỷ

21

sản), khoáng sản (dầu khí) và du lịch. Chính vì vậy, các nƣớc trong khu vực khai thác đƣợc rất nhiều lợi thế từ biển Đông. Theo ƣớc tính sơ bộ, Biển Đông có ảnh hƣởng trực tiếp tới cuộc sống của khoảng 300 triệu ngƣời dân của các nƣớc này. Bên cạnh đó, Biển Đông còn nằm trên tuyến đƣờng giao thông biển huyết mạch nối liền Thái Bình Dƣơng - Ấn Độ Dƣơng, Châu Âu - Châu Á, Trung Đông - Châu Á. Năm trong số mƣời tuyến đƣờng biển thông thƣơng lớn nhất trên thế giới liên quan đến Biển Đông gồm: tuyến Tây Âu, Bắc Mỹ qua Địa Trung Hải, kênh đào Xuy-ê, Trung Đông đến Ấn Độ, Đông Á, Úc, Niu Di Lân; tuyến Đông Á đi qua kênh đào Panama đến bờ Đông Bắc Mỹ và Caribe; tuyến Đông Á đi Úc và Niu Di Lân, Nam Thái Bình Dƣơng; tuyến Tây Bắc Mỹ đến Đông Á và Đông Nam Á. Đây đƣợc xem là tuyến đƣờng vận tải quốc tế nhộn nhịp thứ hai của thế giới, do đó đây cũng là lợi thế rất lớn để các nƣớc trong khu vực phát triển giao thông cảng, đƣờng biển cũng nhƣ tăng cƣờng các hoạt động thƣơng nghiệp và công nghiệp hàng hải,... Hiện nay, trong khu vực Đông Nam Á có khoảng 536 cảng biển, trong đó có hai cảng vào loại lớn và hiện đại nhất thế giới là cảng Singapore và Hồng Công.

Đông Nam Á là một trong những khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên nhất thế giới. Các nguồn tài nguyên này chia thành 3 loại: khoáng sản, dầu mỏ và gỗ. Đây là vùng khá giàu về khoáng sản: sắt, thiếc, niken, đồng, kẽm, chì,...Thiếc ở Đông Nam Á chiếm 70% trữ lƣợng của thế giới (khoảng 3.6 triệu tấn và có hàm lƣợng cao: Malaysia đứng hàng đầu (1.5 triệu tấn) sau đó là Indonexia gần 1 triệu tấn. Đồng cũng là nguồn khoáng sản lớn của Đông Nam Á, đồng có ở tất cả các nƣớc trong khu vực nhƣng nhiều nhất là Philippin với trữ lƣợng gần 6 triệu tấn, rồi đến Indonexia gần 1 triệu tấn. Bên cạnh đó trữ lƣợng dầu mỏ ở Đông Nam Á cũng khá lớn. Theo ƣớc tính, Đông Nam Á chứa khoảng 5% trữ lƣợng dầu mỏ thế giới, bốn nƣớc đứng đầu trong lĩnh vực này là Indonexia, Malaysia, Brunay và Việt Nam. Rừng cũng là một tài nguyên đối với khu vực Đông Nam Á, bao phủ hơn 1/2 diện tích đất đai ở Đông Nam Á, vì thế chỉ trừ Singapore, tất cả các nƣớc trong khu vực đều xuất khẩu gỗ, đây là thế mạnh tuy nhiên cũng là một thách thức lớn đối với các nƣớc vì tình trạng phá rừng ngày càng trở nên nghiêm trọng.

Đặc điểm nổi bật nhất của Đông Nam Á là tính chất gió mùa nóng ẩm. Có thể nói Đông Nam Á là nơi có độ ẩm cao nhất thế giới cùng với đƣờng bờ biển dài gây ra mƣa nhiều đã tạo ra cho Đông Nam Á thế giới thực vật phong phú. Với lƣợng mƣa lớn, độ ẩm và nhiệt độ cao, Đông Nam Á đã tạo ra những cánh đồng nhiệt đới bao la với đủ loại thảo mộc quý hiếm và có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là những loại cây hƣơng liệu nhƣ hồ tiêu, quế, trầm

22

hƣơng,...Những cây công nghiệp nhƣ cao su, dừa, cọ cũng đóng góp một phần đáng kể trong phát triển kinh tế của các nƣớc trong khu vực.

Đông Nam Á có mạng lƣới sông ngòi dày đặc. Đây là một nguồn lợi lớn về kinh tế, trƣớc hết là về mặt giao thông vận tải. Các sông lớn, có giá trị kinh tế cao phần lớn đều nằm ở bán đảo Trung Ấn thuộc Đông Nam Á: Sông Mekong, sông Hồng, sông Menam,...Các sông ở khu vực hải đảo thƣờng ngắn, dốc và có giá trị thủy điện cao. Nhìn chung các sông ở Đông Nam Á nhiều nƣớc, dòng chảy trên mặt có lƣu lƣợng lớn, hàm lƣợng phù sa cao tạo nên các vùng châu thổ rộng lớn và màu mỡ, đây là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành nông nghiệp lúa nƣớc. Bên cạnh đó, do ảnh hƣởng của khí hậu gió mùa nên khu vực Đông Nam Á đã trở thành là quê hƣơng của lúa nƣớc, một cây lƣơng thực số một của nhân loại. Đó là lý do vì sao nơi đây có nhiều quốc gia nằm trong những nƣớc xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới nhƣ Việt Nam.

Nguồn nhân lực cũng là một thế mạnh của các quốc gia Đông Nam Á. Đây đƣợc xem là một trong những khu vực đông dân nhất thế giới với những quốc gia rất đông dân. Năm 2013 dân số của Indonexia là gần 250 triệu ngƣời, Việt Nam là gần 90 triệu ngƣời,...Lực lƣợng lao động dồi dào là một tiềm năng lớn trong phát triển kinh tế của các nƣớc trong khu vực.

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến fdi vào khu vực đông nam á (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)