4. Quản trị rủi ro của Samsung đối với vấn đề tái cơ cấu
4.3.2 Rủi ro không thể đáp ứng chi phí thay đổi:
Vào giai đoạn năm 2009-2010, khủng hoảng tài chính diễn ra đã tác động nhiều mặt đến nền kinh tế các nước, nhất là các tập đoàn công nghiệp lớn ở Hàn Quốc. Do đó , hầu hết các nhà đầu tư sợ rủi ro đã rút hết vốn đầu tư từ các tập đoàn. Các doanh nghiệp lúc bấy giờ lâm vào tình trạng khó có thể huy động được vốn để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Và Samsung cũng không tránh khỏi những nguy cơ đó, và vốn đầu tư của Samsung đã giảm 11 tỷ USD. Trước tình hình đó, Samsung đã tái cơ cấu theo hướng thu hẹp quy mô bằng cách cắt bỏ 50% chi phí và
30% nhân sự, bổ sung vào đội ngũ hàng trăm chuyên gia và cán bộ quản lý điều hành người nước ngoài hay người Hàn Quốc đã từng làm việc ở Mỹ và châu Âu. Ngoài ra thay vì tập trung sản xuất các sản phẩm ở phân khúc cao cấp, Samsung lại tập trung nhiều hơn đến phân khúc tầm trung vì giá cả sản phẩm sẽ không quá đắt đỏ đối với hầu hết đại đa số khách hàng, bên cạnh đó, sản phẩm tầm trung cũng đem lại hiệu quả kinh doanh tốt hơn so với các phân khúc cao cấp hoặc phân khúc giá rẻ.
4.3.3 Rủi ro hoạt động- rủi ro nhân sự :
Giai đoạn năm 2020-2021 là cực kỳ khó khăn đối với hầu hết các doanh nghiệp trên thế giới, nhất là Samsung. Đây là giai đoạn vừa là cơ hội, vừa là thách thức lớn. Bởi lẽ, đây được xem như giai đoạn thanh lọc thị trường, những công ty có chiến lược đúng đắn, cũng như có các giải pháp phù hợp để khôi phục các hoạt động sản xuất trong và sau đại dịch covid-19 một cách hiệu quả sẽ phát triển mạnh mẽ, và ngược lại, nếu như các doanh nghiệp chỉ cần sơ xuất sẽ dẫn đến phá sản. Do đó, để hạn chế được rủi ro này cũng như giữ vững được phong độ hiện tại, và thể hiện mình là kẻ dẫn đầu thị trường về công nghệ, Samsung đã có động thái thay đổi chuỗi cung ứng của mình, cụ thể, Samsung đã chuyển dần các nhà máy của mình từ Trung Quốc sang các nước khác như Việt Nam, Ấn Độ, Thái Lan để đảm bảo tiến độ sản xuất cũng như tránh bị ảnh hưởng bởi chiến tranh thương mại Mỹ- Trung ở thời điểm lúc bấy giờ. Bên cạnh đó, vào khoảng đầu năm 2018, nhằm giảm thiểu chi phí, và rủi ro thất thoát sản phẩm trong quá trình vận chuyển, xuất nhập khẩu, Samsung đã ứng dụng công nghệ blockchain vào trong chuỗi cung ứng của mình để quản lí tốt hơn. Công nghệ này đã giúp Samsung giảm khoảng 20% chi phí, cũng như có thể làm giảm thời gian và tăng hiệu quả giữa việc chuyển giao sản phẩm và các lô hàng của họ đến người dùng cuối cùng.
Rủi ro nhân sự
Trong giai đoạn Covid, nhiều doanh nghiệp đã sa thải một lượng lớn người lao động, điều đó đã làm cho tình hình nội bộ trở nên căng thẳng. Nhằm ổn định tinh thần làm việc của công nhân, cũng như đảm bảo hiệu suất sản xuất. Thay vì cho nghỉ không hưởng lương như những doanh nghiệp khác thì Samsung lại cho công
nhân nghỉ ngắn hạn và vẫn hưởng lương bình thường. Điều này, đã xoa dịu được những bất an tồn đọng trong công nhân. Nhờ vậy mà Samsung đã trấn an được tình hình cũng như tiến độ sản xuất được đảm bảo thực hiện đúng tiến độ. Bên cạnh đó, các chế độ đánh giá thành tích cá nhân để thưởng cũng được giữ nguyên như thời điểm trước dịch. Bảng tổng hợp các loại rủi ro STT Nhóm rủi ro Phân nhóm loại rủi ro Phân nhánh rủi ro Rủi ro 1 Chiến lược Mối quan hệ
trong thực thi chiến lược Rủi ro về công ty hợp tác Rủi ro về hợp tác với Wingtech: mất bí quyết công nghệ, ảnh hưởng giá thành sản phẩm và chất lượng.
2 Chiến lược Đối thủ cạnh tranh
Xuất hiện đối thủ cạnh tranh mới
Các yếu tố bên ngoài thay đổi do đối thủ cạnh tranh mới vào và giá cả thay đổi. 3 Hoạt động Công nghệ Rủi ro về bí
kíp công nghệ
Nguy cơ đánh mất bí kíp công nghệ từ các nhà máy sản xuất Trung Quốc
4 Hoạt động Nguồn nhân lực
Quản trị tài năng
Rủi ro về các nhà lãnh đạo cấp cao qua những vụ bê bối, nhân sự chủ chốt không tuân theo qui định và văn hóa công ty
5 Hoạt động Sản phẩm Chất lượng sản phẩm
Một vài sản phẩm bị lỗi, chất lượng không đảm bảo được tung ra thị trường như Galaxy Fold.
