Vốn FDI thu hút theo đối tác

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến fdi vào khu vực đông nam á (Trang 37 - 40)

Xét theo đối tác đầu tƣ ngoài khu vực thì trong giai đoạn 2005-2012 EU, Nhật Bản và Mỹ là 3 đối tác đầu tƣ quan trọng nhất của ASEAN với tổng lƣợng vốn đầu tƣ của 3 nƣớc này là 271,2 tỷ USD, chiếm 44,6% tổng lƣợng vốn (607,7 tỷ USD). Trong đó EU là đối tác quan trọng nhất, lƣợng vốn mà EU đầu tƣ vào ASEAN trong giai đoạn này là 138,8 tỷ USD, chiếm 22,8% tổng lƣợng vốn. Nhật Bản là nƣớc có lƣợng vốn đầu tƣ vào ASEAN lớn thứ hai với 81,2 tỷ USD, chiếm 13,4% và Mỹ là đối tác lớn thứ 3 với 51,2 tỷ USD, chiếm 8,4% tổng lƣợng vốn.

Bảng 3.3: FDI từ các nƣớc vào ASEAN giai đoạn 2005-2012

Đơn vị: Tỷ USD

Quốc gia ASEAN 5 Ngoài ASEAN 5 Tổng cộng

EU 129,6 9,2 138,8 Nhật Bản 72,7 8,5 81,2 Mỹ 44,8 6,4 51,2 Trung Quốc 18 3,9 21,9 Hàn Quốc 8,7 7,3 16 Ôxtraylia 11,5 0,5 15 Ấn Độ 9,1 0,3 9,4

Nguồn: Niên giám thống kê ASEAN 2013

Trong tổng số 138,8 tỷ USD đầu tƣ vào ASEAN thì EU đầu tƣ 129,6 tỷ vào ASEAN 5, phần còn lại 9,2 tỷ USD là đầu tƣ vào các nƣớc khác. Trong đó, Singapore là nƣớc nhận đƣợc đầu tƣ nhiều nhất từ EU với 98 tỷ USD, chiếm 70,6% tổng lƣợng vốn đầu tƣ; tiếp theo là Malaysia 13,2 tỷ USD và Indonexia 10,9 tỷ USD. Việt Nam là nƣớc đứng thứ 5 trong ASEAN đƣợc

29

nhận lƣợng vốn đầu tƣ nhiều từ EU, giai đoạn 2005-2012 Việt Nam nhận đầu tƣ từ EU là 5,4 tỷ USD. Campuchia là nƣớc nhận đƣợc ít vốn đầu tƣ nhất từ EU, trong giai đoạn này Campuchia chỉ thu hút đƣợc 440 triệu USD. Đối với Nhật Bản thì nƣớc này đầu tƣ 72,7 tỷ USD vào ASEAN 5 và 8,5 tỷ USD vào các nƣớc còn lại trong khối. Trong đó, Nhật Bản đầu tƣ nhiều nhất vào Inđonexia với lƣợng vốn đầu tƣ là 23,5 tỷ USD, chiếm 28,8% tổng lƣợng vốn; tiếp theo Indonexia thì Thái Lan là nƣớc thứ hai nhận đƣợc nhiều nguồn vốn đầu tƣ từ Nhật Bản, Thái Lan thu hút đƣợc 22,6 tỷ USD, Malaysia thu hút đƣợc 10,5 tỷ USD và Việt Nam nhận đƣợc 7,9 tỷ USD từ nƣớc này. Trong số 10 nƣớc ASEAN riêng chỉ có Myanmar là chƣa nhận đƣợc nguồn vốn đầu tƣ từ Nhật Bản. Tƣơng tự nhƣ EU, Mỹ cũng dành lƣợng vốn lớn đầu tƣ vào Singapore, trong tổng số 51,2 tỷ USD đầu tƣ vào ASEAN thì Mỹ đã đầu tƣ vào Singapore 25 tỷ USD, chiếm 48,8 % tổng lƣợng vốn. Bên cạnh đó Mỹ cũng đầu tƣ nhiều vào một số nƣớc nhƣ Indonexia (6,2 tỷ USD), Việt Nam (6,1 tỷ USD) và Malaysia (5,6 tỷ USD). Lào là nƣớc thu hút đƣợc lƣợng vốn đầu tƣ rất ít từ Mỹ, từ năm 2005 đến 2012 Lào chỉ nhận đƣợc từ Mỹ 4 triệu USD, rất thấp so với các nƣớc còn lại, và Myanmar vẫn chƣa thu hút đƣợc bất kì lƣợng vốn nào từ Mỹ.

