GIẢI THÍCH Ý NGHĨA MÔ HÌNH

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến fdi vào khu vực đông nam á (Trang 50)

Do mô hình 2 không mắc phải lỗi phƣơng sai sai số thay đổi và hiện tƣợng đa cộng tuyến nên tôi chọn mô hình này để phân tích và giải thích tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc FDI.

42

Trong mô hình hồi quy 2, nhƣ đã phân tích ở trên R2 = 0,588, điều này có nghĩa là các biến trong mô hình giải thích đƣợc 58,8 % sự thay đổi của biến phụ thuộc FDI, giá trị P=0,000 cho thấy mô hình có ý nghĩa ở mức 1%. Đối với 3 biến kiểm soát đƣa vào mô hình là số chuyến bay chuyên chở đăng kí, số

người sử dụng internet trên 100 người và số thuê bao internet trên 100 người

thì chỉ có biến số chuyến bay chuyên chở đăng kí là có ý nghĩa đối với mô hình ở mức 1% với hệ số 𝛽=0,041 và p=0,000. Hệ số 𝛽 cho biết biến số

chuyến bay có tác động dƣơng đến FDI, cụ thể khi số chuyến bay chuyên chở

đăng kí tăng lên 1000 chuyến thì lƣợng vốn FDI sẽ tăng lên 0,041 triệu USD. Điều này đúng với kỳ vọng ban đầu và hoàn toàn hợp lí nhƣ đã giải thích trong mô hình 1. Hai biến kiểm soát còn lại là số người sử dụng internet trên

100 người số thuê bao điên thoại trên 100 người đều không có ý nghĩa

thống kê trong mô hình.

Đặc biệt, ta quan tâm đến sự ảnh hƣởng của các biến độc lập trong mô hình.

- Biến tỷ lệ lạm phát đạt giá trị p=0,014 và 𝛽=485,273 điều này cho thấy biến lạm phát có ý nghĩa thống kê ở mức 5% và có tác động dƣơng đến nguồn vốn FDI. Cụ thể khi biến lạm phát tăng lên 1% thì lƣợng vốn FDI tăng lên 485,273 triệu USD. Điều này trái với giả thuyết ban đầu đặt ra là lạm phát tác động âm đến nguồn vốn FDI. Tuy nhiên đây không phải là một nghịch lý khó giải thích vì theo Lê Thị Lanh và các cộng sự (2015) thì tác động của lạm phát lên thị trƣờng là không nhất quán. Lạm phát có thể tác động đồng biến, nghịch biến hoặc bán nghịch biến đối với dòng vốn FPI và tƣơng tự điều này cũng đúng đối với dòng vốn FDI. Theo đó tỷ suất sinh lợi của doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào lạm phát và mức tăng thu nhập của nền kinh tế so với sự tăng lên của giá cả. Khi lạm phát tăng thì tỷ suất sinh lợi kỳ vọng sẽ tăng theo, thúc đẩy tăng thu nhập của nền kinh tế, trong trƣờng hợp này nếu nhƣ tốc độ tăng thu nhập của nền kinh tế cao hơn mức tăng của giá cả do lạm phát thì tỉ suất sinh lợi của doanh nghiệp sẽ tăng, do đó sẽ kích thích đầu tƣ. Hay theo Nguyễn Ngọc Tuyến thì khi lạm phát thấp, giá cả thấp sẽ không khuyến khích đầu tƣ nhìn từ phƣơng diện hoàn vốn và thu lãi cao. Nhƣ vậy, lạm phát cao có thể kích thích các nhà đầu tƣ đang nắm giữ nhiều tài sản đầu tƣ để thu lãi cao hơn, do đó sẽ làm cho nguồn vốn FDI tăng cao hơn. Nhƣ vậy, tóm lại trong giai đoạn 2001-2013 thì lạm phát đã tác động dƣơng đến dòng vốn FDI.

