Đánh giá và đo lường rủi ro

Một phần của tài liệu Tiểu luận quản trị rủi ro doanh nghiệp samsung (Trang 28 - 34)

3. Quản trị rủi ro của Samsung trong thời kỳ chuyển đổi số và dịch bệnh

3.2 Đánh giá và đo lường rủi ro

Bảng 3.1 Đánh giá rủi ro công ty Samsung

Rủi ro Định tính Định lượng

Rủi ro công nghệ X

Rủi ro không thực hiện đúng quy trình từ việc hợp tác công ty Wingtech

X

Rủi ro nhà cung cấp X

Rủi ro cạnh tranh về giá X X

Rủi ro từ đối thủ cạnh tranh X

Rủi ro do chất lượng sản phẩm X X

Rủi ro truyền thông X

Rủi ro báo cáo: Gian lận trong kế toán X

Rủi ro nguồn nhân lực X

Rủi ro thảm họa - Rủi ro từ đại dịch Covid X

3.2.1 Đánh giá định tính rủi ro Samsung

Bảng 3.2 Đánh giá khả năng xảy ra các loại rủi ro của công ty

Khả năng xảy ra Rủi ro

5 - Rất cao Khả năng xảy ra lớn hơn hoặc bằng 1/5

- Rủi ro nguồn nhân lực

4 - Cao Khả năng xảy ra bằng 1/10 - Rủi ro không thực hiện đúng quy trình từ việc hợp tác công ty Wingtech

- Rủi ro báo cáo 3 - Trung

bình

Khả năng xảy ra bằng 1/20 - Rủi ro công nghệ

- Rủi ro chất lượng sản phẩm - Rủi ro truyền thông

2 - Thấp Khả năng xảy ra bằng 1/50 - Rủi ro cạnh tranh giá cả - Rủi ro nhà cung cấp 1 - Rất thấp Khả năng xảy ra bé hơn hoặc

bằng 1/100

- Rủi ro thảm họa - Rủi ro từ đại dịch Covid

Bảng 3.3 Đánh giá mức độ nghiêm trọng các loại rủi ro của công ty

Mức độ nghiêm trọng Rủi ro

5 - Rất cao > 10% tổn thất trong giá trị công ty

4 - Cao 2,5-10% tổn thất trong giá trị công ty

- Rủi ro không thực hiện đúng quy trình từ việc hợp tác công ty Wingtech

- Rủi ro chất lượng sản phẩm - Rủi ro truyền thông

- Rủi ro cạnh tranh giá cả

- Rủi ro thảm họa - Rủi ro từ đại dịch Covid - Rủi ro công nghệ 3 - Trung bình 1,0 - 2,5% tổn thất trong giá trị công ty

- Rủi ro nguồn nhân lực - Rủi ro từ đối thủ cạnh tranh - Rủi ro nhà cung cấp

2 - Thấp 0,5 - 1,0% tổn thất trong giá trị công ty

- Rủi ro báo cáo 1 - Rất thấp < 0,5% tổn thất trong giá trị

công ty

Để định lượng rủi ro công ty Samsung ta sử dụng phương pháp tính giá trị cơ sở của công ty. Tính toán giá trị cơ sở công ty là một phương pháp định giá thông thường và gồm 3 phần sau:

- Xây dựng một phiên bản động dự báo tài chính theo kế hoạch chiến lược để dự báo các kết quả tài chính đến cuối kỳ kế hoạch chính thức và điều chỉnh nó để tạo ra dự báo ngân lưu có thể phân phối. Ở đây, nhóm chọn 5 năm kế hoạch để dự báo cho việc tính toán giá trị cơ sở công ty Samsung

- Dự báo ngân lưu có thể phân phối sau chu kỳ kế hoạch chính thức và đưa thêm giá trị cuối cùng.

- Chiết khấu dự báo ngân lưu có thể phân phối về thời điểm t=0 bằng suất chiết khấu.