Bên cạnh EU, Mỹ, Nhật Bản thì Trung Quốc, Hồng Kong, Hàn Quốc cũng là những nƣớc có lƣợng vốn đầu tƣ nhiều vào ASEAN, lƣợng vốn mà 3 nƣớc này đầu tƣ vòa ASEAN giai đoạn 2005-2012 lần lƣợt là 21,8, 21,7 và 16 tỷ USD.

Nếu xem xét trong giai đoạn 2011-2013 thì vị top 10 quốc gia có lƣợng vốn đầu tƣ nhiều nhất vào ASEAN giai đoạn này là EU, Nhật Bản, ASEAN, Trung Quốc, Mỹ, Hồng Kong, Hàn Quốc, Ôxtraylia, Đài Loan và Ấn Độ. Tổng lƣợng vốn đầu tƣ của 10 nƣớc này là 267,7 tỷ USD chiếm 80,1% trong số 334,2 tỷ USD lƣợng vốn thu hút đầu tƣ vào ASEAN. Trong đó EU đứng ở vị trí đầu tiên với 74,8 tỷ USD chiếm 22,4 % tổng lƣợng vốn đầu tƣ của khu vực. Vị trí thứ hai là Nhật Bản với 56,4 tỷ USD chiếm 16,9 %, kế tiếp là Mỹ (24 tỷ USD), Trung Quốc 21,9 tỷ USD và Hồng Kong (13,8 tỷ USD).

30

Bảng 3.4: Top 10 nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào ASEAN

Đơn vị: Tỷ USD Quốc gia Giá trị 2011 2012 2013 2011-2013 EU 29,7 18,1 27 74,8 Nhật Bản 9,7 23,8 22,9 56,4 ASEAN 15,2 20,7 21,4 57,3 Trung Quốc 7,9 5,4 8,6 21,9 Hồng Kong 4,3 5,0 4,5 13,8 Mỹ 9,1 11,1 3,8 24,0 Hàn Quốc 1,7 1,7 3,5 7,0 Ôxtraylia 1,5 1,8 2,0 5,4 Đài Loan 2,3 2,2 1,3 5,9 Ấn Độ -2,3 2,2 1,3 1,3 Tổng 10 nƣớc 79,3 92,0 96,4 267,7 Các nƣớc khác 18,3 22,3 26,0 66,5 Tổng nguồn vốn vào ASEAN 97,5 114,3 122,4 334,2

Nguồn: Niên giám thống kê ASEAN 2013

Nhƣ vậy nhìn chung trong các năm qua có rất nhiều đối tác đầu tƣ vào ASEAN nhƣng EU, Nhật Bản và Mỹ vẫn là những đối tác đầu tƣ quan trọng nhất. Vì vậy các nƣớc cần có những chính sách thu hút và sử dụng một cách hợp lí nguồn vốn đầu tƣ từ các nƣớc này. Bên cạnh đó cũng cần có những biện pháp đẩy mạnh xúc tiến đầu tƣ nhằm tăng cƣờng hơn nữa mối quan hệ với các đối tác hiện tại cũng nhƣ xây dựng, thiết lập những mối quan hệ đối tác mới trong tƣơng lai.

31

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến fdi vào khu vực đông nam á (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)