MỘT SỐ VẪN ĐỀ ĐẶT RA 1 Kết quả đạt đƣợc

Một phần của tài liệu Thành ủy việt trì, tỉnh phú thọ lãnh đạo thực hiện dân chủ ở xã, phường hiện nay (Trang 46 - 59)

2.2.1. Kết quả đạt đƣợc

2.2.1.1. Ưu điểm

Một là, lãnh đạo tăng cường công tác tuyên truy n, quán triệt quan đi m của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và chỉ đạo xã, phường xác định mục tiêu, phư ng hướng, nhiệm vụ thực hiện dân chủ ở xã, phường.

- Các Đảng bộ đề ra chủ trƣơng chỉ đạo: Căn cứ Chỉ thị số 30-CT/TW của Bộ Chính trị (khoá VIII) và sự chỉ đạo của Thành ủy Việt Trì, các Đảng

bộ đã xây dựng kế hoạch chỉ đạo thực hiện việc xây dựng và thực hiện QCDC trong toàn đảng bộ và hệ thống chính trị đến cơ sở. Kế hoạch đã xác định rõ nội dung thực hiện, phân công trách nhiệm cụ thể đối với cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể trong việc tổ chức nghiên cứu, quán triệt và tuyên truyền sâu rộng Chỉ thị 30 của Bộ Chính trị tới mọi cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên, trong các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân ở địa phƣơng; làm cho mọi ngƣời nhận thức đầy đủ mục đích yêu cầu, nội dung các chủ trƣơng của Đảng, quy định của Chính phủ về thực hiện dân chủ ở cơ sở, trên cơ sở đó tự giác thực hiện.

Hàng năm, Thành ủy giao cho Trung tâm bồi dƣỡng chính trị phối hợp với cơ quan thƣờng trực của Ban chỉ đạo và các ngành chức năng tổ chức tập huấn nội dung thực hiện QCDC ở cơ sở cho cán bộ lãnh đạo chủ chốt và các thành viên Ban chỉ đạo, trƣởng các ngành, đoàn thể ở xã, phƣờng; tổ chức tuyên truyền, quán triệt, tọa đàm theo chuyên đề nhằm hƣớng dẫn nội dung, giải pháp thực hiện dân chủ gắn với nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ chuyên môn của từng địa phƣơng, ngành, đoàn thể theo hƣớng thiết thực, hiệu quả.

Các đồng chí cấp ủy viên đƣợc phân công phụ trách các ngành, địa phƣơng, theo chức trách, nhiệm vụ đƣợc giao thƣờng xuyên phối hợp kiểm tra, giám sát, đôn đốc, chỉ đạo việc thực hiện dân chủ ở xã, phƣờng; kịp thời phát hiện, uốn nắn những thiếu sót trong quá trình thực hiện và ngăn chặn, xử lý kịp thời những trƣờng hợp lợi dụng dân chủ làm mất đoàn kết trong nội bộ Đảng, chính quyền và chia rẽ khối đoàn kết giữa cán bộ, đảng viên với quần chúng nhân dân. Đồng thời, qua việc triển khai thực hiện dân chủ ở xã, phƣờng, kịp thời phát hiện, xử lý các cán bộ, đảng viên có sai phạm, làm trong sạch tổ chức đảng và chính quyền cơ sở.

Trong quá trình chỉ đạo thực hiện, Đảng bộ cơ sở đã bám sát vào chỉ thị của Trung ƣơng, kế hoạch triển khai của thành ủy Việt Trì, thống nhất quan

điểm chỉ đạo là:

Thứ nhất, phải luôn luôn quán triệt sâu sắc 5 quan điểm nêu tại Chỉ thị 30/CT-TW của Bộ chính trị:

(1) Đặt việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở trong cơ chế tổng thể của hệ thống chính trị: "Đảng lãnh đạo, Nhà nƣớc quản lý, nhân dân làm chủ". Coi trọng cả ba mặt trên, không vì nhấn mạnh một mà coi nhẹ, hạ thấp các mặt khác.

(2) Vừa phát huy tốt chế độ dân chủ đại diện, nâng cao chất lƣợng và hiệu lực hoạt động của HĐND, UBND phƣờng, của MTTQ và các đoàn thể quần chúng, vừa thực hiện tốt chế độ dân chủ trực tiếp ở cấp cơ sở để nhân dân bàn bạc và quyết định trực tiếp những công việc quan trọng thiết thực, gắn liền với lợi ích của mình.

(3) Phát huy dân chủ phải gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao dân trí, tạo điều kiện mở rộng dân chủ có chất lƣợng và hiệu quả.

