3. ĐIỂM ĐÁNH GIÁ
3.1.2. Điều kiện in
3.1.2.1. Phương pháp in
Tại công ty nhãn hàng An Lạc, với các dòng sản phẩm chủ yếu đều là nhãn hàng: nhãn giấy, nhãn decal, nhãn màng,… thì sử dụng kỹ thuật in Flexo là thích hợp nhất. Kỹ thuật in Flexo có thể đáp ứng được chất lượng hình ảnh in, vật liệu in nhãn, tốc độ in của đơn hàng.
3.1.2.2. Máy in Nilpeter FA 3300
Số đơn vị in 10
(8 đơn vị in flexo, 2 đơn vị in lụa và ép nhũ lạnh)
Bề rộng cuộn tối đa 333 mm
Bề rộng vùng in tối đa 330 mm Bề rộng tối đa dành cho in lụa 300 mm
Hệ thống sấy UV
Bảng 3.1: Thông số máy Nilpeter FA 3300
Hình 3.2: Nilpeter FA 3300
Gallus EM 280
Số đơn vị in 7
Bề rộng cuộn tối đa 282 mm
Bề rộng vùng in tối đa 280 mm Bề rộng tối đa dành cho ép nhũ nóng 280 mm
Hệ thống sấy Khí nóng và UV
Vật liệu in Giấy có định lượng từ 60 g/m2trở lên Bảng 3.2: Thông số máy Gallus EM 280
Hình 3.3: Gallus EM 280 Gallus EM 430
Số đơn vị in 8
Bề rộng cuộn tối đa 435 mm
Bề rộng vùng in tối đa 430 mm Bề rộng tối đa dành cho ép nhũ 430 mm
Hệ thống sấy Khí nóng và UV
Vật liệu in Giấy có định lượng từ 100 g/m2 trở lên Bảng 3.3: Thông số máy Gallus EM 430
Hình 3.4: Gallus EM 430 GiDue S Combat 370
Số đơn vị in 8
Bề rộng cuộn tối đa 370 mm
Bề rộng vùng in tối đa 360 mm
Gia công inline Không có
Hệ thống sấy Khí nóng và UV
Bảng 3.4: Thông số kỹ thuật máy GiDue S Combat 370
Hình 3.5: GiDue S Combat 370
Hình 3.6: Omet FX 420 Flexy
Số đơn vị in 9
Bề rộng cuộn tối đa 430 mm
Bề rộng vùng in tối đa 420 mm Gia công inline Cấn bế và tráng phủ
Hệ thống sấy Khí nóng và UV
Bảng 3.5: Thông số kỹ thuật máy Omet FX 420 Flexy 3.1.2.3. Bản in
Công nghệ chế tạo khuôn in: Tại công ty An Lạc, công đoạn chế bản sẽ chỉ dừng lại ở mức độ xử lý, kiểm tra file và bình file. Sau đó file sẽ được gửi cho một công ty khác bên ngoài (công ty KTC) để làm bản in.
Công nghệ chế tạo bản in được sử dụng ở đây là công nghệ CDI của esko. Về nguyên lý hoạt động thì công nghệ ghi CDI của esko cũng hoạt động tương tự như công nghệ mask. Tuy nhiên những thiết bị ghi sử dụng công nghệ CDI của esko sẽ có tích hợp hệ thống sấy UV, để sấy mặt trước cuả khuôn in trước khi rửa bản.
Thiết bị ghi: Esko CDI Spark XT.
Khổ bản tối đa 900 x 1200mm Độ dày bản 0.76 – 6.35mm
Kiểu ghi Trống ngoại
Độ phân giải trame 200 lpi Độ phân giải ghi 2000-4000dpi Mức độ chuyển tông 1-99%
Bảng 3.6: Thông số kỹ thuật máy ghi Esko CDI Spark XT
Độ dày bản: Đối với bản in dùng cho in nhãn thì sẽ ở dạng tấm phẳng, độ dày bản sẽ có giá trị khác nhau đối với mỗi máy in khác nhau. (xem bảng 3.7)
Độ cứng bản:Độ cứng bản in ảnh hưởng đến khả năng truyền mực, tầng thứ của hình ảnh in, khả năng tách màu của lớp mực cũng như độ biến dạng của bản in trong quá trình in. Thông thường độ cứng của bản in Flexo dùng để in màng khoảng 40-60 Shore.