Công thức tổng quát

Vc = Trong đó:

- t = số năm của dự án

- CFt = Dự án phân phối ngân lưu ở năm t

- r = suất chiết khấu được nhà quản trị tính toán trên cơ sở tỷ lệ hoàn vốn yêu cầu của các cổ đông cho vốn đầu tư của họ, đó là chi phí vốn cổ phần thường của công ty.

Ngân lưu có thể phân phối còn được gọi là ngân lưu tự do (Free Cash Flow - FCF) được tính như sau:

FCFt = NOPAT - Nhu cầu đầu tư vào vốn hoạt động

Trong đó:

● NOPAT: Lãi ròng hoạt động sau thuế được tính bằng công thức: NOPAT = EBIT*(1-T%)

EBIT: Thu nhập trước lãi vay và thuế T%: Tỷ suất thuế thu nhập công ty

● Nhu cầu đầu tư vào vốn hoạt động (ΔNOC) được tính bằng cách lấy Tổng vốn hoạt động thuần năm nay (NOC1) trừ đi Tổng vốn hoạt động thuần năm trước (NOC0)

ΔNOC = NOC1 - NOC0

Tổng vốn hoạt động thuần (NOC) được tính như sau:

NOC = Vốn lưu động hoạt động thuần (NOWC) + Tài sản cố định hoạt động (TSCĐ net)

NOWC = Tiền + Hàng tồn kho + Khoản phải thu - ( Phải trả nhà cung cấp + Phải trả khác)

Công thức ngắn gọn

Vc = + + … ++

Trong đó:

- CFt = ngân lưu có thể phân phối ở năm t - TVn = giá trị cuối cùng vào cuối năm N - r = suất chiết khấu

- n = năm cuối của dự báo - TVn =

Với g là tỷ lệ tăng trưởng

Giá trị cơ sở của công ty Samsung

Giả định:

- Các khoản phải trả tăng hằng năm là 3.5% - Khoản phải thu tăng hằng năm 3%

- Lợi nhuận trước thuế tăng 2% mỗi năm - Tiền mặt, hàng tồn kho tăng 1% mỗi năm - Tài sản cố định tăng 2%/năm

- Dự kiến thuế suất cố định 28% qua các năm - Tỷ lệ tăng trưởng là 3.6%, suất chiết khấu 13%

Bảng 3. 4 Dự toán ngân lưu phân phối qua các năm

Đơn vị tính: triệu KRW

Khoản mục Dự toán năm 2021 Dự toán năm 2022 Dự toán năm 2023 Dự toán năm 2024 Dự toán năm 2025 Tiền 29,676,403.78 29,973,167.82 30,272,899.50 30,575,628.49 30,881,384.78 Hàng tồn kho 32,363,576.45 32,687,212.21 33,014,084.34 33,344,225.18 33,677,667.43 Khoản phải thu 35,606,684.91 36,674,885.46 37,775,132.02 38,908,385.98 40,075,637.56 Phải trả nhà cung cấp 10,080,094.77 10,432,898.09 10,798,049.52 11,175,981.25 11,567,140.60 Phải trả khác 25,114,546.17 25,993,555.29 26,903,329.72 27,844,946.26 28,819,519.38 NOWC 62,452,024.20 62,908,812.12 63,360,736.61 63,807,312.14 64,248,029.79 TSCĐ 385,800,432.36 393,516,441.0 1 401,386,769.8 3 409,414,505.2 2 417,602,795.3 3 NOC 448,252,456.56 456,425,253.1 2 464,747,506.4 4 473,221,817.3 6 481,850,825.1 2 ∆NOC 8,025,902.56 8,172,796.56 8,322,253.32 8,474,310.92 8,629,007.76 Lợi nhuận trước

thuế

37,072,019.34 37,813,459.73 38,569,728.92 39,341,123.50 40,127,945.97

Chi phí lãi vay 0 0 0 0 0

EBIT 37,072,019.34 37,813,459.73 38,569,728.92 39,341,123.50 40,127,945.97

T 28% 28% 28% 28% 28%

NOPAT 26,691,853.92 27,225,691.00 27,770,204.82 28,325,608.92 28,892,121.10 FCFt 18,665,951.36 19,052,894.44 19,447,951.51 19,851,298.00 20,263,113.34