(4) Nội dung các quy chế phát huy dân chủ ở cơ sở phải ph hợp với Hiến pháp, pháp luật, thể hiện tinh thần dân chủ đi đôi với kỷ cƣơng, trật tự, quyền hạn gắn với trách nhiệm, lợi ích đi đôi với nghĩa vụ, chống quan liêu, mệnh lệch, đồng thời chống tình trạng vô chính phủ, lợi dụng dân chủ vi phạm pháp luật.

(5) Gắn quá trình xây dựng và thực hiện QCDC với công tác cải cách hành chính, sửa đổi những cơ chế chính sách về thủ tục hành chính không ph hợp.

Thứ hai, chú trọng chỉ đạo triển khai thực hiện dân chủ gắn với đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết những vấn đề nổi cộm, bức xúc ở xã, phƣờng; đồng thời, làm tốt công tác kiểm tra, đôn đốc thực hiện. Hàng năm tiến hành sơ kết, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm và chỉ đạo nhân rộng các điển hình tiên tiến. Đến nay, Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở của các xã, phƣờng đã tập trung chỉ đạo sơ kết 1 năm, 3 năm, 5 năm,

tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 30-CT/TW của Bộ Chính trị, sơ kết 5 năm thực hiện Pháp lệnh 34/2007/PL-UBTVQH11 của Uỷ ban thƣờng vụ Quốc hội về thực hiện dân chủ ở xã, phƣờng nhằm khẳng định những kết quả đạt đƣợc, chỉ ra khuyết điểm, hạn chế và đề ra nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục đẩy mạnh thực hiện trong thời gian tới.

Thứ ba, việc thực hiện dân chủ ở xã, phƣờng phải có sự lãnh đạo và chỉ đạo chặt chẽ theo phƣơng châm: Làm từng bƣớc vững chắc, không làm lƣớt, ồ ạt. Công tác này đƣợc chia làm hai giai đoạn: giai đoạn thí điểm và giai đoạn nhân rộng. Quy trình triển khai thống nhất nhƣ sau:

+ Họp lãnh đạo cấp ủy, xây dựng kế hoạch hành động.

+ Tổ chức học tập nghiên cứu và quán triệt Chỉ thị 30, các Nghị định 29 và 79 của Chính phủ cho các Đảng bộ, chính quyền và đoàn thể phƣờng đến tổ trƣởng, tổ phó dân phố.

+ Phổ biến, tuyên truyền QCDC ở cơ sở đến tận ngƣời dân.

+ Ban hành văn bản, tài liệu phục vụ cho việc triển khai thực hiện. + Tổ chức kiểm tra, đánh giá.

Với phƣơng châm trên, ngay sau khi Bộ Chính trị có Chỉ thị số 30- CT/TW, mỗi xã, phƣờng đã chọn một đơn vị làm điểm để rút kinh nghiệm chỉ đạo ra diện rộng, cụ thể là: Phƣờng Tiên Cát, phƣờng Thanh Miếu, xã Sông Lô v.v....

Trên cơ sở rút kinh nghiệm từ đơn vị thực hiện điểm, Đảng bộ giao cho Ban chỉ đạo thực hiện QCDC xây dựng 05 quy chế, 4 quy ƣớc mẫu (sau rút gọn lại thành 01 quy ƣớc) và chỉ đạo triển khai đến tất cả các xã, phƣờng. Sau hơn hai tháng triển khai, việc chỉ đạo điểm thực hiện QCDC ở cơ sở của các xã, phƣờng cơ bản hoàn thành theo kế hoạch đề ra. Đến tháng 7-1999, 100% các xã, phƣờng của thành phố Việt Trì hoàn thành việc triển khai thực hiện QCDC theo tinh thần Chỉ thị 30-CT/TW của Bộ chính trị.

Để các chủ trƣơng chỉ đạo đƣợc thực hiện có hiệu quả, Đảng bộ đã tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện của chính quyền, MTTQ, các đoàn thể trong xã, phƣờng. Qua kiểm tra, giám sát, nhiều vƣớng mắc, bất hợp lý trong tổ chức thực hiện dân chủ ở xã, phƣờng đã đƣợc Đảng bộ phát hiện và xử lý kịp thời, có hiệu quả.

Thực hiện Pháp lệnh 34/2007/PL-UBTVQH11 của Uỷ ban Thƣờng vụ Quốc hội (khóa XI) v thực hiện dân chủ ở xã, phường, nhận thức về hiệu quả, tác động của việc thực hiện dân chủ ở xã, phƣờng ngày càng sâu sắc. Dƣới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy Việt Trì, các đảng bộ xã, phƣờng tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt các quan điểm của Đảng về thực hiện dân chủ ở cơ sở và triển khai kế hoạch c ng các văn bản chỉ đạo, Pháp lệnh 34 tới cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ các cấp đƣợc củng cố kiện toàn, có sự phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ việc. Trong 5 năm (2011-2015), từ Thành phố đến các xã, phƣờng đã ban hành 162 văn bản (nghị quyết, chỉ thị, thông tri, kế hoạch) chỉ đạo thực hiện Pháp lệnh 34.