Máy in Nilpeter Gallus Gidue Omet
Độ dày bản 1.7 mm 1.6 mm 1.2 mm 1.14 mm
Bảng 3.7: Giá trị độ dày bảng của công ty An Lạc 3.1.2.4. Mực in
Đối với loại mực in trước khi cấp lên máy, chúng ta cần xác định rõ các thông số giá trị của mực, độ nhớt mực in, pH, các thành phần hóa chất trong mực ảnh hưởng đến khả năng phục chế bài mẫu.
Trong thị trường hiện nay mực in Flexo được chia làm 3 loại: Mực in gốc
dung môi hữu cơ (khô bằng cách bay hơi, phù hợp cho in trên giấy và màng); mực
in gốc nước(khô bằng cách thấm hút 70% và bay hơi 30%, phù hợp cho in trên vật
liệu thấm hút) và mực in UV (khô nhờ năng lượng đèn UV, phù hợp với nhiều loại vật liệu khác nhau).
Mực in của công ty An Lạc đang sử dụng để in nhãn Decal là mực UV, mực UV có nhiều đặc điểm nổi bật hơn 2 loại mực in còn lại như: khả năng chống mài mòn và ma sát cao, mực có khả năng bám dính tốt, hoàn toàn không chứa dung môi hữu cơ nên lớp mực in rất mỏng, khả năng khô nhanh khi qua hệ thống sấy UV.
Thành phần mực in UV:
Nhựa: Các polymer mạch ngắn, các monomer
Chất kích hoạt: 10-15% (tạo phản ứng polymer hóa bởi tia UV) Pigment: 14-20%
Phụ gia: 2-5%
Đặc điểm mực in UV:
Hoàn toàn không chứa dung môi hữu cơ, nên lớp mực in là rất mỏng. Do đó tần số cell trên trục anilox phải cao, lỗ cell nông.
Hệ thống cấp mực thường là dạng kín với dao gạt mực.
Đối với đèn UV-C 100-280nm tốc độ khô của mực là nhanh nhất nhưng gây hại cho mắt, da.
Khoảng phục chế màu:
Hình 3.7: Khoảng phục chế màu của một bộ mực in tốt trên biểu đồ màu CIE Khoảng phục chế màu của một bộ mực in (một bộ mực in thông thường có 4 màu C, M, Y, K) được quyết định bởi loại sắc tố được dùng trong mực in. Dưới góc độ phục chế màu thì loại mực tốt là loại mực dùng các sắc tố có thể cho khoảng màu rộng nhất (phục chế được nhiều màu nhất) để phục chế các màu được chính xác hơn. Trong thực tế, khi chọn sắc tố in cần phải xem xét các yếu tố như tính bền với ánh sáng, bền với độ ẩm và các chất hoá học, giá thành, tính thẩm mỹ của sắc tố, khả năng được phân tán trong các chất dẫn và chất liên kết để truyền mực tốt, tính độc hại thấp và khả năng tạo ra các vấn đề về môi trường thấp nhất.
Khoảng phục chế màu giới hạn trên đây cho thấy ta không thể phục chế được tất cả các màu. Tuy nhiên đa số các bản phục chế màu chất lượng cao thường được tạo ra bằng cách dùng các sắc tố thông thường. Do đó các sắc tố được liệt kê trên đây khá đầy đủ cho một ấn phẩm có nhiều màu.
Đôi khi, các màu đặc biệt thứ 5 hoặc thứ 6 được dùng để giúp nới rộng khoảng phục chế màu của các loại mực in. Các màu Blue (xanh tím), Violet (tím) và Red (đỏ cờ) là các màu thông dụng nhất được dùng trong việc này. Các màu hồng và màu xám nhạt đôi khi cũng được dùng để cân bằng độ sáng hoặc sự gia tăng tầng thứ chứ không dùng để mở rộng khoảng phục chế màu.
