3. ĐIỂM ĐÁNH GIÁ
2.4.2. Các thông số của trục Anilox
Hình 2.7: Các thông số ô trên trục Anilox
Trên bề mặt trục Anilox có khắc các lỗ nhỏ có chức năng chứa mực in để truyền lên bản in. Các lỗ chứa mực gồm hai thông số kỹ thuật chính, thể hiện chiều sâu và độ mở, nó rất quan trọng đối với chất lượng in, quyết định đến sự đồng đều của vùng nền và độ sắc nét của điểm tram trong phục chế tầng thứ.
Các thông số quan trọng của trục Anilox: Hình dáng ô, Tần số ô; Độ rộng ô; Độ rộng nơi thấp nhất của ô; Độ rộng vách trên của ô hay vùng phẳng trên bề mặt lô; Độ sâu của ô; góc mở của ô; Vách cạnh của ô được mô tả dưới đây:
• Hình dáng ô
Hình 2.8: Các loại hình dáng của cell
Mỗi hình dáng ô đều có đặc trưng riêng phù hợp với mục đích sử dụng của chúng, phù hợp với chất lượng in của sản phẩm, …
Đối với sản phẩm nhãn hàng chất lượng cao thì nên sử dụng loại ô hình lục giác với góc 60o sẽ cho chất lượng in tốt nhất vì sẽ cho hệ số truyền mực tốt, lớp mực phủ đồng đều, giảm gia tăng tầng thứ, vùng tối hình ảnh được sâu hơn.
• Thể tích chứa mực
Thể tích chứa mực trong ô là yếu tố ảnh hưởng lên độ dày lớp mực. Nếu thể tích của ô quá lớn, lượng mực truyền lên bản in sẽ nhiều, gây khó khăn cho việc làm khô. Khi lớp mực đầu tiên chưa thể khô kịp sẽ ảnh hưởng đến lớp mực kế tiếp chồng lên, dẫn đến tông màu sẽ bị lệch, chồng màu sẽ không chính xác và lớp mực sẽ dày hơn dẫn đến tình trạng gia tăng tầng thứ cũng sẽ lớn hơn.
Còn nếu thể tích ô quá nhỏ, dẫn đến lượng mực truyền lên bản sẽ ít, ảnh hưởng đến độ tương phản, cân bằng xám không chính xác, màu sắc sẽ bị nhạt đi.
Bảng 2.1: Tỉ số giữa độ sâu và độ mở
• Tần số của ô trên trục:
Là số lượng ô trên 1inch vuông bề mặt trục. Trục có tần số ô càng cao thì độ phân giải càng lớn tuy nhiên mật độ ô tỷ lệ nghịch với thể tích của chúng. Thông thường trong in Flexo tần số ô trên trục Anilox gấp từ 3 đến 5 lần độ phân giải in trên bản. Tần số có thể dao động từ 65 Lpi đến 1500 Lpi.
Để chọn được tần số ô trên trục Anilox sao cho phù hợp thì ta phải dựa vào độ phân giải in của máy in, bởi tần số ô có liên quan trực tiếp với độ phân giải in.
Hình 2.9: Giá trị ô khác nhau sẽ cho màu mực khác nhau
• Độ sâu của ô
Độ sâu của ô chứa cũng là thông số kỹ quan trọng như số lượng ô chứa. Hai thông số kỹ thuật này xác định khối lượng hoặc giá trị ô chứa, chúng xác định về mật độ mực của sản phẩm. Hình 2.6 cho thấy ba trục Anilox có số lượng ô chứa như nhau, nhưng có khối lượng rất khác nhau tùy thuộc vào độ sâu của ô chứa.
Hình 2.10: Ba trục Anilox với số lượng ô chứa giống nhau, độ sâu khác nhau 2.4.3. Lựa chọn trục Anilox phù hợp
Chọn trục Anilox phải phù hợp với máy in, độ phân giải in, mục đích sử dụng, vật liệu in,… thì mới có thể sử dụng hiểu quả và cho ra sản phẩm đạt chất lượng đúng yêu cầu. Ngoài ra còn phụ thuộc vào bài mẫu hình ảnh nhiều hay nền nhiều sẽ chọn Anilox tương ứng.
Vật liệu in: Nếu chỉ có một loại vật liệu được in thì sự lựa chọn dễ dàng. Thực tế, một lô anilox sử dụng cho một loạt các vật liệu. Điều này đòi hỏi các lô anilox cung cấp lượng mực cần thiết, ít nhất để đạt được mật độ và tính đồng nhất của nền mực trên hầu hết các vật liệu thấm hút.