- Biến GDP bình quân đầu người đạt giá trị p=0,000 và 𝛽= 0,644, điều này nghĩa là GDP bình quân có ý nghĩa thống kê ở mức 1% vàtác động dƣơng đến dòng vốn FDI. Cụ thể là khi GDP bình quân đầu ngƣời tăng lên 1 USD/

43

ngƣời thì lƣợng vốn FDI sẽ tăng lên 0,644 triệu USD. Điều này đúng với kì vọng và giả thuyết ban đầu đặt ra. Vì GDP bình quân đầu ngƣời là biến số đại diện cho sức mua của thị trƣờng, khi GDP bình quân đầu ngƣời tăng hiển nhiên là nhu cầu mua sắm và sử dụng hàng hóa sẽ tăng, sức mua thị trƣờng tăng sẽ thu hút các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đầu tƣ vào thị trƣờng này làm cho nguồn vốn FDI từ đó cũng tăng lên.

- Biến lực lượng lao động do đạt giá trị p=0,282 và 𝛽= - 0,047 nên không có ý nghĩa trong mô hình. Mặc dù đƣợc kỳ vọng rằng lực lƣợng lao động sẽ tác động dƣơng đến dòng vốn FDI, tuy nhiên khi tiến hành chạy mô hình hồi quy thì biến này lại không có ý nghĩa, không đúng với kỳ vọng ban đầu. Nguyên nhân này là do khi các đối tác quyết định đầu tƣ mới sang một quốc gia thì yếu tố lực lƣợng lao động sẽ là một yếu tố tác động tích cực, thúc đẩy đầu tƣ. Tuy nhiên, khi đã đầu tƣ vào một nƣớc nào đó thì số lƣợng lao động không còn là yếu tố quyết định đến việc gia tăng đầu tƣ nữa, thay vào đó các công ty sẽ mong chờ nhiều hơn vào chất lƣợng và trình độ lao động. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chất lƣợng lao động sẽ tác động tích cực, làm gia tăng nguồn vốn FDI đầu tƣ. Nhƣ vậy, theo mô hình này thì trong giai đoạn 2001-2013 lực lƣợng lao động trong khu vực Đông Nam Á không tác động đến dòng vốn FDI thu hút đƣợc.

44

CHƢƠNG 5

GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG THU HÚT FDI ĐÔNG NAM Á 5.1 CƠ SỞ ĐỀ RA GIẢI PHÁP

Tổng hợp từ các thông tin thu thập đƣợc trong quá trình nghiên cứu cùng với kết quả phân tích mô hình hồi quy, nghiên cứu đƣa ra một số cơ sở để đề xuất giải pháp nhằm tăng cƣờng thu hút FDI vào khu vực Đông Nam Á trong thời gian tới.

Kết quả phân tích hồi quy các nhân tố tác động đến lƣợng vốn FDI thu hút đƣợc cho thấy tỷ lệ lạm phát, GDP/ngƣời và số chuyến bay chuyên chở đăng kí là những yếu tố tác động đến lƣợng vốn FDI thu hút trong thời gian qua. Trong đó, tỷ lệ lạm phát là yếu tố tác động mạnh đến lƣợng vốn FDI của khu vực. Do đó, các nƣớc trong khu vực cần có những giải pháp hợp lí nhằm duy trì tỷ lệ lạm phát ở mức độ ổn định.