6 Hoạt động Nhà cung cấp Nhà cung cấp Không đủ nguồn lực đáp ứng việc tập trung sản xuất 7 Hoạt động Truyền thông Bê bối, cáo Người tiêu dùng và người
buộc từ truyền thông
yêu mến Samsung dễ bị mất lòng tin.
8 Hoạt động Báo cáo Gian lận trong kế toán
Mất đi nhân sự quan trọng 9 Hoạt động Thảm họa Dịch Covid-19 Xuất hiện dịch bệnh Covid
ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu.
Phần III : PHÂN TÍCH DOANH NGHIỆP SAMSUNG QUẢN TRỊ RỦI RO
1. Nhận dạng rủi ro:
Trong quá trình hình thành cũng như phát triển của doanh nghiệp luôn phải đối mặt với những rủi ro lớn nhỏ khác nhau, tuy nhiên một trong những rủi ro mang ý nghĩa to lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động cũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường chính là việc đánh giá sai tình hình thực tế của thị trường, có thể hiểu việc đánh giá thời cơ và chọn thời điểm chính xác để đưa vào thị trường những sản phẩm mới là hết sức quan trọng, có thể khiến sản phẩm không được tiếp nhận, không phát huy được hết khả năng và mong đợi từ sản phẩm, đặc biệt là ngành hàng điện tử và công nghệ cao, nếu không tung ra được những sản phẩm mới, khác biệt hóa, có tính đột phá cao thì dễ khiến đối thủ đi trước một bước và “hớt” hết những khách hàng lớn thậm chí chiếm lĩnh hoàn toàn thị trường khách hàng.
Samsung là một trong số ít những doanh nghiệp thực hiện rất tốt việc đánh giá thị trường, bằng chính sự nhạy bén, chính xác trong khâu phân tích đánh giá tình hình chung cũng như xu hướng của thị trường cùng sự quyết đoán trong việc xây dựng chiến lược và ra quyết định, mà một trong những yếu tố then chốt trong việc xây dựng khả năng nhạy bén của Samsung chính là năng lực của đội ngũ lãnh đạo, để có thể hình dung được điều này, có thể phân tích đến quá trình cạnh tranh của Samsung với Apple, khi Samsung không chọn một sản phẩm nào để đối đầu trực tiếp với Apple mà lại lựa chọn tất cả, thậm chí là còn nhiều dòng, nhiều chủng loại hơn so với Apple.
Đây là một nguyên tắc hết sức cơ bản trong quản trị rủi ro doanh nghiệp, nguyên lý rổ trứng: Không để tất cả các trứng vào cùng một rổ.
Với nguyên tắc quản trị rủi ro mà Samsung đã áp dụng: mọi loại rủi ro đều được bao gồm; phạm vi toàn công ty; tập trung rủi ro chính,... Samsung đã làm tốt công việc quản trị rủi ro của mình.
1.1 Ưu điểm
Về vấn đề chuyển đổi số và dịch bệnh Samsung đã sử dụng công cụ RCD bao gồm một hệ thống phân loại rủi ro thành các nhóm rủi ro, các phân, nhóm rủi ro, phân nhánh rủi ro, rủi ro, định nghĩa làm rõ phạm vi rủi ro. Ví dụ rủi ro chiến lược xuất phát từ việc Samsung đã chuyển việc sản xuất một số mẫu Galaxy A cho nhà thầu WingTech. Việc hợp tác với các nhà thầu Trung Quốc có thể dẫn đến tình trạng mất bí quyết công nghệ và giúp họ đẩy giá thành sản phẩm xuống thấp hơn nữa nhờ có thêm khối lượng lớn đơn hàng để hoạt động. Bên cạnh đó, các nhà thầu này thường bỏ qua một số công đoạn trong tiến trình lắp ráp để tiết kiệm chi phí, do đó sản phẩm thường có những vấn đề tiềm tàng về phẩm chất.
Samsung xác định các loại rủi ro theo nguồn gốc phát sinh, đây là một trong những ưu điểm lớn nhất của Samsung, bằng cách này Samsung đã có thể xác định được hầu hết tất cả các rủi ro mà không bỏ sót loại rủi ro nào, các loại rủi ro được xác định không bị trùng lặp, được xác định trong phạm vi toàn công ty.
Samsung sử dụng kỹ thuật nhận diện biến cố danh sách kiểm tra (checklist), kỹ thuật này giúp Samsung giới thiệu được 1 danh mục chi tiết về các loại rủi ro, bên cạnh đó Samsung còn kết hợp kỹ thuật sử dụng câu hỏi và phân tích nguyên nhân gốc rễ, các kỹ thuật này khuyến khích tư duy của nhân viên, nhà quản trị phát triển, mở rộng các vấn đề, nhấn mạnh cách chi tiết đến các các loại rủi ro, cho phép các nhà quản trị nhận diện các rủi ro tăng thêm, phụ thuộc nhau, cho phép tổ chức nhận diện các rủi ro có thể tương quan nhau ví chúng có cùng một nguồn gốc, có thể giúp Samsung giảm thiểu sự phức tạp khi nhận diện vấn đề.
● Bước 1: Nhận diện các mối nguy
● Bước 2: Xem đối tượng bị tổn thương và mức độ tổn thương như thế nào? ● Bước 3: Đánh giá các rủi ro và đề ra các biện pháp phòng ngừa
● Bước 4: Ghi chép những phát hiện của bạn và cách khắc phục ● Bước 5: Cập nhật và đưa ra các giải pháp an toàn mới