Hình ảnh in: Khi in cần phải chọn lô anilox phù hợp với đặc điểm của hình ảnh cần in là nền, chữ hay tram. Tuy nhiên trong thực tế, hình ảnh in pha trộn với các ảnh tram nên cần phải lựa chọn trục anilox tối ưu nhất.
Trục anilox được lựa chọn dựa trên các yêu cầu về độ dày lớp mực. Dao gạt mực sẽ đóng vai trò đảm bảo mực được lấp đầy trên bề mặt lô anilox để có thể truyền một lớp mực ổn định lên bản in.
Quá trình truyền mực (độ đồng đều, độ dày, đảm bảo không moire,..) cũng bị ảnh hưởng bởi thể tích các ô trên trục, trạng thái trống của ô, tính lưu biến của mực, quá trình lăn truyền cơ học và tính chất của bề mặt bản in.
Bảng 2.2: Lựa chọn trục theo các loại hình ảnh in khi in nhãn (http://vinaprint.com.vn)
Lựa chọn trục Anilox còn phải dựa vào mật độ trame của sản phẩm in, đối tượng chữ, hình ảnh, vector, đường kẻ, …, ta có thể tham khảo bảng 2.3 dưới đây để lựa chọn phù hợp.
Bảng 2.3: Lựa chọn trục theo dạng vật liệu in (http://vinaprint.com.vn) Tùy theo loại vật liệu thấm hút hay không thấm hút mà chúng ta sẽ lựa chọn trục Anilox sao scho phù hợp, điều này liên quan đến số lượng ô chứa mực trên bề mặt trục, có ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh in và độ bám dính của mực lên trên vật liệu in.
Bảng 2.4: Giá trị ô chứa của trục Anilox (http://vinaprint.com.vn)
Mỗi giá trị tần số ô trên trục Anilox sẽ ứng với giá trị chứa mực của ô đó với sản phẩm sao cho phù hợp, đáp ứng được nhu cầu có thể cho màu sắc chính xác khi in.
2.4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng trục Anilox
Mực in: Trong thành phần mực còn có các nhân tố như acrylic, nhựa, chất hoạt động bề mặt, chất kết dính, chất làm khô và các chất phụ gia khác đều trong suốt và khó nhìn thấy bằng mắt thường. Các nhân tố trên trong thời gian dài sẽ làm bít các lỗ (cell) làm giảm thể tích chứa mực (hoặc không nhận mực) sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả in.
Chất liệu của trục: Các loại trục kim loại dễ bị ảnh hưởng bởi các dung dịch tẩy rửa có tính chất ăn mòn cao do xảy ra các phản ứng hóa học. Trục được phủ gốm có độ bền cao nhưng nếu sử dụng các công cụ tẩy rửa không đúng sẽ phá vỡ cấu trúc bề mặt của gốm, hay việc sử dụng các vật dụng tẩy rửa sai, ví dụ như cọ làm từ đồng thau sẽ bị dính trên bề mặt trục.
Dao gạt mực: Áp lực của dao gạt mực lên bề mặt trục trong lúc không vận hành in, dao gạt mực chỉ hoạt động khi quá trình in diễn ra. Nếu không, khi đó các hạt mực không được lưu thông và tồn đọng trong các cell mực trong thời gian lâu sẽ khô và đọng lại trong các lỗ cell. Áp lực của lưỡi dao gạt có thể điều chỉnh khi cần thiết để tạo ra một độ sạch và lớp mực phù hợp, nhưng nếu điều chỉnh áp lực không hợp lý nó sẽ làm mài mòn lưỡi dao và trục Anilox, làm ảnh hưởng đến thể tích của các ô cũng như là mật độ của màng mực trên bề mặt vật liệu.
Vệ sinh và bảo quản trục không đúng cách: Sử dụng sai phương pháp làm sạch đối với tính chất của bề mặt trục là nguyên nhân chính gây nên sự tổn hại
của các lỗ cell, làm mòn bề mặt trục. Sử dụng sai các loại hóa chất hay công cụ lau chùi (brushs) sẽ làm phá vỡ các cấu trúc bề mặt ảnh hưởng đến chất lượng truyền và nhận mực. Áp lực, áp suất tác động lên bề mặt trục trong thời gian dài cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến bề mặt trục và các lỗ cell.
Quá trình bảo quản trục không tốt sẽ ảnh hưởng đến bề mặt trục bởi các yếu tố môi trường, các chất tẩy rửa sẽ làm mài mòn bề mặt trục, biến dạng bề mặt trục,… và làm ảnh hưởng đến chất lượng in của sản phẩm.
2.4.5. Vệ sinh và bảo dưỡng trục Anilox
Các ô chứa mực trên trục anilox có xu hướng tích tụ lượng mực dư theo thời gian. Điều này dẫn đến việc chứa mực và truyền mực lên bề mặt không đảm bảo về chất lượng. nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng phục chế, nhất là những sản phẩm đòi hỏi chất lượng cao và đồng đều.