(Nguồn: Báo cáo tài chính Samsung Electronics Co Ltd, 2019, 2020)

Qua đó, ta tính được giá trị cơ sở của công ty như sau: Vc = 189,303,404.23 triệu KRW

Rủi ro cạnh tranh về giá

Với việc hợp tác với công ty Wingtech giúp Samsung giảm chi phí giá vốn của sản phẩm cụ thể là các sản phẩm thuộc dòng galaxy A, tuy nhiên nó cũng mang lại những thiệt hại không mong muốn đối với Samsung chẳng hạn như chất lượng sản phẩm do không kiểm soát được quy trình từ đó kéo theo giảm sút việc cảm nhận của người tiêu dùng dẫn đến việc giảm doanh thu. Như vậy với rủi ro trên, ta giả định như sau:

- Doanh thu năm 2021 giảm 2% và mỗi năm sau tăng 0.5% do việc đón đầu được thực hiện tốt hơn

- Chi phí bán hàng giảm 2.5%, mỗi năm tăng 0.5%

Như vậy, ta tính được lợi nhuận trước thuế qua các năm dự báo như sau: - Lợi nhuận trước thuế năm 2021 = 35,497,440.18 triệu KRW - Lợi nhuận trước thuế năm 2022 = 36,461,220.64 triệu KRW - Lợi nhuận trước thuế năm 2023 = 37,407,777.24 triệu KRW - Lợi nhuận trước thuế năm 2024 = 38,337,698.86 triệu KRW - Lợi nhuận trước thuế năm 2025 = 39,251,557.76 triệu KRW Ở công thức phân trên, ta có thể tính được giá trị công ty lúc này: Vc = 182,397,678.42 triệu KRW

Như vậy, rủi ro cạnh tranh giá cả làm giảm giá trị công ty 6,905,725.81 triệu KRW và giảm 3.64%.

Rủi ro chất lượng sản phẩm

Từ những sự cố của những sản phẩm vừa tung ra thị trường của Samsung làm đánh mất lòng tin của người tiêu dùng, điều này làm giảm doanh thu và làm tăng chi phí hoạt động của doanh nghiệp. Qua đó, ta giả định như sau:

- Doanh thu năm 2021 giảm 1.5% và mỗi năm sau tăng 0.5% - Chi phí bán hàng tăng 2.5%, mỗi năm giảm 0.5%

Như vậy, ta tính được lợi nhuận trước thuế qua các năm dự báo như sau: - Lợi nhuận trước thuế năm 2021 = 30,881,621.76 triệu KRW - Lợi nhuận trước thuế năm 2022 = 33,036,343.85 triệu KRW - Lợi nhuận trước thuế năm 2023 = 35,207,766.99 triệu KRW - Lợi nhuận trước thuế năm 2024 = 37,379,625.32 triệu KRW - Lợi nhuận trước thuế năm 2025 = 39,552,003.12 triệu KRW Ở công thức phân trên, ta có thể tính được giá trị công ty lúc này: Vc = 177,416,004.26 triệu KRW

Như vậy, rủi ro cạnh tranh giá cả làm giảm giá trị công ty 11,887,399.97 triệu KRW và giảm 6.28%.

Bảng 3.5 Định lượng rủi ro công ty Samsung

Đơn vị tính: triệu KRW

Giá trị cơ sở = 189,303,404.23

Rủi ro Tác động lên giá trị cơ

sở

Sốc giá trị cơ sở

Rủi ro cạnh tranh giá cả - 6,905,725.81 182,397,678.42 - 3.64% Rủi ro chất lượng sản phẩm - 11,887,399.97 177,416,004.26 - 6.28%

Một phần của tài liệu Tiểu luận quản trị rủi ro doanh nghiệp samsung (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w