PHẦN 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1 Kết luận:

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tại Phòng Tài Nguyên Môi Trường Huyện Quảng Xương- Tỉnh Thanh Hóa (Trang 60 - 61)

a. Đối với công tác quản lý

PHẦN 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1 Kết luận:

4.1. Kết luận:

Trong giai đoan 2005 – 2011, huyện Quảng Xương đã thực hiện khá tốt việc quản lý Nhà nước về đất đai. Cụ thể như sau:

- Tổ chức bộ máy quản lý đất đai được thống nhất từ cấp huyện đến các xã.

- Việc ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật đất đai nhìn chung khá đầy đủ và nghiêm túc.

- Hồ sơ địa giới hành chính đã được lập và quản lý ở các cấp, bảo quản theo đúng quy định.

- Khảo sát đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập BĐĐC, bản đồ hiện trạng sử dụng và bản đồ quy hoạch sử dụng đất được huyện triển khai và thực hiện đúng theo quy định. Tuy nhiên, BĐĐC của huyện vẫn là bản đồ cũ, độ chính xác không cao. Huyện đã tiến hành thành lập BĐĐC theo phương pháp mới nhưng do gặp khó khăn cả nhân lực, kỹ thuật và nguồn vốn mà mới có 1/41 xã có BĐĐC dạng số. Việc phân hạng đất của huyện cũng gặp nhiều khó khăn, nguyên nhân là do trang thiết bị và trình độ của đội ngũ cán bộ.

- Huyện đã lập quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 – 2020 và kế hoạch sử dụng đất hàng năm, năm năm trình Sở TN & MT và UBND tỉnh phê duyệt.

- Việc giao đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất được thực hiện theo đúng trình tự và kế hoạch, đảm bảo nhu cầu sử dụng đất cho các mục tiêu phát triển KT - XH. Tuy nhiên việc chuyển mục đích sử dụng đất ở huyện Quảng Xương vẫn còn tình trạng tự phát, nhất là trong việc chuyển đất trồng cây hàng năm sang đất trồng cây lâu năm.

- Công tác đăng ký đất đai, cấp GCNQSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân, công tác thống kê, kiểm kê và công tác quản lý tài chính về đất đai của huyện Quảng Xương được thực hiện khá nghiêm túc. Nhưng tính đến năm 2011 thì huyện Quảng Xương vẫn chưa thực hiện được việc cấp 100% GCNQSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trên địa bàn huyện.

- Công tác thanh tra, kiểm tra tình hình quản lý và sử dụng đất, giải quyết khiếu nại và tranh chấp đất đai được thực hiện tốt góp phần ổn định tình hình thực tế tại địa phương, tạo được lòng tin giữa nhân dân đối với chính quyền.

4.2. Kiến nghị

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tại Phòng Tài Nguyên Môi Trường Huyện Quảng Xương- Tỉnh Thanh Hóa (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w