Do các yêu cầu về chất lượng in ngày càng cao đồng nghĩa với việc phải sử dụng các lô anilox có tần số các ô cao để có thể đạt chất lượng in tốt hơn, in nhanh hơn và mực khô nhanh hơn. Vì vậy, việc vệ sinh trục Anilox cần được thực hiện một cách thường xuyên và đúng quy cách.
Đảm bảo sau khi rửa các ô phải sạch hết mực dư, tránh làm trầy xước bề mặt trục ảnh hưởng tới các ô (rất khó thấy bằng mắt thường bởi vì kích thước ô rất nhỏ). Có các phương pháp làm sạch trục Anilox:
• Làm sạch bằng hóa chất.
• Làm sạch bằng sóng siêu âm.
• Làm sạch bằng phun hay thổi.
• Làm sạch bằng tia Laser.
• Làm sạch bằng bàn chải.
Hình 2.11: Các phương pháp làm sạch trục Anilox
• Làm sạch bằng hóa chất:
Phương pháp này được sử dụng khá phổ biến để làm sạch trục Anilox. Hóa chất dùng thường có tính ăn mòn có thể gây ra một số ảnh hưởng có thể làm bị thương đến người sử dụng các chất tẩy rửa này nếu không cẩn thận. Nhiều hóa chất tẩy rửa có nồng độ đậm đặc, đòi hỏi pha loãng bằng nước. Nhiều người làm nhận thấy rằng chất làm sạch càng ít pha loãng, thì nó sẽ hoạt động tốt hơn, nhưng thật chất thì không phải như vậy, nếu hóa chất có nồng độ mạnh không được pha loãng phù hợp thì sẽ gặp các rắc rối ảnh hưởng đến trục Anilox và người sử dụng.
• Làm sạch bằng siêu âm:
Phương pháp làm sạch bằng siêu âm là dùng năng lượng âm thanh có tần số rất cao tạo ra các bước sóng âm thanh rất nhỏ khi được đưa vào một chất lỏng. Khi sử dụng hệ thống làm sạch siêu âm, lưu ý rằng thời gian thực hiện quá mức có thể gây tổn hại tới các ô. Để kiểm soát quá trình này, máy phát siêu âm thường được điều khiển bởi bộ định thời gian để hạn chế thời gian tiếp xúc và giảm thiểu thiệt hại cho các ô trên trục Anilox.
Có 2 loại thiết bị rửa trục bằng siêu âm hiện nay: một loại là lô anilox được nhúng ngập hoàn toàn vào hóa chất và một loại khác là lô xoay tròn chỉ phần dưới ngập khoảng một inch vào chất làm sạch.
Phương pháp siêu âm tự nó có thể gây ra các vết nứt nhỏ trong lớp gốm phủ trên bề mặt trục Anilox và các hóa chất ăn mòn có thể xâm nhập vào lớp kim loại cơ sở của trục làm phá hủy nó.
Hình 2.12: Hệ thống làm sạch trục Anilox bằng siêu âm
• Làm sạch bằng phun hay thổi:
Phương pháp làm sạch này có thể được thực hiện bằng cách phun với áp suất cao các chất: baking soda, hạt nhựa, băng khô hoặc một số chất khác. Tính tẩy rửa của vật liệu làm tách ra lượng mực dư nằm sâu tại các ô của trục Anilox. Tuy nhiên,
phun có thể làm hỏng các ô chứa, đặc biệt với số lượng ô có số đường lớn hơn 800lpi và cũng gây ra việc mài mòn bề mặt trục.
Hình 2.13: Thiết bị làm sạch lô anilox dùng phương pháp thổi
• Làm sạch bằng Laser:
Phương pháp này sử dụng năng lượng laser làm bay hơi chất bẩn, từ đó làm sạch các ô nhỏ trên trục Anilox. Hệ thống này rất tốn kém so với các thiết bị khác có sẵn.
Hình 2.14: Làm sạch bằng laser
• Làm sạch bằng bàn chải.
Bàn chải thép không gỉ được sử dụng với các chất tẩy rửa hóa học trên trục Anilox phủ gốm, bàn chải bằng đồng thau nên được sử dụng cho các lô mạ chrome. Không nên sử dụng sai các loại của bàn chải trên lô hiện dùng. Nên tham khảo ý kiến nhà sản xuất trục Anilox để chọn loại bàn chải phù hợp với trục Anilox để không làm hỏng các ô nhỏ. Khi làm sạch bản bằng cách này thì bắt buộc phải thực hiện thủ công, nên sẽ khó kiểm soát được
trục đã sạch hoàn toàn hay chưa.
