Xuất các giải pháp đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tại Phòng Tài Nguyên Môi Trường Huyện Quảng Xương- Tỉnh Thanh Hóa (Trang 58 - 60)

a. Đối với công tác quản lý

3.3 xuất các giải pháp đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo.

pháp đào tạo.

Để nhanh chóng đáp ứng được yêu cầu của đất nước trong giai đoạn công nghiệp hóa- hiện đại hóa, giáo dục đại học phải đổi mới một cách mạnh mẽ, cơ bản và toàn diện. Là một công dân của thời đại mới sinh viên cần được đào tạo đầy đủ, không chỉ về mặt lý thuyết mà còn cần ngày càng nhiều các kỹ năng thực hành để có thể đáp ứng được các nhu cầu của thực tế. Trên cơ sở đó tôi đưa ra các giải pháp đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo như sau:

- Nhà trường cần cơ cấu lại khung chương trình đào tạo, bảo đảm sự liên thông của các cấp học, giải quyết tốt mối quan hệ về khối lượng kiến thức và khối lượng học tập giữa các môn khối lượng đại cương và khối lượng chuyên ngành, nâng cao hiệu quả đào tạo của từng môn học. Đổi mới nội dung đào tạo, gắn kết chặt chẽ với thực tiễn nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và nghề nghiệp trong xã hội, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của từng ngành, từng lĩnh vực, tiếp cận trình độ tiên tiến của thế giới. Phát triển tiềm năng nghiên cứu sáng tạo, kỹ năng nghề nghiệp, năng lực hoạt động trong cộng đồng và khả năng lập nghiệp của người học.

- Triển khai đổi mới phương pháp đào tạo theo 3 tiêu chí: trang bị cách học, phát huy tính chủ động của người học và sử dụng công nghệ thông tin, truyền thông

trong hoạt động dạy và học. Khai thác các nguồn tư liệu giáo dục mở và nguồn tư liệu trên mạng Internet. Lựa chọn sử dụng các chương trình, giáo trình tiên tiến của các nước.

- Thực hiện và triển khai tốt hình thức đào tạo theo tín chỉ, tạo điều kiện để người học tích luỹ kiến thức chuyển đổi ngành nghề liên thông, chuyển tiếp tới các cấp học tiếp theo ở trong và nước ngoài.

- Đổi mới cơ chế tuyển sinh theo hướng gắn với điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo, yêu cầu sử dụng nhân lực, nhu cầu học tập của sinh viên.

- Chấn chỉnh công tác tổ chức giáo dục đào tạo, đổi mới nội dung phương pháp đào tạo để nâng cao chất lượng đào tạo. Bồi dưỡng giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục, chú trọng đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm của giảng viên, tầm nhìn chiến lược, năng lực sáng tạo và tính chuyên nghiệp của cán bộ lãnh đạo quản lý giáo dục.

- Gắn giáo dục đại học với nghiên cứu khoa học. Tạo điều kiện để sinh viên tham gia nghiên cứu thực hiện đề tài khoa học.

- Tăng cường trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật như hệ thống máy tính, máy chiếu, thiết bị nghe nhìn… trong công tác giảng dạy.

- Phát huy tinh thần sáng tạo, tư duy của sinh viên. Tạo điều kiện để sinh viên tự học, tự nghiên cứu.

- Xây dựng và đưa nôi dung giảng dạy kỹ năng phần mềm vào chương trình đào tạo.

- Triển khai lấy ý kiến người học về chương trình đào tạo, và khảo sát việc làm của sinh viên sau khi ra trường, tiến hành điều tra, nghiên cứu và dự báo nhu cầu việc làm, ngành nghề để thực hiện tốt việc đào tạo theo nhu cầu của xã hội.

- Đẩy mạnh đào tạo theo nhu cầu của xã hội, thực hiện hiệu quả các thỏa thuận hợp tác đào tạo với các tổ chức doanh nghiệp.

- Phát triển các chương trình đào tạo, chất lượng cao, chương trình đào tạo tiên tiến, giảng dạy bằng tiếng anh.

- Trang bị nhiều hơn cho sinh viên những kiến thức chuyên ngành để có thể áp dụng được trong thực tế khi sinh viên tốt nghiệp và đi học.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tại Phòng Tài Nguyên Môi Trường Huyện Quảng Xương- Tỉnh Thanh Hóa (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w