GDP/ngƣời cũng là một yếu tố tác động tích cực đến lƣợng vốn FDI vì vậy khi GDP/ngƣời tăng cao sẽ kích thích nguồn vốn FDI tăng theo. Tuy nhiên, vấn đề tăng GDP/ngƣời là một vấn đề kinh tế vĩ mô, liên quan đến nhiều khía cạnh của nền kinh tế không thể giải quyết trong thời gian ngắn. GDP/ tăng đồng nghĩa với việc tốc độ tăng trƣởng của nền kinh tế cũng tăng cao, điều này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố trong đó không thể không kể đến vai trò của nguồn nhân lực. Đây đƣợc xem là nguồn lực quan trọng nhất trong quá trình thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế. Bên cạnh đó, dù số lực lƣợng lao động không có ý nghĩa trong mô hình nhƣng chất lƣợng lao động, tiền lƣơng là những yếu tố tác động không nhỏ đến lƣợng vốn FDI nhƣ kết quả của nhiều nghiên cứu. Vì vậy, vấn đề nguồn nhân lực cần phải đƣợc quan tâm và phát triển nhằm tạo điều kiện để tăng trƣởng kinh tế cũng nhƣ tăng cƣờng thu hút FDI kể cả ở khía cạnh trực tiếp và gián tiếp.

Số chuyến bay chuyên chở đăng kí cũng là một yếu tố tác động đến nguồn vốn FDI của các quốc gia Đông Nam Á trong thời gian qua. Tuy nhiên ở một số quốc gia trong khu vực thì cơ sở hạ tầng về hàng không vẫn còn hạn chế. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng của các loại hình giao thông khác cũng chƣa đƣợc hoàn thiện. Do đó, vấn đề hoàn thiện và nâng cao cơ sở hạ tầng kĩ thuật cần đƣợc quan tâm và đầu tƣ nhằm tạo diện mạo mới cho đất nƣớc cũng nhƣ tạo điều kiện để tăng cƣờng thu hút FDI trong thời gian tới.

45

5.2 GIẢI PHÁP

5.2.1. Kiềm chế lạm phát

Nhƣ đã phân tích trong chƣơng 4, giai đoạn 2001-2013 nguồn vốn FDI của các quốc gia Đông Nam Á chịu tác động tích cực của yếu tố lạm phát, tuy nhiên điều đó không có nghĩa là lạm phát càng cao thì lƣợng vốn đầu tƣ càng nhiều. Theo Nguyễn Ngọc Tuyến thì lạm phát quá cao hay quá thấp đều tác động không tốt đến nền kinh tế, lạm phát quá cao sẽ làm cho giá cả gia tăng, cơ cấu nền kinh tế mất cân đối,...nhƣng nếu lạm phát quá thấp sẽ làm cho thất nghiệp gia tăng, không kích thích những ngƣời có tài sản đầu tƣ, nền kinh tế sẽ phát triển chậm lại. Do đó đòi hỏi các nƣớc phải có chính sách kiềm chế lạm phát ở mức độ hợp lí, phù hợp với tình hình và sự phát triển kinh tế của đất nƣớc. Chính sách lạm phát mục tiêu là một chính sách đƣợc khuyến khích áp dụng. Chính sách lạm phát mục tiêu đƣợc hiểu là chính sách mà ngân hàng trung ƣơng sẽ đƣa ra mục tiêu lạm phát trong một thời gian khá dài (thƣờng là 5 năm) và đƣợc quyền chủ động sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ nhƣ nghiệp vụ thị trƣờng mở, lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, tỷ giá .v.v để đạt mục tiêu đó. Một chính sách lạm phát mục tiêu đƣợc coi là thành công nếu nhƣ trong quá trình thực hiện lạm phát sẽ vận động xoay quanh mức mục tiêu đã đề ra.

Thực tế trên thế giới đã có nhiều nƣớc áp dụng chính sách này để kiềm chế lạm phát nhƣ Mỹ, trong khu vực Đông Nam Á, cũng đã có 4 nƣớc tiên phong trong việc áp dung chính sách lạm phát mục tiêu là Indonexia, Philippin, Thái Lan va Malaysia, các nƣớc này đã thành công trong việc kiềm chế lạm phát ở một mức hợp lí. Cụ thể Thái Lan đã duy trì ổn định mức mục tiêu lạm phát đƣợc trong khoảng từ 0.5-3% trong giai đoan từ năm 2009 đến nay hay Malaysia cũng thành công trong việc duy trì mức lạm phát trung hạn là 5%. Với việc thành công trong việc kiềm chế tỷ lệ lạm phát ở mức hợp lí, nền kinh tế của các quốc gia này đang ngày càng phát triển và nhƣ đã phân tích ở trên đây cũng là những quốc gia thành công và thu hút đƣợc nguồn vốn FDI nhiều nhất khu vực.