Trục Anilox phải thường được xuyên vệ sinh các ô hằng tuần hoặc 1 tháng 2 lần, lau bề mặt trục Anilox sạch sẽ bằng các chất làm sạch phù hợp ngay sau khi các trục được đưa ra khỏi quá trình làm việc.
Hình 2.15: Làm sạch trục Anilox bằng bàn chải
2.5. Tiêu chuẩn hóa quá trình chế bản theo chuẩn FIRST
Trong một quy trình chế bản chúng ta có thể thấy, nếu có xảy ra sai sót trong quá trình thiết kế cũng như xử lý file thì chúng ta phải thực hiện công việc lại từ đầu. Điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tiến độ công việc cũng như chi phí sản xuất. Do đó, việc xây dựng một tiêu chuẩn riêng và áp dụng tiêu chuẩn đó cho từng công đoạn trong quy trình chế bản là một điều hết sức quan trọng, nhằm mục đích hạn chế tối đa sai sót, tiết kiệm thời gian và chi phí sản xuất cho một sản phẩm.
2.5.1. Phần thiết kế 2.5.1.1. Chữ
Kích cỡ chữ: Trong in nhãn bằng phương pháp in flexo, kích cỡ chữ sẽ bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố khác nhau. Từ font chữ, chữ âm hay dương bản đến vật liệu in và màu sắc của chữ.
Về font chữ thì thường sẽ được chia làm hai loại font cơ bản đó là font chữ có chân và font chữ không chân. Thường khi thiết kế, kích cỡ nhỏ nhất của font chữ không chân sẽ nhỏ hơn của font chữ có chân. Vì font chữ có chân sẽ có những chi tiết nhỏ dẫn đến khó khăn trong việc in chồng màu.
Về màu sắc của chữ thì chữ một màu thường sẽ có kích cỡ cho phép nhỏ hơn so với chữ in từ hai màu trở lên. Kích cỡ của chữ in nhiều màu sẽ bị giới hạn bởi dung sai chồng màu trong quá trình in.
Vật liệu in Chữ dương bản Chữ âm bản
Có chân Không chân Có chân Không chân
Giấy (tráng phủ và
không tráng phủ) 6 pt 4 pt 8 pt 6 pt Màng (Metalize,...) 6 pt 4 pt 8 pt 6 pt
Bảng 2.5: Kích cỡ chữ nhỏ nhất (dựa trên FFTA First 5.1)
Font chữ: Hiện nay, trên thị trường có vô số font chữ đang được sử dụng. Và các font chữ này đến từ rất nhiều nhà cung cấp khác nhau. Hoặc thậm chí có những trường hợp cả hai font chữ có cùng tên nhưng định dạng lại khác nhau do hai font này đến từ hai nhà cung cấp riêng biệt. Chính vì sự phức tạp này nên việc kiểm tra và quản lý font trên file do khách hàng gửi đến thì đặc biệt quan trọng. Có hai định dạng font phổ biến ngày nay là font PostScript và OpenType font.
Font PostScript (hay còn gọi là Type 1 font) được cấu tạo từ hai thành phần chính là font cho máy in và font hiển thị. Font dùng cho máy in là font chứa những outline cho phép máy in biên dịch chính xác font này ở bất kỳ kích cỡ chữ nào. Font hiển thị cho phép xem chữ hiện thị trên trên màn hình máy tính. Font PostScript trên thực tế rất được ưa chuộng bởi những người thiết kế chuyên nghiệp.
OpenType font là một định dạng font được xây dựng dựa trên TrueType font. OpenType font mang trong mình rất nhiều đặc điểm nổi bật so với các định dạng font khác:
• Giống TrueType font, OpenType font được chứa trong một file duy nhất.
• Định dạng này có thể sử dụng trên cả 2 nền tảng khác nhau (Windows, MacOS) mà vẫn cho ra kết quả hiển thị như nhau.
• OpenType font có thể chứa được dữ liệu của cả font PostScript lẫn TrueType font.
• Opentype font có thể chứa lên đến hàng ngàn ký tự bao gồm những chữ ghép hay những ký tự đặc biệt (glyph). Con số này ở font PostScript chỉ giới hạn ở mức 256 ký tự.
Chính vì sự phức tạp của những định dạng font chữ này nên khi mở file thiết kế của khách hàng, điều đầu tiên chúng ta cần phải làm là kiểm tra xem font có được đính kèm hay không. Cho dù trong trường hợp khách hàng đã chuyển font thành outline nhưng khi cần chỉnh sửa nội dung thì sẽ rất khó khăn cho chúng ta nếu