Qua thực hiện Pháp lệnh, Thành ủy đã tập trung chỉ đạo giải quyết những vấn đề nổi cộm, bức xúc trong nhân dân; chăm lo củng cố cán bộ cơ sở; cụ thể hóa nội dung Pháp lệnh thành các quy chế, quy ƣớc thực hiện dân chủ ph hợp với tình hình thực tế của địa phƣơng. Nhiều xã, phƣờng đã gắn việc chỉ đạo thực hiện dân chủ ở cơ sở với cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng, với việc học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh, coi trọng việc thực hiện dân chủ ở các mô hình mới nhƣ: công tác giải phóng mặt bằng, hoạt động quản lý, kinh doanh tại chợ, hợp tác xã, trƣờng dân lập, công tác thuế và hiện đang chuẩn bị triển khai thực hiện QCDC trong công tác quản lý trật tự đô thị tại các phƣờng.

quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc về thực hiện dân chủ ở phƣờng: Công tác thông tin, tuyên truyền các văn bản về thực hiện dân chủ ở cơ sở đƣợc các cấp tập trung chỉ đạo đẩy mạnh với nhiều hình thức phong phú, đa dạng nhƣ: tổ chức hội nghị học tập, quán triệt, in ấn tài liệu, tờ rơi, pano, áp phích, phát tin, bài trên hệ thống đài truyền thanh của xã, phƣờng. Nhiều địa phƣơng xây dựng chuyên mục “thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên đài truyền thanh, kịp thời biểu dƣơng ngƣời tốt, việc tốt trong thực hiện Pháp lệnh 34;

Từ năm 2011 đến tháng 5-2015, các xã, phƣờng trong toàn thành phố đã mở trên 150 lớp cho gần 1.500 lƣợt cán bộ từ tổ trƣởng dân phố đến cán bộ chủ chốt, thành viên Ban chỉ đạo thực hiện QCDC các cấp học tập, nghiên cứu về vấn đề dân chủ ở cơ sở.

Việc triển khai các văn bản về thực hiện dân chủ ở cơ sở nói chung và thực hiện dân chủ ở các xã, phƣờng đã trở thành đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong cả hệ thống chính trị và trong các tầng lớp nhân dân, đƣợc nhân dân đồng tình hƣởng ứng tham gia.

- Đảng bộ lãnh đạo xã, phƣờng xác định mục tiêu, phƣơng hƣớng, nhiệm vụ nhằm cụ thể hóa quan điểm của Đảng, sự chỉ đạo của cấp uỷ cấp trên về thực hiện dân chủ ở xã, phƣờng.

Theo yêu cầu, nội dung thực hiện QCDC ở cơ sở, Thành ủy lãnh đạo đảng uỷ xã, phƣờng căn cứ vào tình hình cụ thể của cơ sở xây dựng chƣơng trình, kế hoạch, nghị quyết lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện dân chủ ở xã, phƣờng gắn với các nhiệm vụ chính trị của địa phƣơng. Việc thực hiện dân chủ đã trở thành một trong những tiêu chuẩn xét chi bộ, đảng bộ trong sạch vững mạnh, xét thi đua đối với hoạt động của các ban, ngành, đoàn thể ở phƣờng hằng năm. Thực hiện sự chỉ đạo của Thành ủy, 100% Đảng bộ xã, phƣờng đã đề ra nghị quyết, chƣơng trình, kế hoạch, bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện, trực tiếp

mọi mặt của Đảng bộ xã, phƣờng với việc thực hiện dân chủ (gồm lãnh đạo việc chỉ đạo thực hiện, lãnh đạo công tác kiểm tra, thanh tra, sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm, đề xuất giải pháp, lãnh đạo cán bộ đảng viên gƣơng mẫu đi đầu thực hiện quy chế, quy ƣớc dân chủ).

C ng với việc ban hành nghị quyết, Thành ủy đã chỉ đạo các xã, phƣờng tích cực đổi mới nội dung, phƣơng thức lãnh đạo, đảm bảo công khai, dân chủ trong bàn bạc, thảo luận để đi đến thống nhất ý chí và hành động đối với các chủ trƣơng chỉ đạo của xã, phƣờng; tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát các tổ chức đảng, đảng viên, nhân dân thực hiện dân chủ. Công tác kiểm tra của đảng bộ phƣờng không chỉ thuần túy dựa vào cán bộ chuyên trách của đảng ủy phƣờng mà còn dựa vào kết quả thanh tra nhân dân, đơn thƣ phản ánh của nhân dân, góp ý phê bình hay khiếu nại tố cáo đảng viên và tổ chức Đảng.