3.1.2.5. Vật liệu in
Đối với loại nhãn giấy tại công ty An Lạc thì mỗi loại nhãn sẽ có loại vật liệu khác nhau tùy theo yêu cầu của khách hàng và loại sản phẩm.
Loại vật liệu Mã số vật liệu Tên sản phẩm Định lượng
DECAL GIẤY FASTCOAT AW0331 Fascoat 2/S1010/BG40Wht 135 AW0339 Fascoat 2/S1010/BG40Wht 132 SW7325 Fascoat 2/S2420/BG40Wht 140 CNBRP5X01 Raflacoat Prime 127 ESRP5X01 Raflacoat Plus 130 CPRP5X01 T2 Raflalite RP51/ White glassine
65/ High coat weigh 140 HAL - 0 Giống Fascoat 135 HAL SUPER – 0 Giống Fascoat nhưng keo rất dày
SAScote SAScote 80g/m2 130 DECAL GIẤY
HIGH-GLOSS
AW0153 High Gloss paper/S2090/BG40
Wht 150
03/RP5X/01 Catgloss/RP51/White glassine 150 SAScast SAScast 85g/ m2 /727SP/G60W 148
Bảng 3.8: Vật liệu của công ty An Lạc
Fascoat 2/S1010/BG40Wht là loại giấy một mặt bóng, một mặt được tráng phủ, bề mặt được cán láng. Loại vật liệu này có hạn sử dụng là 1 năm và điều kiện bảo quản tốt nhất là ở 220C và dưới độ ẩm 50%. Hiện tại, ở công ty đang có loại vật liệu này với 2 mức định lượng là 135 g/m2
và 132 g/m2và độ dày giấy đạt 71µm.
Fascoat 2/S2420/BG40Wht (định lượng 140 g/m2) là loại vật liệu có tính chất và thông số tương tự như Fascoat 2/S1010/BG40Wht. Tuy nhiên vật liệu này sẽ có khả năng bám dính trên sản phẩm làm từ nhựa HDPE, PP hoặc các thùng carton tốt hơn Fascoat 2/S1010/BG40Wht.
Raflacoat Plus sử dụng không chỉ cho in flexo mà còn cho offset, ống đồng, in lụa lẫn in chuyển nhiệt.
• Định lượng: 130 g/m2 • Độ dày: 70 µm • Độ sáng: 90% • Độ trắng: 120% • Độ bóng: 64% • Opacity: 88% • Mức độ thô ráp: 1 µm
Raflalite RP51/ White glassine 65/ High coat weigh bám dính tốt trên hầu hết các loại vật liệu bao gồm vật liệu không phân cực, màng và carton gợn sóng. Bên cạnh đó, vật liệu này phù hợp cho sản phẩm đông lạnh vì khả năng chịu nhiệt độ thấp của nó khá tốt. • Định lượng: 140 g/m2 • Độ dày: 68.6 µm • Độ sáng: 89% • Độ bóng: 70% • Opacity: 87% • Mức độ thô ráp: 0.8 µm
High Gloss paper/S2090/BG40 Wht thường được sử dụng in nhãn đối với những sản phẩm có tuổi thọ cao, đòi hỏi độ bám dính tốt. Vật liệu này bao gồm 1 mặt trắng và 1 mặt bóng với độ bóng cao, cho nên rất phù hợp để in những sản phẩm chất lượng cao, đòi hỏi tính thẩm mỹ cao. High Gloss paper/S2090/BG40 Wht thường được sử dụng để in nhãn trong những lĩnh vực mỹ phẩm, dược phẩm, thực phẩm, sản phẩm hóa học và nhãn quảng cáo. Hiện nay, ở công ty có High Gloss paper/S2090/BG40 Wht với định lượng 150 g/m2và độ dày giấy là 88 µm.
