a. Đối với công tác quản lý
3.1. Những điểm phù hợp giữa chương trình đào tạo của ngành học với hoạt động thực tế của cơ sở.
động thực tế của cơ sở.
- Nhà trường đã cung cấp trang bị cho sinh viên những tri thức về quy luật thành tạo, phân bố và sử dụng các dạng tài nguyên, quy luật phân bố dân cư và di dân, đặc điểm phân hóa lãnh thổ sản xuất, mối quan hệ của các tài nguyên cũng như quan hệ qua lại giữa tự nhiên và xã hội…và những vấn đề quản lý tài nguyên- môi trường trên thế giới và nước ta hiện nay. Những kiến thức trên đã giúp sinh viên rất nhiều trong hoạt động thực tập thực tế. Nhờ nắm vững được các quy luật phân bố tài nguyên, dân cư sinh viên có thể dễ dàng thiết lập hệ thống quản lý tài nguyên môi trường và đưa ra các giải pháp nhằm phân bố hợp lý nguồn tài nguyên và nguồn nhân lực.
- Trong quá trình đào tạo ngoài việc trang bị những kiến thức về lý thuyết sinh viên còn được học một số học phần gắn liền học đi đôi với hành như học phần: Bản đồ học, trắc địa đại cương, hệ thống thông tin địa lý- Mapinfo...
+ Học phần bản đồ học: qua học phần này sinh viên được trang bị đầy đủ kiến thức đọc bản đồ, phân loại bản đồ, thành lập bản đồ,…điều này đã giúp ích rất nhiều cho sinh viên trong quá trình thực tập tại phòng tài nguyên khi khai thác thông tin từ các bản đồ tại huyện.
+ Học phần Trắc địa đại cương: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Bản đồ địa hình, đo dạc đại cương, đo vẽ địa hình, sai số trong đo đạc, các
nguyên lý và phương pháp đo góc, độ dài, độ cao, lưới khống chế, phương pháp đo vẽ bản đồ, phương pháp sử dụng bản đồ địa hình.
Học phần trắc địa đại cương được vận dụng vào thực tế, khi ra trường sinh viên có thể thực hiện tốt công việc về khảo sát đo đạc đất đai.
+ Học phần Hệ thống thông tin địa lý- Mapinfo: Là học phần giúp ích cho sinh viên khi ra trường, được áp dụng rất nhiều khi sinh viên đi làm. Thông qua phần mềm Mapinfo sinh viên có khả năng xây dựng các bản đồ, biên tập và số hóa bản đồ phục vụ tốt cho công tác quản lý tài nguyên môi trường.
- Sinh viên được trang bị kiến thức thông qua các học phần: Địa lý tự nhiên đại cương, tai biến môi trường, khí quyển thủy quyển. Qua đó sinh viên có khả năng giải thích được các hiện tượng địa lý tự nhiên, các quá trình kinh tế xã hội liên quan đến khoa học địa lý cũng như mối quan hệ phức tạp giữa các thành phần tự nhiên, giữa các yếu tố tự nhiên với kinh tế- xã hội.
- Hoạt động thực tế cần rất nhiều những kiến thức về quản lý tài nguyên đất- rừng- khoáng sản, quản lý tài nguyên nước và môi trường biển. Những kiến này sinh viên cũng đã được nhà trường cung cấp và trạng bị đầy đủ qua các học phần: Thổ nhưỡng- sinh quyển, quản lý tài nguyên đất- rừng- khoáng sản,…
- Nhà trường đã đào tạo theo hình thức học tín chỉ. Đây là hình thức học tập mới phát huy đựơc khả năng tư duy, tính sáng tạo của sinh viên. Hình thức học này giúp sinh viên chủ động và năng động hơn, đáp ứng được nhu cầu thực tế.