Tuy có nhiều chuyển biến, tiến bộ, đạt đƣợc một số kết quả tích cực, song việc thực hiện dân chủ ở xã, phƣờng còn có những khuyết điểm, hạn chế đó là: Việc triển khai thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở xã, phƣờng, ở một số cơ sở chƣa nghiêm túc, dẫn đến tình trạng một số cán bộ tự đề cao quyền hạn của mình, buông lỏng quản lý nhà nƣớc, còn biểu hiện quan liêu, mệnh lệnh, xa rời dân, không chịu lắng nghe ý kiến của nhân dân, chƣa thực hiện tốt những nội dung quy định tại Pháp lệnh 34, nhất là nội dung công khai về tài chính, có tƣ tƣởng cục bộ gây mất đoàn kết trong nội bộ nhân dân. Cơ chế để nhân
dân giám sát trực tiếp những nội dung quy định trong Pháp lệnh 34 chƣa đƣợc cụ thể hóa.
Trong xây dựng quy chế, quy ƣớc thực hiện dân chủ ở xã, phƣờng, tổ dân phố, một số quy chế, quy ƣớc còn dài, có nội dung chƣa sát với thực tế, khó nhớ, khó thực hiện, lại chƣa đƣợc rà soát, chỉnh sửa, bổ sung thƣờng xuyên.
Một bộ phận nhân dân chƣa nhận thức đúng đắn vấn đề dân chủ gắn với kỷ cƣơng, quyền lợi, gắn với trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, đã lợi dụng dân chủ để mƣu cầu lợi ích cá nhân, lợi dụng quyền dân chủ để yêu sách, cố tình chống đối chính quyền, lôi kéo, kích động quần chúng để khiếu kiện vƣợt cấp đông ngƣời, gây mất trật tự an ninh nơi công sở, làm ảnh hƣởng đến uy tín của Đảng, chính quyền.
Vai trò quản lý Nhà nƣớc của một số cấp chính quyền ở xã, phƣờng còn bị buông lỏng, bên cạnh đó một bộ phận nhân dân cố tình không chịu hiểu chủ trƣơng, chính sách pháp luật, dẫn đến tình trạng vi phạm luật đất đai, cố tình không thực hiện các quyết định của nhà nƣớc về thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển đô thị, do dó, công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn các xã, phƣờng còn gặp khó khăn.
Bảng 6: Đánh giá thái độ của lãnh đạo xã, phƣờng với việc thực hiện quyền kiểm tra, giám sát, đóng góp ý kiến của nhân dân
1. Thực sự cầu thị, lắng nghe, tiếp thu ý kiến : 715 ngƣời (đạt tỷ lệ 45,80%) đóng góp của dân
2. Coi trọng nhƣng chậm có biện pháp sửa chữa : 545 ngƣời (đạt tỷ lệ 34,90%) 3. Còn thờ ơ, xem nhẹ : 173 ngƣời (đạt tỷ lệ 11,08%) 4. Bảo thủ, tìm cách đối phó : 127 ngƣời (đạt tỷ lệ 8,14%) 5. Ý kiến khác : 9 ngƣời (đạt tỷ lệ 0,57%)
(Nguồn: Kết quả đi u tra xã hội học do học viên phối hợp với Ban Chỉ đạo thực hiện QCDC ở xã, phường thành phố Việt Trì thực hiện tháng 1-2016)
Nhiều vụ việc tồn đọng do lịch sử để lại khó giải quyết, đặc biệt là vấn đề nhà đất, công tác quản lý đô thị, v.v... Quá trình đô thị hóa nhanh kéo theo sự quá tải về cơ sở hạ tầng và nhiều vấn đề dân sinh bức xúc đòi hỏi phải giải quyết (nhƣ điện, nƣớc sinh hoạt, cơ sở giáo dục, cơ sở khám, chữa bệnh, địa điểm sinh hoạt cộng đồng,...), vì vậy vẫn còn tình trạng đơn thƣ khiếu kiện trong nhân dân.
Hoạt động của MTTQ và các đoàn thể nhân dân đã đƣợc đổi mới và chú trọng nâng cao chất lƣợng, song chƣa thực sự đáp ứng đƣợc yêu cầu của thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế, vẫn mang nặng tính hình thức, hành chính, chƣa phát huy tốt chức năng giám sát và phản biện xã hội. Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, quan liêu và các hiện tƣợng tiêu cực của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể còn hạn chế, hầu nhƣ chƣa có vụ việc tiêu cực nào bị các đoàn thể nhân dân phát hiện, tố cáo. Các đoàn viên, hội viên với tƣ cách là công dân cũng chƣa thực sự phát huy hết quyền và trách nhiệm của mình trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Hoạt động của ban Thanh tra nhân dân và ban Giám sát đầu tƣ cộng đồng một số nơi còn lúng túng, có lúc chồng chéo, trình độ chuyên môn của các thành viên còn thấp, đa phần là ngƣời cao tuổi, sức khỏe hạn chế, nguồn kinh phí phục vụ cho hoạt động còn hạn hẹp.