4. Quản trị rủi ro của Samsung đối với vấn đề tái cơ cấu
ĐO LƯỜNG RỦI RO
Samsung đã thực hiện đúng và đầy đủ phương pháp định lượng trong quy trình ERM của doanh nghiệp mình, với phương pháp định lượng rủi ro dựa trên giá trị, tuy nhiên ở từng bước doanh nghiệp vẫn thể hiện một vài thiếu sót, cụ thể:
- Tính giá trị cơ sở của công ty
Đầu tiên, doanh nghiệp đã thành công trong việc tính toán giá trị cơ sở của công ty. Để tính được giá trị cơ sở, Samsung dự báo tài chính chiến lược trong thời gian 5 năm và sử dụng dữ liệu tài chính gần nhất với các giả định dữ liệu đầu vào như doanh thu, giá bán, sản lượng bán ra, các loại chi phí.
Sau khi đạt được dự báo tài chính chiến lược, doanh nghiệp xây dựng phiên bản động, dự báo ngân lưu có thể phân phối qua 5 năm và chiết khấu về thời điểm t = 0 với suất chiết khấu 15% như giả định đặt ra và áp dụng công thức để tính giá trị cơ sở của công ty Samsung.
Ở bước này, kết quả đầu ra chính là giá trị cơ sở của công ty Samsung, doanh nghiệp đã thành công trong việc xác định giá trị này, bởi vì phương pháp này giúp Samsung
định giá chính xác hơn, chi tiết hơn, năng động hơn so với việc định giá giá trị công ty từ bên ngoài.
- Định lượng các rủi ro riêng lẻ
Sau khi đạt được giá trị cơ sở của công ty, Samsung thực hiện việc định lượng nhiều tình huống rủi ro xác định cho mỗi rủi ro quan trọng và theo tác động tiềm năng của chúng ảnh hưởng như thế nào đến giá trị cơ sở của công ty. Để thực hiện được bước này, doanh nghiệp sử dụng giả định các biến dữ liệu đầu vào ở từng rủi ro riêng lẻ. Tuy nhiên, ở bước này Samsung không xây dựng được các kịch bản có thể có cho doanh nghiệp bao gồm các tình huống tích cực và tiêu cực, chưa xây dựng được nhiều tình huống rủi ro mang tính vững chắc và chính xác.
- Định lượng rủi ro doanh nghiệp
Sau khi tính toán giá trị cơ sở và xây dựng được mô hình tình huống rủi ro riêng lẻ, ta sẽ định lượng rủi ro doanh nghiệp, thực hiện việc so sánh các giá trị cơ sở ở từng tình huống so với hiện tại thời điểm t = 0, và tính sự tác động của nó, xác định những cú sốc lên giá trị cơ sở. Thế nhưng ở bước này, doanh nghiệp chưa thực hiện được việc đặt các xác suất cho từng tình huống rủi ro để tính toán các khả năng xảy ra, việc tính toán sự tác động là tốt nhưng nếu thiếu xác suất đi kèm sẽ khiến cho doanh nghiệp nhận diện được rủi ro nào quan trọng và khó sắp xếp cho kế hoạch phân bổ nguồn lực cho từng rủi ro.
3. Ra quyết định rủi ro
Samsung đã có những thách thức trong việc đối mặt với các rủi ro trong quá trình hoạt động của mình. Việc ra quyết định rủi ro kịp thời là những hành động giúp Samsung củng cố những cơ hội và giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt khi thực hiện mục tiêu . Trước khi đưa ra quyết định, ta có thể đánh giá mức độ ảnh hưởng của khả năng xảy ra và tác động của các rủi ro, chi phí và lợi ích, từ đó đưa ra lựa chọn quyết định mang lại lợi ích cao nhất.
Samsung là tập đoàn có những quyết định nhanh nhạy với thị trường, theo xu hướng như ở mảng công nghệ với các sản phẩm như điện thoại thông minh, các đồ gia dụng, máy tính,... cùng với cách truyền thông như quảng cáo, TVC,... Đồng thời bên cạnh đó, Samsung cũng đã phản ứng nhanh nhạy với các rủi ro như về rủi ro hợp tác, rủi ro sản phẩm, nhà cung cấp, nhân sự,...
