PHẦN IV KẾT LUẬN VÀ BÀI HỌC VỀ QUẢN TRỊ

Một phần của tài liệu Tiểu luận quản trị rủi ro doanh nghiệp samsung (Trang 61 - 64)

4. Quản trị rủi ro của Samsung đối với vấn đề tái cơ cấu

PHẦN IV KẾT LUẬN VÀ BÀI HỌC VỀ QUẢN TRỊ

1. Kết luận

Như vậy, thông qua việc phân tích các hoạt động quản trị rủi ro tại doanh nghiệp Samsung, ta có thể rút ra kết luận rằng rủi ro có thể xuất phát bất cứ lúc nào kể cả khách quan hoặc chủ quan, thế giới ngày càng phát triển, đổi mới thì rủi ro cũng tăng lên không kém. Sự khác biệt chính yếu giữa các công ty đứng đầu thị trường và các công ty khác chính là trình độ quản trị rủi ro, xây dựng kế hoạch hành động để ứng phó linh hoạt với sự biến đổi của môi trường kinh doanh để có thể đứng vững và tồn tại trên thị trường.

Thời kỳ chuyển đổi số đã mang lại bước chuyển mình cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp đi theo hướng công nghệ như Samsung. Công ty Samsung không những tập trung đón đầu vào việc nghiên cứu và phát triển các sản phẩm, mẫu mã, công nghệ mà còn quan tâm đến khách hàng, giám sát nghiêm ngặt từ khâu sản xuất đến khâu bán hàng, các dịch vụ hậu mãi để có thể cung cấp cho khách hàng sản phẩm tốt như mong đợi, bên cạnh đó việc nghiên cứu và phát triển đã giúp cho Samsung tạo ra một hệ sinh thái hoàn thiện, đa dạng thích ứng với thời kỳ chuyển đổi số hiện nay. Đối với dịch bệnh Covid-19, nền kinh tế thế giới trở nên tụt dốc, các doanh nghiệp cũng đang băn khoăn và tìm cách thay đổi để có thể thích nghi với tình trạng này. Về phía công ty Samsung, thực hiện các hoạt động quản trị rủi ro đã giúp doanh nghiệp thực hiện tốt hoạt động kinh doanh và trở nên đứng vững hơn trong giai đoạn này, điều này có thể chứng minh được thông qua tình hình doanh thu và lợi nhuận năm 2020. Thiệt hại từ các rủi ro thông qua các thời kỳ tái cơ cấu, dịch bệnh, chuyển đổi số đối với doanh nghiệp Samsung có thể thiệt hại vẫn không lớn, tuy nhiên doanh nghiệp cần phải phát huy và thực hiện các kế hoạch hành động để có thể tiếp tục phát triển, chủ động đón đầu các rủi ro và đưa ra các sản phẩm tốt hơn nhằm mang đến lòng tin cho khách hàng.

2. Bài học về quản trị

Trong công cuộc chuyển đổi số, Samsung từng bước thích nghi và thực hiện các biện pháp để chứng tỏ doanh nghiệp đi đầu về công nghệ. Tuy nhiên, công ty Samsung vẫn phải vạch ra, tìm hướng đi cho tương lai, mở rộng tầm nhìn hướng đến một thời kỳ công nghệ mới thông qua các biện pháp sau:

- Mở rộng quy mô doanh nghiệp, quản lý và đặc biệt là các hoạt động nhằm bảo mật hệ thống dữ liệu của công ty mình.

- Đầu tư vào công nghệ để nhanh chóng nắm bắt được công nghệ mới nhất, mang đến dịch vụ trải nghiệm tốt nhất đến với khách hàng.

- Quản lý các thiết bị, máy móc, yêu cầu cần phải có được sự liên kết gắn bó lẫn nhau giữa con người với con người, con người với máy móc đảm bảo quá trình hoạt động diễn ra suôn sẻ, ít rủi ro.

2.2. Dịch bệnh

Đối với công ty công nghệ như Samsung, việc tổn thất từ dịch bệnh có thể là ít, nhưng về lâu dài, công ty cần thực hiện các biện pháp sau để đảm bảo trong tương lai quá trình hoạt động kinh doanh diễn ra ổn định:

- Đề ra các chính sách để hỗ trợ cho lực lượng lao động, làm việc từ xa, bảo vệ sức khỏe cho nhân viên bởi vì con người là yếu tố sống còn đến sự phát triển của doanh nghiệp

- Xây dựng kế hoạch hành động, đề ra trách nhiệm đối với từng thành viên trong công ty nhằm ứng phó với các rủi ro không may nảy sinh do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp.

- Thực hiện đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ khách hàng nhằm thúc đẩy niềm tin về sản phẩm giúp doanh nghiệp giữ vững thương hiệu.

2.3. Tái cơ cấu

Tái cơ cấu là quá trình chuyển đổi cơ cấu về các phương thức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm các mục tiêu, sứ mệnh, tầm nhìn. Đòi hỏi doanh nghiệp cần phải có được hướng đi chiến lược tốt trong các hoạt động quản trị nhằm đảm bảo các

rủi ro không gây thiệt hại lớn đến hoạt động kinh doanh của mình. Như vậy, đối với công ty Samsung, để các hoạt động quản trị rủi ro tốt trong vấn đề tái cơ cấu doanh nghiệp, công ty cần xây dựng được mục tiêu cho doanh nghiệp mình là gì (tầm nhìn, sứ mạng), sau đó xây dựng kế hoạch công việc và phân bổ vai trò trách nhiệm đến mọi thành viên trong tổ chức. Tiếp theo, công ty cần phải xem xét đến vấn đề phân bổ nguồn thực để thực hiện mục tiêu để có thể thực hiện hành động tái cơ cấu cho doanh nghiệp mình. Các hoạt động trên nhằm thúc đẩy cho doanh nghiệp quản lý rủi ro, nhằm đối phó với những gì có thể xảy ra, bên cạnh đó doanh nghiệp cần phải chú ý đến vấn đề truyền thông với mọi thành viên trong tổ chức bởi vì hiện tượng chống lại với thay đổi sẽ diễn ra đòi hỏi các nhà quản trị phải thực hiện chiến lược nhằm kéo nhân viên cùng nhau thực hiện và đạt được mục tiêu.

Một phần của tài liệu Tiểu luận quản trị rủi ro doanh nghiệp samsung (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w