3.1.2.6. Độ phân giải in
Số lượng pixel (điểm ảnh) trong một vùng diện tích nhất định xác định độ phân giải của hình ảnh (thường được chỉ định là số pixel trên mỗi inch diện tích). 300pixel/inch (ppi) là độ phân giải điển hình cho hình ảnh màu ở mức 100% cho 133 – 150 lpi. Việc phóng to hình ảnh, độ phân giải và nội dung hình ảnh (nội dung đặc biệt chi tiết) phải được xem xét.
Độ phân giải công ty An Lạc sử dụng để thiết lập cho hình ảnh là 300ppi. Cần lưu ý kích thước của điểm tram tại vùng sáng (2-3%) trên khuôn in phải không được nhỏ hơn độ mở của cell (đường kính lớn nhất của cell).
3.1.3. Điều kiện chế bản
Phần thiết kế cấu trúcsản phẩm và thiết kế đồ họa sản phẩm đều được thực hiện trên Adobe Illustrator.
Công đoạn xử lý file sẽ là công đoạn được thực hiện trước khi đem đi in thử. Xử lý và kiểm tra file sẽ được thực hiện trên Adobe Acrobat Pro X bằng công cụ Preflight. Các thông số sẽ được kiểm tra trước khi đem đi in thử bao gồm tách màu, TAC, độ phân giải hình ảnh bitmap, kích cỡ chữ, font chữ, trapping.
Trapping ở công ty sẽ được thực hiện hoàn toàn thủ công và được thực hiện trên Adobe Illustrator bằng cách sử dụng 2 cách là tăng stroke rồi overprint stroke hoặc tạo offset path rồi overprint fill.
Thông số xuất PDF ở công ty:
• Để xuất file PDF ta sử dụng Acrobat Distiller để tiến hành thiết lập các thông số xuất. Đầu tiên, ta mở Acrobat Distiller và chọn Settings Edit Adobe PDF Settings.
Hình 3.8: Thiết lập thông số ở phần General
• Ở phần General (hình), ta sẽ lựa chọn phiên bản PDF 1.6 vì phiên bản này sẽ cho phép ta giữ lại layer và transparency (nếu có) của file. Tắt
khả năng nén file (Object Level Compression) để đảm bảo file có chất lượng tốt nhất. Thiết lập độ phân giải ghi (resolution) là 2500.
Hình 3.9: Thiết lập thông số ở phần Images
Hình 3.10: Thiết lập thông số ở phần Font
Tiếp đến ở phần Images (hình) ta sẽ thiết lập thông số như hình. Ở đây, khi hình ảnh bitmap và grayscale có độ phân giải cao hơn 300ppi thì sẽ tự động được hạ xuống còn 300ppi.
Ở phần font (hình), ta sẽ tick chọn vào ô Embed All font để gán toàn bộ font vào file PDF, tránh xảy ra tình trạng báo lỗi font.
Hình 3.11: Thiết lập thông số ở phần Color
Hình 3.12: Thiết lập xuất file PDF trên Illustrator
Cuối cùng ở phần Color (hình), để đảm bảo về màu sắc của file thiết kế khi xuất qua file PDF đầy đủ nhất, ở mục Color Managerment Policies ta chọn Leave Color Unchanged.
Sau khi đã thiết lập các thông số xuất, ta chọn Save as và đặt tên để lưu thiết lập này lại. Tiếp đến, mở file AI cần xuất PDF, chọn Save as định dạng file là PDF. Tại phần General, ta sẽ lựa chọn joboption đã thiết lập ở Acrobat Distiller và lựa
chọn chuẩn PDF/X-4 (theo chuẩn ISO 15930), chọn Create Acrobat Layer from Top-Level Layer để bảo toàn Layer từ file gốc. Chọn Save PDF.
Thiết bị in thửở công ty là Epson Stylus pro 9900.