Có thể thấy rằng, việc nhận dạng và đưa ra quyết định rủi ro chiếm một vai trò quan trọng nhất định đối với tập đoàn. Bên cạnh những rủi ro cần phải đưa ra quyết định mang tính tích cực, cũng sẽ có những quyết định được đưa ra mang tính chưa an toàn và cần hạn chế những điểm chưa an toàn như thế.
3.2 Ưu điểm
Về công nghệ, Samsung đã thực hiện chiến lược đối phó với rủi ro khi cho sản xuất các công đoạn quan trọng của thiết bị tại các nhà máy ở Hàn Quốc và đưa việc lắp ráp sang các nhà máy Ấn Độ và Việt Nam. Đây là một quyết định được đánh giá cao khi mang tính đối mặt với rủi ro đánh mất bí kíp công nghệ lớn tại các nhà máy tại Trung Quốc. Bên cạnh đó Samsung còn tận dụng thuê ngoài với nguồn lực dồi dào và nhân công giá rẻ.
Samsung ra quyết định đối phó rủi ro thông qua việc chuyển giao rủi ro, việc này giúp Samsung giảm thiểu mức ảnh hưởng nghiêm trọng của vấn đề, phân bổ lại giữa các đơn vị kinh doanh và thiết lập lại các quá trình mang tính hiệu quả cao. Điển hình như việc thay đổi nhà cung cấp từ Trung Quốc sang các nước khác để giảm thiểu rủi ro dẫn đến việc không đủ nhân sự không đủ làm ảnh hưởng đến chu trình sản xuất. Từ đó đảm bảo kế hoạch được diễn ra trơn tru.
Bằng việc đánh giá rủi ro nguy cơ bằng những lợi ích và chi phí, Samsung đã có thể lượng hóa những khó khăn từ thị trường như rủi ro về chất lượng sản phẩm, rủi ro về truyền thông; đối với khách hàng và đối thủ cạnh tranh. Đưa ra các nội quy quy định nghiêm ngặt, xây dựng lộ trình sản phẩm rõ ràng, đầu tư mạnh mẽ cho nguyên cứu và phát triển. Samsung dựa vào đó đưa ra những quyết định gắn liền với lợi ích của việc đạt mục tiêu và hạn chế tối đa rủi ro.
Về rủi ro dịch bệnh, Samsung đã đưa ra những quyết định về rủi ro liên quan đến danh mục rủi ro và hoạt động kiểm soát đồng thời chấp nhận rủi ro. Bằng việc cân nhắc tập trung vào những mục tiêu chính yếu và ưu tiên để giải quyết, dưới ảnh hưởng của Covid-19 các nhà máy sản xuất Samsung có nguy cơ bị đình trệ, thế nhưng Samsung vẫn có thể dự tính và chuyển đổi nhà máy sản xuất kịp thời từ đó hạn chế thiệt hại về sản phẩm.
3.3 Nhược điểm
Samsung đã đưa ra những quyết định chính xác và đúng lúc mỗi khi đối mặt với rủi ro, tuy nhiên những rủi ro luôn mang tính tiềm ẩn và nằm ngoài tầm kiểm soát, Do vậy Samsung vẫn còn một số nhược điểm như sau:
Đối với rủi ro về nhân sự cấp cao trong những vụ bê bối của Samsung, những quyết định truyền thông đưa ra có phần chậm chạp và gây ảnh hưởng đến nội bộ cũng như văn hóa công ty. Tổ chức nội bộ và văn hóa là thành phần cốt lõi hình thành nên tổ chức vững mạnh, thế nên những vấn đề liên quan đến điều này nên được giải quyết nhanh, tránh để tình trạng kéo dài và gây ra lỗ hổng trong nhân sự.
Mặc dù công ty đã đưa ra những quyết định hạn chế bị đánh cắp bí quyết công nghệ thế nhưng công ty vẫn chưa hoàn toàn có thể kiểm soát các đối tác thuê ngoài, do vậy tình trạng bị đánh cắp bí quyết vẫn có thể xảy ra. Bên cạnh đó các đối thủ cạnh tranh ngày càng lớn mạnh, bí quyết công nghệ dần trở thành điểm khác biệt và điểm mạnh của các công ty.
3.4 Giải pháp
Samsung nên thực các hoạt động giúp kiểm soát rủi ro theo COSO, tích hợp với đối phó rủi ro từ đó đưa ra những quyết định chính xác và kịp thời nhất. Nhận diện và đánh giá rủi ro trên phương thức toàn diện để có cách giải quyết phát huy lợi thế và hạn chế rủi ro.