Về các loại hình hoạt động, Event được chia làm hai mảng chính : - Các hoạt động có sự tương tác
- Các hoạt động – giải trí tiêu khiển
Tuy nhiên sự phân chia này chỉ mang tính tương đối, bởi lẽ tương tác giữa biểu diễn và khán giả là một trong những đặc tính hấp dẫn và lôi cuốn nhất của một Event. Chính vì thế, tính tương tác không hẳn là không xuất hiện ở các hoạt động giải trí.
Các hoạt động có tương tác
Các chương trình này chủ yếu nhấn mạnh đến các hoạt động. Các đạo diễn cần thiết kế sao cho các khán giả tham dự có sự tương tác lẫn nhau .
Một số chương trình cụ thể:
Hội thảo, hội nghị ngoài trời:
Các chương trình này thường thu hút nhiều thành phần khách tham dự . Đạo diễn có thể dàn dựng trình tự chương trình một cách khéo léo từ các hoạt động đơn lẻ đến các hoạt động có khán giả trực tiếp tham gia vào chương trình thông qua các buổi hội thảo, thảo luận nhóm, đóng góp và xây dựng ý tưởng,…
Ý tưởng về những chuyến tham quan các dây chuyền sản xuất, quan sát trực tiếp các quy trình hoạt động từ khâu chuẩn bị đến khi ra đời một sản phẩm hoàn hảo sẽ là đề tài thu hút được nhiều sự quan tâm . Đó như một sự thay đổi thay cho cá buổi hội nghị thường niên . Hiện nay, có nhiều công ty sẵn sàng cung cấp những chuyến tham quan miễn phí có kèm quà tặng là sản phẩm mẫu cho những nhóm khách hàng tiềm năng như một hình thức tiếp thị, từng bước giúp khách hàng tiếp cận với thương hiệu một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Những sự kiện để quyên góp tiền
Hình thức tổ chức các buổi biểu diễn ca múa nhạc trên đài phát thanh, truyền hình hiện nay với mục đích từ thiện, quyên góp tiền cũng đang hết sức phổ biến và nhận được nhiều sự tài trợ, ủng hộ từ khán thính giả.
Các cuộc thi
Ngày càng có nhiều cuộc thi về tài năng như thiết kế, nấu ăn, các cuộc thi về kiến thức phổ thông và cả các cuộc thi mang tính chất giải trí như các trò chơi truyền hình thu hút đông đảo người tham dự . Nhà tổ chức cần điều chỉnh hình thức lẫn nội dung cuộc thi sao cho phù hợp với từng sự kiện.
Các hoạt động thể dục, thể thao
Nhà tổ chức cần nắm rõ quy mô của sự kiện, số lượng người tham gia và những yếu tố khác để lựa chọn các hoạt động thể thao cho phù hợp. Có thể bổ sung thêm một số chương trình liên quan đến các hoạt động thể dục thể thao như: giải đáp về chế độ dinh dưỡng cần thiết cho một số vận động viên, trách nhiệm pháp lý và sự an tòan, các kỹ năng,…
Các hoạt động giải trí – tiêu khiển :
Bao gồm: sự thuyết trình, trình diễn, triển lãm,…Người làm chương trình cần ước lượng và suy tính về ngân sách, địa điểm, mục đích, quy mô,…để lựa chọn các phương tiện truyền thông đại chúng thích hợp cho việc quảng bá sự kiện . Phải luôn chạy thử chương trình để đảm bảo tính hiệu quả.
Ngày hội việc làm
Bắt đầu sự kiện với các hoạt động sân khấu ngay từ cửa ra vào để thu hút sự chú ý và lôi kéo những người tham gia đến với những phần tiếp theo của buổi trình bày.
Nên chỉ định một chuyên gia tổ chức sự kiện phối hợp và hỗ trợ cho doanh nghiệp trong suốt sự kiện . Các mục tặng quà, chào đón khách mời và các thành viên mới cần được chú trọng để tạo ấn tượng đẹp về sự quan tâm của doanh nghiệp đối với tham dự.
Cách trình bày và các bài diễn văn cần được thể hiện một cách khéo léo và tinh tế . Liên hệ thường xuyên với doanh nghiệp trước khi chương trình diễn ra để xem kế hoạch của họ có mâu thuẫn với mục tiêu và hình ảnh của chương trình hoặc mâu thuẫn với kịch bản hay không để kịp thời sửa chữa
Hội chợ và các cuộc triển lãm :
Hội chợ và các lễ hội luôn là sự kiện thu hút sự chú ý của mỗi người và cực kỳ phức tạp trong công tác tổ chức . Chủ đề, các họat động giải trí, cách thiết kế và trình bày sản phẩm phải thống nhất và đồng bộ với nhau. Các cuộc triển lãm nghệ thuật luôn phụ thuộc vào cách trình diễn và trưng bày . Do đó, cần nhấn mạnh yếu tố này trong quá trình tổ chức . Thông thường các tờ bướm sẽ được phát rộng rãi cho những người tham quan các cuộc triển lãm.
3.2 Phương pháp nghiên cứu3.2.1 Phương pháp luận 3.2.1 Phương pháp luận
Phân tích hoạt động kinh tế nói chung phải lấy phương pháp luận của phép biện chứng duy vật làm cơ sở. Phải nghiên cứu, xem xét các sự kiện ở trạng thái vận động, biến đổi, nghĩa là phải nghiên cứu nó qua số liệu của nhiều năm, nhiều kỳ qua đó chỉ ra xu hướng phát triển và tính quy luật của hiện tượng, từ đó có thể đưa ra những nhận định có căn cứ khoa học về sự kiện, hiện tuợng đó.
Khi đánh giá kết quả hoạt động phải quán triệt quan điểm lịch sử, cụ thể là phải căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng lúc, giai đoạn, thời kỳ,…để có đáng giá chính xác.
Xem xét các hiện tượng kinh tế phải xuất phát từ thực tế khách quan. Muốn nhận thức đúng thực trạng của công ty phải xuất phát từ hoạt động kinh doanh, tổ chức sự kiện của công ty.
Chú ý phát hiện những mâu thuẫn, phân loại mâu thuẫn, và đề ra biện pháp giải quyết mâu thuẫn. Có như vậy, nhà quản trị mới nhận biết được khả năng tiềm tàng của công ty và đề ra biện pháp giải quyết hữu hiệu.
3.2.2 Thu thập dữ liệu thứ cấp
Thu thập dữ liệu thứ cấp tại các phòng ban của công ty MRD J.S.C
Thu thập dữ liệu từ các tạp chí, báo cáo chuyên ngành, tra cứu những thông tin liên quan trên các phương tiên Internet, thông tin công cộng và một số phương tiện chức năng.
3.2.3 Phương pháp so sánh