Nhƣ vâỵ, việc áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu, xây dựng một khung mục tiêu lạm phát hợp lí là điều mà các quốc gia nên áp dụng bởi sự thành công của các nƣớc trên sẽ là bài học để các nƣớc còn lại học tập và làm theo. Nếu thành công trong việc thực hiện chính sách lạm phát mục tiêu thì nền kinh tế các nƣớc sẽ phát triển ổn định và bền vững hơn, từ đó cũng sẽ kích thích đầu tƣ từ bên ngoài làm cho nguồn vốn FDI tăng lên.

46

5.2.2 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Mặc dù trong kết quả nghiên cứu thì lực lƣợng lao động không có ý nghĩa trong mô hình, nhƣng điều đó không có nghĩa là nhân tố lao động hoàn toàn không có tác động đến FD trong lâu dài. Bởi vì lao động đƣợc đo lƣờng bằng rất nhiều chỉ tiêu nhƣ chất lƣợng lao động, lƣơng trung bình,..và nguồn vốn FDI thì ngày càng phát triển theo hƣớng áp dụng dụng nhiều khoa học, công nghệ. Do đó, chúng ta kỳ vọng rằng sự phát triển của nguồn lao động kể cả về số lƣợng và chất lƣợng sẽ thu hút nhiều hơn đầu tƣ nƣớc ngoài. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đông Nam Á đƣợc xem là khu vực có lợi thế về số lƣợng lao động nhƣng vấn đề về chất lƣợng thì vẫn còn hạn chế, vì vậy vấn đề đào tạo nguồn lao động chất lƣợng cao cần phải đƣợc đặc biệt quan tâm. Sự phát triển của nguồn nhân lực phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống giáo dục quốc dân, do đó công tác giáo dục cần đƣợc chú trọng. Các nƣớc cần đầu tƣ phát triển và hoàn thiện hệ thống giáo dục từ phổ thông đến bậc đại học nhằm cung cấp cho thị trƣờng nguồn lao động tay nghề, chất lƣợng cao trong tƣơng lai, phù hợp với sự phát triển của công nghệ. Bên cạnh đó cần hình thành các trung tâm đào tạo cao cấp để phát triển đội ngũ lao động với hàm lƣợng chất xám cao phục vụ các ngành công nghiệp mũi nhọn.

5.2.3 Hoàn thiện và nâng cao cơ sở hạ tầng kĩ thuật

Các nƣớc trong khu vực cần đẩy mạnh phát triển hệ thống giao thông vận tải, thiết lập một hệ thống giao thông vận tải đồng bộ, phối hợp hài hòa, đẩy mạnh mối liên kết và phối hợp hoạt động của mạng lƣới giao thông vận tải quốc tế. Phát triển hệ thống giao thông vận tải đa phƣơng thức bao gồm hệ thống đƣờng bộ, đƣờng sắt, cảng biển,… nhằm tạo điều thuận lợi cho việc vận tải hàng hóa quá cảnh, thúc đẩy buôn bán và nâng cao hiệu quả vận chuyển hàng hóa trong khu vực.

Xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin của khối ASEAN phù hợp với những đòi hỏi của cuộc cách mạng tin học đang bùng nổ trên phạm vi toàn cầu. Tạo lập khuôn khổ thể chế pháp lý cho sự phát triển thông tin; kết nối các mạng thông tin quốc tế với mạng thông tin khu vực; khuyến khích phát triển quan hệ thông tin ở các nƣớc thành viên.

