Ra quyết định

Một phần của tài liệu Tiểu luận quản trị rủi ro doanh nghiệp samsung (Trang 50 - 51)

4. Quản trị rủi ro của Samsung đối với vấn đề tái cơ cấu

4.3 Ra quyết định

4.3.1 Rủi ro mất truyền thông nội bộ:

Ngay từ khi ông Lee Kun-hee lên nắm giữ chức chủ tịch của công ty, Samsung đã có nhiều thay đổi lớn trong cơ cấu tổ chức. Tuy tính đoàn kết là luôn được đề cao, nhưng làm vậy sẽ không có tính cạnh tranh giữa các công ty con, nếu cứ tiếp tục như vậy Samsung sẽ không thể nào cạnh tranh nổi so với các tập đoàn lớn bên phương Tây. Do đó, nhận thấy được rủi ro này ông đã ban hành một số chính sách liên quan đến phúc lợi .Chẳng hạn như nếu cá nhân hoàn thành tốt mục tiêu đặt ra sẽ được hưởng thêm 50% mức lương, hoặc nếu công ty con nào thua lỗ 3 năm liên

tiếp sẽ bị thanh lý. Chính nhờ vậy, các công ty con của Samsung luôn giữ vững được phong độ và hoạt động kinh doanh có khởi sắc lớn. Trong một bài viết năm 2016 viết về văn hóa doanh nghiệp của Samsung của tác giả Song-Jae-Yong

“Các công ty con của Samsung không được hưởng ưu đãi đặc biệt nào khi thực hiện giao dịch thương mại với nhau. Họ phải chuẩn bị sẵn tâm lý sẽ mất hợp đồng vào tay công ty bên ngoài nếu họ không thể cạnh tranh được về giá cả, chất lượng hay thời gian giao hàng”

Tuy nhiên, nếu như cạnh tranh quá mức sẽ dễ dẫn đến một rủi ro lớn đó chính là sẽ biến tình hình nội bộ trở nên hỗn loạn. Bởi vì nhiều công ty con của Samsung vì cạnh tranh sẽ chèn ép các công ty con khác ,hoặc dùng thủ đoạn để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Do đó, để tránh được rủi ro này ông Lee Kun-hee đã xây dựng một lực lượng các giám đốc điều hành trung thành với Samsung nói chung và với ông nói riêng. Những giám đốc điều hành này không thiên vị bất cứ bộ phận nào trong tập đoàn mà đặt lợi ích của tập đoàn lên hàng đầu. Ông Lee Kun-hee cũng thành lập Văn phòng Chiến lược Doanh nghiệp - nơi có quyền đề bạt hoặc thuyên chuyển các giám đốc điều hành.Các quản lý cao cấp làm việc tại "Phòng Quản lý Nguồn lực Con người và Tài chính" của các công ty con sẽ kiểm tra hành vi sai phạm của các giám đốc điều hành. Phần lớn các quản lý cấp cao này đã có kinh nghiệm làm việc tại Văn phòng Chiến lược Doanh nghiệp và duy trì mối liên hệ mật thiết với Văn phòng. Các quản lý cấp cao này sẽ báo cáo trực tiếp lên Văn phòng hành vi cạnh tranh phản tác dụng của các giám đốc điều hành của họ.

Một phần của tài liệu Tiểu luận quản trị rủi ro doanh nghiệp samsung (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w