Hình 3.13: Máy in thử Epson Stylus Pro 9900
Quy trình in thử ở công ty:
• Sau khi tiến hành kiểm tra, xử lý file thiết kế của khách hàng thì chúng ta sẽ bước qua công đoạn in thử. Đây là một công đoạn nhằm tạo ra sản phẩm in gần giống nhất so với bản gốc. Tờ in thử một mặt sẽ được đem cho khách hàng ký mẫu mặt khác sẽ được dùng để kiểm tra, đánh giá các thông số nhằm hạn chế tối đa những sai sót có thể xảy ra trong quá trình in sản lượng.
• Để có thể cho ra một tờ in thử chất lượng tốt nhất, giống tờ in thật nhất, chúng ta cần chuẩn hóa quá trình từ công đoạn tạo profile cho máy in thử, lựa chọn mực in, vật liệu in đến đo đạc các thông số trên tờ in thử.
• Trước khi tiến hành tạo profile cho máy in, điều đầu tiên chúng ta cần làm đó là phải kiểm tra các đầu phun của máy, khoảng cách từ đầu phun đến vật liệu in, xác định độ dày giấy và thời gian in.
Hình 3.14: Test đầu phun của máy
Hình 3.15: Khoảng cách từ đầu phun đến vật liệu in
• Sau đó, để thiết lập profile cho máy in thử, ta sử dụng phần mềm EFI Client. Đầu tiên ta cần thiết lập các thông số cơ bản như chọn máy đo, kênh tuyến tính, chọn mực in, chọn vật liệu in, độ phân giải máy in, hệ màu,… Sau đó, ta sẽ cho máy in ra các bảng xác định lượng mực cho từng kênh màu (Ink limit per channel), tuyến tính hóa từng kênh màu (Linearization), tổng lượng mực in (Total ink limit) và bản kiểm tra chất lượng (Quality Control). Sau đó, sử dụng máy đo màu để đo lần lượt các tờ in trên. Sau khi hoàn tất, ta sẽ chọn lưu các thông số vừa đo lại. Tiếp tục ta sẽ in bản màu IT8.7/4 để sau đó sử dụng máy đo màu để đo bản màu và hoàn thành bước tạo profile cho máy in thử.
• Tiếp đến, công ty sẽ in ra 2 tờ in thử, Tờ in thử thứ nhất sẽ được in trên máy in sản lượng, in bằng vật liệu in sản lượng và sẽ được canh chỉnh các thông số liên quan trên máy in sản lượng. Tờ in thử thứ hai sẽ được in trên máy in thử, sử dụng loại giấy in thử. Chúng ta sẽ tiến hành sử dụng máy đo màu để đo các giá trị trên cả hai tờ in. Các thông số này sẽ được lưu trong phần mềm EFI Client và phần mềm sẽ
tự canh chỉnh và chuyển đổi để màu in trên giấy in thử gần giống với màu in trên vật liệu in sản lượng nhất.
Bình sản phẩm:công ty không sử dụng những phần mềm bình trang chuyên nghiệp mà sẽ tiến hành bình thủ công trên Adobe Illustrator. Vì khuôn in flexo thường được làm từ những vật liệu như cao su, photopolymer, mà đây là những vật liệu đều có chung một đặc điểm là có độ đàn hồi cao. Nếu file làm khuôn có tỉ lệ 1/1 thì sẽ dẫn đến trường hợp bản in khi quấn lên ống bản khuôn sẽ không có độ căng nhất định dẫn đến khuôn in khó mà bám chặt được lên ống bản. Do đó, cần có thông số tiêu chuẩn cho việc bù trừ độ đàn hồi khuôn dành cho từng loại máy in (Nilpeter, Gallus, Gidue, Omet) của công ty.
Hiện tại, giá trị bù trừ độ dãn của bản in được tính dựa theo công thức sau: % Distoration = 𝑅𝐿−𝐾
𝑅𝐿
• RLlà chiều dài lặp lại (step hay repeat length)
• K = 2π (P – M) với P là độ dày bản và M là độ dày lớp Polyester lót. Một số thuật ngữ dùng trong bảng bù trừ độ dãn của bản in:
• Gear thường đi chung với kích thước của bản in. Số gear có mối liên