Bên cạnh đó các nƣớc cũng cần hợp tác phát triển cơ sở hạ tầng năng lƣợng, hợp tác trong việc bảo tồn và sử dụng có hiệu quả các nguồn năng lƣợng của mỗi thành viên, trên cơ sở tiến đến hình thành một khối liên kết khai thác và sử dụng năng lƣợng trong khuôn khổ ASEAN.

47

Để làm đƣợc điều đó các nƣớc cần tranh thủ tối đa các nguồn lực đầu tƣ, đặc biệt là nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nƣớc; ƣu tiên các lĩnh vực cấp, thoát nƣớc, vệ sinh môi trƣờng; hệ thống đƣờng bộ, đƣờng sắt, cảng biển; sản xuất và sử dụng điện từ các loại năng lƣợng mới và sạch nhƣ năng lƣợng gió, năng lƣợng mặt trời; các dự án thuộc lĩnh vực bƣu chính viễn thông, công nghệ thông tin...

5.2.4 Cải cách thủ tục hành chính về đầu tƣ nƣớc ngoài

Tiếp tục rà soát các chính sách, pháp luật về đầu tƣ, kinh doanh để sửa đổi các nội dung không đồng bộ, thiếu nhất quán, bổ sung các nội dung còn thiếu và loại bỏ các điều kiện áp dụng ƣu đãi đầu tƣ không phù hợp với cam kết quốc tế. Đơn giản và công khai các quy trình thủ tục hành chính đối với đầu tƣ nƣớc ngoài, ban hành các văn bản quy định cụ thể cho các doanh nghiệp và nhà đầu tƣ về các thủ tục đầu tƣ, cấp phép. Tăng cƣờng đào tạo, nâng cao trình độ của đội ngũ công chức làm nhiệm vụ liên quan đến quản lý FDI. Ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi gây nhũng nhiễu, khó khăn cho các doanh nghiệp của một bộ phận cán bộ.

Bên cạnh đó môi trƣờng đầu tƣ cần đƣợc cải thiện theo hƣớng thông thoáng hơn nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tƣ. Theo đó chính sách thu hút và ƣu đãi đầu tƣ phải đƣợc xây dựng theo hƣơng thuận lợi và có tính cạnh tranh hơn, nhất là môi trƣờng đầu tƣ phải ổn định và minh bạch. Môi trƣờng đầu tƣ phải vừa thông thoáng vừa minh bạch nhất là có giải pháp hữu hiệu trong việc chống hối lộ và tham nhũng thì mới thu hút đƣợc các nhà đầu tƣ có trách nhiệm, biết cân bằng lợi nhuận và trách nhiệm xã hội.

Tuy nhiên vấn đề liên quan đến chính sách pháp luật, cơ cấu tổ chức thì không thể giải quyết trong một sớm, một chiều đƣợc. Do đó, cần xác định những mục tiêu cụ thể, có chiến lƣợc, định hƣớng lâu dài và tăng cƣờng phối hợp giữa các đơn vị liên quan để đạt đƣợc mục tiêu đề ra.

5.2.5 Các giải pháp khác

Tập trung phát triển công nghệ hỗ trợ theo hƣớng tập trung vào một số ngành, sản phẩm trọng điểm của mỗi quốc gia. Đặc biệt cụ thể hóa các tiêu chí xác định ngành, sản phẩm đƣợc hƣởng ƣu đãi theo diện công nghiệp hỗ trợ, nâng mức ƣu đãi để hấp dẫn các nhà đầu tƣ. Chính sách thu hút FDI cần hƣớng mạnh vào các mục tiêu phát triển, đặc biệt là trong các lĩnh vực kinh doanh mới, hiện đại, phù hợp với nhu cầu của thị trƣờng quốc tế, có tính cạnh

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến fdi vào khu vực đông nam á (Trang 50)