Hai là, lãnh đạo chính quy n, MTTQ và các đoàn th chính trị - xã hội, các phòng, ban chức năng các xã, phường thực hiện nghiêm túc dân chủ ở xã, phường

- Lãnh đạo HĐND, UBND xã, phƣờng thực hiện sự chỉ đạo của Đảng về thực hiện dân chủ ở xã, phƣờng:

Trong hoạt động của chính quyền, các cấp ủy đã quan tâm chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc công khai, minh bạch các hoạt động quản lý, điều hành nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc tham gia quản lý xã hội, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nƣớc, của cán bộ, đảng viên ở cơ sở. Việc công khai, minh bạch đã giúp cho mỗi cơ quan, cán bộ, công chức ý thức rõ trách nhiệm trƣớc công việc và trƣớc nhân dân, đồng thời nhân dân có thể dễ dàng thực hiện quyền giám sát của mình, từ đó tránh đƣợc lối làm việc tuỳ tiện, quan liêu của cán bộ, công chức. Trong phân công, phân nhiệm, Đảng đã chỉ đạo xác định rõ trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện theo

hƣớng rõ ngƣời, rõ việc, đảm bảo nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền đối với nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh trên địa bàn xã, phƣờng.

Thực hiện nghiêm túc các nội dung trong Pháp lệnh 34, các cấp chính quyền cơ sở trên địa bàn thành phố Việt Trì đã có chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động. Ở nhiều xã, phƣờng, chủ tịch UBND phƣờng chủ động phối hợp với MTTQ và các đoàn thể nhân dân tuyên truyền, triển khai thực hiện các nội dung về dân chủ. Một số nơi, chính quyền cung cấp kinh phí cho việc in ấn tài liệu, phát tới từng hộ gia đình và đội ngũ cán bộ cơ sở. Việc tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, kịp thời giải quyết những vấn đề bức xúc trong nhân dân đƣợc chính quyền phƣờng quan tâm thực hiện có hiệu quả, trong đó đáng chú ý là việc vận dụng Pháp lệnh 34 để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng. Có địa phƣơng, chính quyền đã thực hiện giải phóng mặt bằng hàng trăm ha đất đã đƣợc nhân dân hoàn toàn ủng hộ, không có trƣờng hợp nào phải cƣỡng chế. Nhiều nơi, HĐND, UBND phƣờng còn tổ chức các cuộc hội thảo, tọa đàm để bàn biện pháp thực hiện dân chủ ở xã, phƣờng. Công tác cải cách thủ tục hành chính đƣợc chú trọng, giảm phiền hà cho nhân dân, đƣợc đánh giá khá tốt, thái độ phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở có chuyển biến tích cực, đƣợc nhân dân ghi nhận.

- Lãnh đạo MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội tham gia thực hiện và giám sát việc thực hiện dân chủ ở xã, phƣờng:

Với vai trò là lực lƣợng nòng cốt trong vận động nhân dân thực hiện quy chế, quy ƣớc dân chủ, MTTQ và các đoàn thể đã phối hợp với Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ hƣớng dẫn các xã, phƣờng thi hành các Điều 11, 14, 16, 22 và 26 trong Pháp lệnh 34; đồng thời chủ động phối hợp với chủ tịch UBNDxã, phƣờng xây dựng kế hoạch tuyên truyền, giám sát việc thực

hiện Pháp lệnh 34 trong đội ngũ cán bộ công chức và nhân dân; vận động nhân dân thực hiện dân chủ gắn với các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nƣớc, trọng tâm là cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh”,... Qua thực tế triển khai thực hiện QCDC, vai trò của MTTQ, các đoàn thể nhân dân tiếp tục đƣợc khẳng định và nâng cao. Thông qua việc giám sát thực hiện QCDC nói chung và Pháp lệnh 34 ở xã, phƣờng nói riêng, cử ngƣời có uy tín tham gia ban thanh tra nhân dân, ban giám sát đầu tƣ cộng đồng, tham gia biên soạn quy ƣớc dân chủ, MTTQ, các đoàn thể nhân dân đã tham gia có hiệu quả vào quá trình triển khai thực hiện dân chủ ở xã, phƣờng.

Một phần của tài liệu Thành ủy việt trì, tỉnh phú thọ lãnh đạo thực hiện dân chủ ở xã, phường hiện nay (Trang 46 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)